(Đay cách: Hibiscus Canabinus)
Đay xanh quả tròn: Corchorus Capsularis.L
Đay xanh quả dài: Corchorus Olitorius.L
1. Đặc điểm thực vật học và phân loại
1.1. Phân loại
Trong sản xuất hiện nay trồng 2 loại đay chính:
– Đay xanh: Đay xanh quả tròn và đay xanh quả dài
+ Đay xanh quả tròn: Quả tròn, hạt nâu, mỗi ngăn có 2 hàng hạt, lá hẹp nhọn mũi và có mầm nách trên thân.
+ Đay xanh quả dài: Quả dài, hạt xanh hoặc nâu, mỗi ngăn có 1 hàng hạt, lá rộng bản và có mầm nách trên thân.
– Đay cách: là cây lấy sợi ở vỏ thân, về phân loại thuộc loại họ bông (Malvaceae), gồm 5 chủng và 2 loại hình (lá nguyên và lá xẻ thùy).
1.2. Đặc điểm thực vật học
a, Bộ rễ
– Rễ cọc đâm sâu từ 0,5 – 1,5 m, rễ con phát triển ngang, tập chung ở tầng đất 30 – 35 cm.
– Hình thái rễ khác nhau, tùy thuộc vào chủng và giống đay.
+ Đay xanh quả dài: rễ cọc dài, rễ con ít, có khả năng chịu hạn.
+ Đay xanh quả tròn: Rễ cọ ngắn, rễ con phân bố rộng, nhiều có khả năng chịu úng.
+ Đay cách: rễ cọc dài, rễ con phát triển cân đối, sinh trưởng khỏe.
b, Thân, cành
– Thân: Có tiết diện tròn, đường kính gốc 1 – 3cm hoặc hơn, cao từ 1,5 – 5m, có 40 – 50 lóng, có khi trên 100 lóng. Thân trơn bóng hoặc có gai, tùy vào giống mà mần nách cành tăm nhiều hay ít.
+ Đay xanh: Khi cây ra hoa mới phân cành, thường có 2 – 3 cành.
+ Đay cách: hoa mọc đơn trên thân, nên không có hiện tượng phân cành khi cây ra hoa.
c, Lá
– Lá đay xanh: Khi cây con có 2 lá tử diệp tròn. Lá thật ở đay xanh có dạng hình thuôn.
+ Đay xanh quả dài: hình thuôn đều, quả tròn hình thuôn thót gọn, phiến lá dài 10 – 25 cm, rộng 4 – 6 cm, mép lá có răng cưa.
+ Đay xanh quả tròn: Có chứa chất Corchorin, nên thường có vị đắng.
+ Lá đay cách: Hai lá tử diệp lớn hơn, màu xanh.
d, Quả, hạt đay
– Quả đay xanh thuộc loại quả nẻ, đay xanh quả tròn, quả hình cầu đường kính 1 – 1,5 cm, chia làm 5 ngăn, mỗi ngăn có 2 hàng hạt. Quả có nhiều khía, khi chín có màu nâu, khô thì nứt.
– Đay cách: thuộc loại quả giáp, dài 1,2 – 1,5 cm, đường kính 1,1 – 2 cm. Quả nhỏ dần về phía ngọn, có 5 ngăn. Vỏ quả chín màu xám, phủ nhiều lông trắng, cứng. Hạt khi chín có màu xám đen, trọng lượng 1000 hạt từ 28 – 30 g.
2. Sự sinh trưởng và phát triển của đay
2.1. Sự nảy nầm của hạt
– Cần đủ nước, không khí và nhiệt độ. Nảy mầm tốt ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ, ẩm độ đất 70 – 80 %. Điều kiện nhiệt độ thích hợp thì sau 4 – 6 ngày thì đay mọc đều.
– Sau khi hạt nảy mầm thì thân và rễ mầm phát triển, sau đó xòe 2 tử diệp và bắt đầu quang hợp, sau khi xòe lá tử diệp được 5 – 7 ngày, thì lá thật xuất hiện.
2.2. Sự sinh trưởng của bộ rễ
– Sau khi nảy mầm, bộ phận trên mặt đất sinh trưởng chậm, còn sinh trưởng của bộ rễ thường tương đối nhanh: Sau mọc 5 – 7 ngày, ra được 1 lá thật, rễ cái dài 7 – 12 cm và nhiều rễ con. Sau 20 ngày cây cao 10 – 14 cm, có 3, 4 lá thật thì rễ cọc dài 30 – 35 cm, rễ con từ 15 – 35cm. Đa số rễ phân bố ở lớp đất 6 – 17 cm.
