Việc làm Tài chính
1. Khái quát về chỉ số Icor là gì?
1.1. Khái niệm chỉ số Icor là gì ?
Icor là tên viết tắt của từ tiếng Anh – Incremental Capital Output Ratio. Icor hay còn được gọi với cái tên khác là ‘Hệ số sử dụng vốn’. Hệ số sử dụng vốn hay còn được gọi là ‘Hệ số đầu tư tăng trưởng’ hay ‘Tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm’. Đây là những thuật ngữ được sử dụng để diễn tả về chỉ số Icor. Liên quan đến hiệu quả sử dụng tài sản -vốn, có thể kể đến các chỉ số như roe, roa…
Chỉ số Icor phản ánh lượng vốn cần tăng thêm nếu muốn có tăng thêm một đơn vị sản lượng trong kỳ đó. Những doanh nghiệp, hay các nhà quản lý kinh tế mang tầm cỡ vĩ mô tại Việt Nam thường sử dụng chỉ số Icor để dễ dàng có thể đánh giá được hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp lớn nhỏ, nhưng thực ra chỉ số Icor (Incremental Capital Output Ratio) lại vừa là kết quả, vừa là hiệu quả, vừa là cơ sở để có thể xây dựng được các kế hoạch tài chính phù hợp cho đầu tư.
Bạn có biết chỉ số icor là gì và ý nghĩa cực kỳ quan trọng của chỉ số icor là gì hay không?
Chỉ số Icor chính là một chỉ số được tạo ra nhằm cho con người biết rằng, các doanh nghiệp hay cá nhân muốn có thêm một đơn vị sản lượng nào đó trong một thời kỳ kinh tế nhất định thì các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị về vốn đầu tư trong thời kỳ đó. Chỉ số Icor với bản thân nó là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Incremental Capital – Output Ratio mà chúng ta đã nói ở trên đã khiến cho người đọc có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của từ đó. Khi chỉ số Icor được dịch ra nghĩa tiếng Việt, chỉ số này còn được gọi với cái tên khác nhưng về nghĩa thì vẫn diễn tả được ý nghĩa đó là hệ số sử dụng vốn của các doanh nghiệp, hay cũng có thể gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp, hay được gọi là tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm của doanh nghiệp đó.
1.2. Ý nghĩa của chỉ số Icor
Icor xác định mức độ sử dụng vốn trong nền kinh tế. Ở các quốc gia sử dụng nhiều vốn (vốn được đề cập ở đây thực ra là các thiết bị máy móc, những công nghệ mới được sáng lập) thì Icor sẽ cao, còn tại những quốc gia sử dụng nhiều lao động thì chỉ số Icor sẽ thấp. Tại Việt Nam, Việt Nam là nước sử dụng rất nhiều lao động chính vì vậy mà chỉ số Icor phải thấp.
Mặt khác, chỉ số Icor còn giúp doanh nghiệp dễ dàng xác định những mối quan hệ giữa vốn – tư bản và đầu ra – GDP, nếu như chỉ số Icor quá lớn thì quốc gia sẽ phải mất một lượng tư bản lớn để có thể tạo ra được một giá trị GDP thực sự gia tăng, ví dụ như chỉ số Icor của đất nước chúng ta là 9 thì có nghĩa là để tạo ra 1 đồng GDP gia tăng thì chúng ta sẽ phải đầu tư 8 đồng..
Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư
2. Cách tính chỉ số Icor
Công thức tính chỉ số ICOR rất đơn giản:
ICOR = (Kt – Kt-1) / (Yt – Yt-1)
Trong đó:
- K: là số vốn đầu tư
- Y: là sản lượng đạt được
- t: là kỳ báo cáo
- t-1: là kỳ trước
Ví dụ: Một doanh nghiệp tăng đầu tư thêm 500 triệu để làm cho khả năng sản xuất tăng thêm được 100 triệu.
