Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu được áp dụng khi nào?

1. Chỉ định thầu là gì?

Chỉ định thầu là một trong 7 hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định trong Luật Đấu thầu 2013, do thủ tục lựa chọn nhà thầu đơn giản và thời gian thực hiện ngắn nên nhiều chủ đầu tư mong muốn áp dụng hình thức này để đẩy nhanh tiến độ của gói thầu/dự án và giảm bớt rủi ro cho chủ đầu tư như: Có một nhà thầu tham gia nên gần như không có kiến nghị trong đấu thầu, sai sót khi tổ chức lựa chọn nhà thầu do thủ tục lựa chọn đơn giản, và một vài lý do cả khách quan và chủ quan khác nữa.

Bạn đang đọc: Chỉ định thầu là gì? Chỉ định thầu được áp dụng khi nào?

2. Chỉ định thầu áp dụng khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 (Luật Đấu thầu 2013) quy định đối với gói thầu thuộc trường hợp chỉ định thầu thì hình thức chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau:

– Hình thức chỉ định thầu áp dụng đối với những gói thầu mà trong gói thầu này đặt ra yêu cầu đối với gói thầu đó là gói thầu cần thực hiện mà mục đích thực hiện nhằm khắc phục ngay lập tức, khẩn cấp hoặc áp dụng hình thức trên nhằm xử lý kịp thời các hậu quả đã gây ra do những sự cố bất khả kháng; hoặc được áp dụng đối với những gói thầu mà thực hiện nhằm mục đích đảm bảo tuyệt đối với những vấn đề thuộc phạm trù bí mật nhà nước; hoặc đối với những gói thầu đề ra nhằm triển khai ngay lập tức để nhằm mục đích tránh ra những nguy hại mà ảnh hưởng trực tiếp đối với sức khỏe, đối với tính mạng, đối với tài sản của toàn bộ những cộng đồng dân cư trên địa bàn bị ảnh hưởng đó hoặc triển khai chỉ định thầu nhằm làm cho vấn đề ảnh hưởng không được diễn ra nghiêm trọng đến những công trình liền kề; hoặc được áp dụng đối với những gói thầu tổ chức áp dụng hình thức chỉ định thầu với gói thầu mua thiết bị y tế, hóa chất, thuốc, vật tư nhằm triển khai công tác kịp thời đối với vấn đề cấp bách như công tác phòng, chống dịch bệnh được diễn ra kịp thời.

– Hình thức chỉ định thầu cũng được áp dụng đối với những gói thầu mang tầm vóc quốc gia như những gói thầu nhằm mục đích thực hiện, triển khai những vấn đề cấp bách nhằm mục tiêu chính là công tác bảo vệ đối với vùng biên giới của quốc gia, chủ quyền Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và vùng hải đảo.

– Các gói thầu như gói thầu cung cấp các dịch vụ phi tư vấn, gói thầu mua sắm hàng hóa, hay gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn mà đặt ra đối với những gói thầu này đề ra yêu cầu phải thực hiện bằng việc mua các gói thầu đến từ các nhà thầu đã thực hiện trước đó do vấn đề đặt ra nhằm mục đích là đảm bảo tính tương thích về bản quyền, về công nghệ mà không thể mua từ các đơn vị nhà thầu khác cũng không nằm ngoài đối tượng được xem xét áp dụng chỉ định thầu; hoặc đặt ra đối với những gói thầu mang tính chất thử nghiệm, hay những gói thầu mang tính chất nghiên cứu; hoặc đó là những gói thầu phải thực hiện bằng việc mua bản quyền sở hữu trí tuệ.

– Những gói thầu thực hiện đó là việc di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật mà được một đơn vị chuyên ngành đứng ra quản lý thực hiện công tác đó nhằm mục đích phục vụ đối với công tác thực hiện việc giải phóng mặt bằng; hoặc các gói thầu được đấu thầu bằng hình thức chỉ định thầu đó là những gói thầu về vấn đề rà phá mìn, bom, vật nổ nhằm mục đích để chuyển bị hoàn thiện đối với công tác thi công xây dựng đối với những công trình đã được phê duyệt xong.

– Các gói thầu về các vấn đề được áp dụng chỉ định thầu cũng có xem xét và tính đến đó là các gói thầu đặt ra nhằm cung cấp các dịch vụ công, gói thầu về cung cấp các sản phẩm, các gói thầu đề ra mà có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức đó là chỉ định thầu tuân theo quy định của Nhà nước, của Chính phủ và đề ra là nó phù hợp về điều kiện kinh tế – xã hội đối với từng thời kỳ phát triển hiện nay.