– Bộ rễ sinh trưởng tốt, thì tăng chất hút dinh dưỡng, tăng sức chống hạn, từ đó xúc tiến đến thân cao vỏ dày, bộ rễ đay đâm vào đất không mạnh nhưng rất ưa phân, và mẫn cảm với chế độ không khí trong đất.
2.3. Sự sinh trưởng của thân
Tính từ khi mọc đến khi ra hoa, có thể chia làm các thời kỳ sau: Thời kỳ cây con, thời kỳ vươn cao và thời kỳ ra hoa kết quả.
a, Thời kỳ cây con: xác định từ sau khi đay mọc, khoảng 30 – 40 ngày với đay xanh, 40 – 50 ngày với đay cách.
+ Thời kỳ này rễ phát triển nhanh, thân lá sinh trưởng chậm.
+ Thời kỳ này dễ bị cỏ dại lấn át, sâu bệnh phá hoại, nên việc chăm sóc đay con đặc biệt quan trọng.
b, Thời kỳ vươn cao: Đây là thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây đay. Thời kỳ này kéo dài 80 – 85 ngày (ở đay cách), 50 – 60 ngày đối với đay xanh, khối lượng sinh trưởng thời kỳ này chiếm 70 – 75 % tổng lượng sinh trưởng cây đay.
– Là thời kỳ tăng trưởng chiều cao, đồng thời với phát triển đường kính thân. Cây càng cao thì thân càng to, bậm. Là thời kỳ quyết định năng suất.
– Tốc độ vươn cao nhanh hay chậm, thời kỳ vươn cao dài hay ngắn, không những phụ thuộc vào đặc tính giống mà còn chịu tác động sâu sắc của điều kiện ôn độ, ẩm độ, ánh sáng và kỹ thuật chăm sóc.
+ Phụ thuộc vào giống đay: Thời kỳ vươn cao của đây cánh dài hơn đay xanh.
+ Ánh sáng ngày dài thuận lợi cho quá trình vươn cao, còn ánh sáng ngày ngắn làm đay ra hoa sớm.
+ Nhiệt độ cao: Thuận lợi cho quá trình vươn cao
+ Thời kỳ này tiêu tốn nhiều nước nhất, chú ý đảm bảo độ ẩm đất 70 – 80%, cho cây sinh trưởng phát triển bình thường.
+ Thời kỳ này cần nhiều dinh dưỡng, nhất là yêu cầu kali và đạm.
c, Thời kỳ ra nụ, hoa quả sợi chín
Sau khi đay mọc 90 – 110 ngày đối với đay xanh, 130 – 150 ngày đối với đay cách, thì cây bắt đầu ra nụ. Ra nụ sớm hay muộn tùy thuộc vào đặc tính giống, điều kiện ngoại cảnh cụ thể, và kỹ thuật trồng trọt.
– Đay xanh ra hoa sớm hơn đay cách. Sự ra nụ, hoa sớm hay muộn phụ thuộc vào mức độ phản ứng của giống đối với độ dài ngày, chế độ nhiệt, ánh sáng và thời vụ gieo của vùng trồng đay.
– Đay gieo đúng thời vụ, thì thời kỳ ra nụ hoa thường trùng với thời kỳ sợi chín (chín công nghiệp). Cây chuyển từ màu xanh sang xanh vàng, thân bóng lên ít sáp, lá rụng gần hết.
– Sau thời gian ra nụ 10 – 15 ngày, thì hoa bắt đầu nở. Thời kỳ hoa kéo dài từ 30 – 70 ngày tùy giống.
– Hoa đay nở tuần tự từ dưới lên. Ôn độ thích hợp cho nở hoa là 25 – 28 độ với đay cách, 30 – 31 độ với đay xanh, ẩm độ thích hợp 60 – 70%
Từ khi mọc đến khi quả chín đầy đủ cần 180 – 230 ngày.
– Khi trên thân, các chùm hoa đầu tiên có quả non thì trong cây mô sợi đã phát triển đầy đủ, thu hoạch lúc này có năng suất và phẩm chất tơ tốt nhất.
3. Tác dụng
– Vải dệt bằng sợi đay dùng may quần áo bảo hộ, làm mui bạt, bọc nệm ghế, dèm cửa…
– Đay bẹ dùng dệt chiếu, đen võng, thừng chão, thân đay sau khi lấy vỏ, dùng làm bột giấy.
– Lá đay làm thức ăn gia súc, hoặc rau ăn.
– Tơ đay làm nguyên liệu cho xuất khẩu.