Khi đó chúng ta tính ra được chỉ số Icor là 5:1
Gia tăng sản lượng là do nhiều yếu tố tác động chứ không phải do một yếu tố là gia tăng lượng vốn. Vì vậy, khi tính chỉ số Icor thường giả định: Mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn mới dẫn đến gia tăng sản lượng. Các doanh nghiệp sử dụng chỉ số Icor để so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các thời kỳ hoặc các nền kinh tế. Hệ số Icor cao hơn chứng tỏ là thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó có hiệu quả đầu tư kém hơn. Và chỉ số Icor ở các nước phát triển thường có chỉ số cao hơn so với các nước đang phát triển trên thế giới.
Chúng ta cần lưu ý rằng để có thể gia tăng sản lượng thì có thể nhờ đến rất nhiều nhân tố khác nhau chứ không phải chỉ dựa vào gia tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp/nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc tính Icor thì các doanh nghiệp thường đưa ra giả định như sau:
- Mọi nhân tố làm gia tăng sản lượng sẽ không thay đổi;
- Chỉ có gia tăng vốn đầu tư thì mới có thể dẫn tới gia tăng sản lượng.
Tuy công thức tính Icor rất đơn giản, nhưng việc các doanh nghiệp đem so sánh kết quả tính toán có thể gây ra nhiều tranh cãi bởi vì một số lý do như sau:
- Cách xác định vốn đầu tư và sản lượng giữa những người hoặc tổ chức được tính toán có thể không đồng nhất.
- Tất cả những giả định được nêu ở trên không được thỏa mãn.
3. Cách sử dụng chỉ số Icor hiệu quả
3.1. Sử dụng chỉ số ICOR trong việc triển khai kế hoạch hóa kinh tế
Hiểu được cách sử dụng chỉ số Icor là gì để dễ dàng thực hiện các kế hoạch đầu tư phát triển nền kinh tế
Chỉ số Icor giúp cho các doanh nghiệp, các nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp có thể xác định xem để kinh tế tăng đều theo từng kỳ. Kỳ sau tăng hơn so với kỳ trước thì các doanh nghiệp cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này là bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước.
Tuy nhiên, chính bởi vì sự cần thiết của chỉ số icor cũng phải thỏa mãn những giả thiết khi tính toán chỉ số Icor, các nhà lập kế hoạch sẽ chỉ sử dụng hệ số này vào việc thực hiện kế hoạch hóa kinh tế ngắn hạn (áp dụng theo quý, nửa năm hoặc một năm).
3.2. Sử dụng chỉ số Icor trong so sánh
3.2.1. So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác
Chỉ số Icor cho biết một đồng sản lượng sẽ được tạo ra bởi bao nhiêu đồng vốn. Thông qua đó thì người ta sẽ có thể thấy được số vốn đầu tư được đem ra so sánh với các nhân tố tăng trưởng khác trong kế hoạch tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với quá trình làm tăng trưởng sản lượng.
Chỉ số Icor càng cao thì sẽ chứng tỏ số vốn đầu tư càng đóng vai trò quan trọng. Trong khi đó, chỉ số Icor cao có thể làm rõ cả những vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như là yếu tố về công nghệ cũng đang tăng vai trò của mình đối với tăng trưởng.
Chỉ số Icor cao cũng sẽ đồng nghĩa với việc sử dụng các đồng vốn thiếu tính hiệu quả. Bởi vì các doanh nghiệp hiện nay cần rất nhiều vốn đầu tư và vốn tự bỏ ra để có thể tạo ra được sự tăng trưởng kinh tế doanh nghiệp. Thông thường chỉ số Icor sẽ có xu hướng tăng dần theo quy luật hiệu suất giảm dần. Để tránh điều này xảy ra thì các doanh nghiệp cần phải không ngừng cải tiến về mặt kỹ thuật để tăng hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.2. So sánh hiệu quả sử dụng vốn
Một cách khác mà chúng ta có thể sử dụng Icor là so sánh hiệu quả sử dụng vốn giữa các thời kỳ hoặc so sánh chỉ số Icor giữa các nền kinh tế khác nhau. Nếu như hệ số Icor cao hơn thì chứng tỏ thời kỳ kinh tế đó hoặc nền kinh tế đó đã sử dụng đồng vốn kém hiệu quả hơn.