Căn cứ theo Điều 54, Nghị định 63/2014/NĐ-CP có nêu rõ về các quy định đối với hạn mức chỉ định thầu như sau: đối với gói thầu có giá trị gói thầu không quá 100 triệu đồng đối với các gói thầu thuộc về các dự toán mua sắm thường xuyên; đối với gói thầu có giá trị gói thầu không quá 500 triệu đồng đối với các gói thầu về cung cấp các dịch vụ tư vấn, gói thầu dịch vụ công, gói thầu dịch vụ phi tư vấn; đối với gói thầu có giá trị gói thầu không quá 01 tỷ đồng đối với các gói thầu về xây lắp, gói thầu mua thuốc, gói thầu sản phẩm công, gói thầu vật tư y tế, gói thầu mua sắm hàng hóa.

– Cuối cùng đó là hình thức chỉ định thầu còn được áp dụng đối với những gói thầu thiết kế xây dựng, hay đối với gói thầu cung cấp đối với các dịch vụ tư vấn về việc lập báo cáo nghiên cứu về tính chất khả thi của công việc được chỉ định đối với tác giả của thiết kế công trình kiến trúc được tuyển chọn hoặc công trình đã trúng tuyển khi mà tác giả đó có đủ những điều kiện về năng lực theo đúng chuẩn quy định về vấn đề này; hoặc đó là những gói thầu thi công các công trình như gói thầu xây dựng phù điêu, gói thầu xây dựng tranh hoành tráng, gói thầu xây dựng tượng đài, gói thầu xâu dựng tác phẩm nghệ thuật không thể tách rời quyền tác giả bắt đầu được thực hiện từ khâu sáng tác đến khâu thi công công trình.

Đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại Khoản 2, Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013 được áp dụng hình thức chỉ định thầu để lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu; tuy nhiên trường hợp gói thầu vẫn có thể áp dụng một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại Luật Đấu thầu 2013 như đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh… thì khuyến khích áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác.

Xem thêm: Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu thông thường

Trường hợp người có thẩm quyền phê duyệt áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu là chỉ định thầu, chủ đầu tư cần nghiên cứu để lựa chọn áp dụng quy trình chỉ định thầu cho phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu. Cụ thể, Khoản 2 Điều 56 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định chỉ áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn đối với:

– Gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP (đã nêu cụ thể hạn mức ở trên).

– Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng, gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề, gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013);

Theo đó, đối với trường hợp các gói thầu còn lại quy định tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu 2013 (là các gói thầu căn cứ theo tính chất, phạm vi công việc mà không căn cứ theo hạn mức) phải áp dụng quy trình chỉ định thầu thông thường theo quy định tại Khoản 1 Điều 56 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

3. Quy trình áp dụng chỉ định thầu rút gọn:

Đối với những trường hợp mà gói thầu được quy định tại điểm a, khoản 1, điều 22 của Luật đấu thầu 2013, trừ các trường hợp đối với các gói thầu cần đảm bảo thực hiện để bảo đảm đối với bí mật nhà nước thì sẽ được áp dụng đối với quy trình như sau: Phía bên chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp thực hiện dự án thầu thì sẽ có trách nhiệm quản lý đối với những gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có đầy đủ điều kiện về năng lực, về yếu tố đối với kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu đó.

Tiếp theo trong vòng 15 ngày kể từ ngày gói thầu được tiến hành giao thầu, các bên phải đảm bảo tiến độ đối với việc hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và tiến hành việc gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung đối với những công việc cần thực hiện, đảm bảo đối với thời gian thực hiện, đối với chất lượng công việc cần đạt được và những giá trị tương ứng để thương thảo, để thực hiện hoàn thiện hợp đồng.

Trên cơ sở kết quả thương thảo đối với hợp đồng, thì phía bên chủ đầu tư hoặc cơ quan trực tiếp thực hiện dự án sẽ phải có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu mà đã được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Việc công khai kết quả chỉ định thầu được quy định cụ thể và thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Đối với những trường hợp mà gói thầu được chỉ định trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54, Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau: đầu tiên xác định đó là việc phía bên mời thầu sẽ căn cứ vào mục tiêu, vào dự toán được duyệt, vào phạm vi công việc để tiến hành chuẩn bị và thực hiện việc gửi dự thảo đối với hợp đồng trong nhà thầu mà được phía bên chủ đầu tư đã tiến hành kiểm tra và xác định đối với năng lực đưa ra là đảm bảo tiến độ cũng như kinh nghiệm của nhà thầu đáp ứng đầy đủ các điều kiện mà gói thầu đưa ra.

Xem thêm: Không tiến hành đấu thầu theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm đảm bảo các yêu cầu về phạm vi, về thời gian thực hiện, về chất lượng công việc cần đạt mà gói thầu yêu cầu, về vấn đề đối với nội dung công việc cần đảm bảo thực hiện, và cuối cùng là về giá trị tương ứng và một số nội dung cần thiết khác mà đặt ra đối với gói thầu đó cần phải đảm bảo.

Tiếp theo đó là trên cơ sở đối với dự thảo hợp đồng thì phía bên mời thầu và phía bên nhà thầu được đề nghị tiến hành chỉ định thầu sẽ thực hiện việc tiến hành thương thảo, thực hiện việc hoàn thiện đối với hợp đồng và trên cơ sở đó sẽ tiến hành phê duyệt kết quả thực hiện việc lựa chọn nhà thầu. Cuối cùng khi tất cả các khâu đã được thực hiện cũng như đã được đảm bảo về mặt nội dung thì sẽ thực hiện tiến hành việc ký kết hợp đồng.

4. Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong chỉ định thầu:

Tóm tắt câu hỏi:

Bên tôi đang tổ chức thực hiện một gói thầu, khi lập hồ sơ bên tôi áp dụng hình thức chỉ định thầu vì hàng hóa bên tôi mua có tính đặc thù một chút. Đối với hàng hóa bên tôi khi lập hồ sơ tôi yêu cầu thêm về phần nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, như vậy có phù hợp theo quy định của pháp luật không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định của Luật đấu thầu 2013, nếu trong hồ sơ mời thầu nêu rõ về xuất xứ, nhãn hàng hóa sẽ là hành vi cấm vì không đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh công bằng. Đây thuộc các hành vi cấm trong đấu thầu, nếu yêu cầu như vậy sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý là cấm khi nào, đối với hình thức đấu thầu nào thì mới có thể áp dụng được. Tại Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015 quy định:

“Điều 4. Yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa

Xem thêm: Dự thảo hợp đồng chỉ định thầu rút gọn và hướng dẫn chi tiết

1. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu, có thể nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa trong hồ sơ yêu cầu.

2. Đối với gói thầu áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh, khi đưa ra yêu cầu đối với hàng hóa cần quy định đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn chế tạo, công nghệ mang tính chất trung tính, không đưa ra các đặc tính kỹ thuật, tiêu chuẩn mang tính cá biệt hóa mà không phải là đặc tính cơ bản của sản phẩm để chỉ một hoặc một số ít nhà thầu đáp ứng yêu cầu làm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Trường hợp không thể mô tả chi tiết hàng hóa theo đặc tính kỹ thuật, thiết kế công nghệ, tiêu chuẩn công nghệ trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá thì được phép nêu nhãn hiệu, catalô của một sản phẩm cụ thể để tham khảo, minh họa cho yêu cầu về kỹ thuật của hàng hóa nhưng phải ghi kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” sau nhãn hiệu, catalô, đồng thời quy định rõ nội hàm tương đương với hàng hóa đó về đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng, tiêu chuẩn công nghệ và các nội dung khác (nếu có) mà không quy định tương đương về xuất xứ. Nhà thầu tham gia chào hàng cạnh tranh có thể chào hàng hóa theo nhãn hiệu cụ thể được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá hoặc nhãn hiệu khác nhưng phải chứng minh sự tương đương hoặc tốt hơn hàng hóa có nhãn hiệu được nêu trong hồ sơ yêu cầu, bản yêu cầu báo giá.”

= > Theo Điều 89 Luật đấu thầu thì chỉ hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế không được phép yêu cầu về nhãn hiệu, xuất xứ và nội dung này có thể được nêu trong hồ sơ của gói thầu áp dụng chỉ định thầu và chào hàng cạnh tranh. Khi áp dụng phải đảm bảo được tính minh bạch công khai và đúng quy định của pháp luật.