Tuy vậy, cách chúng ta so sánh hiệu quả sử dụng vốn cũng sẽ có điều bất lợi bởi cách so sánh này sẽ dẫn tới việc thường xuyên vi phạm những giả thiết đã đặt ra bởi vì giữa các thời kỳ kinh tế dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hoặc tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động sẽ ít khi giống nhau. Điều này lại càng đúng với các nền kinh tế khác nhau.
4. Ưu nhược điểm của chỉ số Icor là gì
4.1. Ưu điểm của chỉ số icor là gì?
Chỉ số icor có ưu nhược điểm như thế nào?
Được đặt trong bối cảnh các thời kỳ kinh tế, chỉ số Icor mang trong mình những mặt ưu và khuyết điểm. Người ta thường sử dụng chỉ số icor như một thước đo độ tăng trưởng nền kinh tế của từng thời kỳ khác nhau, đo đạc sự phát triển của nền kinh tế. Dưới đây là hai mặt ưu điểm nổi bật nhất mà chỉ số Icor mang lại.
Thứ nhất, chỉ số Icor giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu tăng trưởng trong thời kỳ mới khi đã xác định được khả năng tiết kiệm vốn của nền kinh tế thời kỳ gốc. Đồng thời chỉ số Icor sẽ giúp cho nền kinh tế đó dự báo trước được hệ số Icor của thời kỳ kế hoạch, đó cũng chính là một trong những căn cứ hết sức quan trọng đối với các nhà hoạch định trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, khi các doanh nghiệp hay nền kinh tế đứng trước một mục tiêu tăng trưởng kinh tế do yêu cầu của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp hay Nhà nước đặt ra, các mô hình đó cho phép chúng ta xác định được các nhu cầu tích luỹ cần có để có thể đạt được các mục tiêu đó. Đó chính là căn cứ để có thể đánh giá được khả năng để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.
4.2. Nhược điểm của chỉ số Icor là gì?
Bên cạnh những mặt ưu điểm tác động tích cực đến nền kinh tế từng thời kỳ thì chỉ số Icor cũng có những mặt hạn chế mà chúng ta cần nắm được và có phương hướng khắc phục:
Thứ nhất, Icor là một chỉ số mà đã được đơn giản hóa cho nên khó có thể đánh giá được các hiệu quả kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ kinh tế.
Thứ hai, hình thức đầu tư ở đây cũng chỉ đề cập đến các hình thức đầu tư tài sản hữu hình, còn về đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính thì sẽ không được tính đến. Chính vì lý do này mà chỉ số Icor phản ánh một cách chưa thực sự bám sát tới sự ảnh hưởng của các kế hoạch đầu tư tới thu nhập quốc dân.
Thứ ba, chỉ số Icor không có biểu hiện một cách rõ nét về trình độ kỹ thuật đối với phía các khâu sản xuất, bởi vì chỉ số Icor chính là tỷ lệ đầu tư hoặc là sản lượng được gia tăng. Chúng ta lấy một ví dụ như thế này, một bên doanh nghiệp có trình độ về kỹ thuật sản xuất kém hơn nhưng doanh nghiệp đó lại có một lượng vốn đầu tư tương đối thì doanh nghiệp này cũng có khả năng để cải thiện được các chỉ số Icor gần bằng so với các bên doanh nghiệp khác mà có trình độ kỹ thuật sản xuất cao hơn. Tại sao vậy? Bởi vì kỹ thuật sản xuất càng cao thì sẽ càng khiến cho các quá trình chậm cải tiến hơn.
Chỉ số Icor là gì? Ý nghĩa và những ưu nhược điểm của chỉ số Icor là gì đã được nêu chi tiết và rõ ràng trong những thông tin trong bài viết này. Tôi hy vọng sẽ mang đến những thông tin phù hợp, cung cấp thêm các thông tin mà các bạn chưa thực sự nắm được để giúp các bạn vận dụng trong quá trình đầu tư và kinh doanh.