5. Có được chia tách nhỏ dự án để chỉ định thầu?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Công ty tôi là công ty cổ phầm vốn nhà nước rất ít, chỉ có 2 tỷ, nay công ty có làm dự án đầu tư bất động sản, công ty ứng vốn trước khi thi công, hạ tầng, sau trả lại cho tỉnh, tỉnh trả lại cho doanh nghiệp bằng đất để bán hoàn vốn và kiếm lời thêm, như vậy, các gói thầu thì công ty có phải đấu thầu không? Hay tổng giám đốc được chỉ định thầu, chia nhỏ ra vài chục tỷ để chỉ định thầu có đúng luật không? Xin cảm ơn.

Luật sư tư vấn:

Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 quy định phạm vi điều chỉnh như sau:

Xem thêm: Mẫu hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu xây lắp mới nhất năm 2021

“Luật này quy định quản lý nhà nước về đấu thầu; trách nhiệm của các bên có liên quan và các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

1. Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với:

a) Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;

c) Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

d) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;

e) Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;

Xem thêm: Bản dự thảo hợp đồng cho chỉ định thầu rút gọn mới nhất năm 2021

g) Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập;

2. Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;

3. Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), dự án đầu tư có sử dụng đất;

4. Lựa chọn nhà thầu trong lĩnh vực dầu khí, trừ việc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí liên quan trực tiếp đến hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí theo quy định của pháp luật về dầu khí”

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn là công ty cổ phần, vốn nhà nước 2 tỷ, công ty có dự án đầu tư bất động sản, thì các gói thầu của công ty có phải đấu thầu hay không thì phải xem xét các dự án phát triển có sử dung vốn của nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng thì căn cứ theo Điểm c Khoản 1 Điều 1 Luật Đấu thầu 2013 phải áp dụng đấu thầu, còn không thì công ty không nhất thiết áp dụng hình thức đầu thầu.

Về việc áp dụng chỉ định thầu, hình thức chỉ định thầu được áp dụng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc, hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;

+ Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;

Xem thêm: Chỉ định thầu giá trị nhỏ có phải đăng báo đấu thầu không?

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;

+ Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;

+ Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng thi công xây dựng công trình;

+ Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ, cụ thể là Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Để xem xét trong trường hợp này có áp dụng hình thức chỉ định thầu hay không? Cần phải căn cứ xem trường hợp của công ty bạn có thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên đồng thời đảm bảo hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Theo quy định Luật đấu thầu 2013, không cho phép chia nhỏ dự án để áp dụng hình thức chỉ định thầu.

6. Thẩm quyền ra quyết định chỉ định thầu:

Để xác định gói thầu sơn nhà làm việc và khu điều trị của trung tâm bạn thuộc loại nào, có thể xem xét quy định tại điểm h Khoản 1 Điều 2 Thông tư 58/2016/TT-BTC như sau:

Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản…

Như vậy, việc sơn tòa nhà làm việc và khu điều trị thuộc diện sửa chữa thường xuyên công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, đây thuộc gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn.

Chỉ định thầu chỉ được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 15 Thông tư 58/2016/TT-BTC:

Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng.

Như vậy, đơn vị của anh chỉ được áp dụng chỉ định thầu đối với trường hợp giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng. Trường hợp này, giá gói thầu lên tới hơn 400.000.000 đồng, không thể áp dụng hình thức chỉ định thầu được. Thay vào đó, đơn vị của bạn có thể tham khảo hình thức chào hàng cạnh tranh. Theo đó, chào hàng cạnh tranh được quy định cụ thể tại Điều 18 Thông tư 58/2016/TT-BTC:

Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;

Như vậy, trường hợp của đơn vị bạn có thể tham khảo hình thức chào hàng cạnh tranh với giá trị gói thầu là hơn 400 triệu đồng. Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, đơn vị của bạn có thể áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn, theo đó:

Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng.

Do Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu 2013 quy định về gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản thuộc đối tượng áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn.

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn được tiến hành cụ thể tại Điều 59 Nghị định 63/2014/NĐ-CP như sau:

– Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:

Lập bản yêu cầu báo giá; Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, bên mời thầu đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thông mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu.

– Nộp và tiếp nhận báo giá: Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, bên mời thầu lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu.

– Đánh giá các báo giá:

Bên mời thầu so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt quá giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn. Bên mời thầu mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.

– Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.

– Hoàn thiện và ký kết hợp đồng.

>>>>>Xem thêm: Nước Javen – Sodium Hypochlorite là gì? Ứng dụng thực tế

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *