Hơn 80% dân số trên thế giới đã và đang sử dụng những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên. Vậy thì nhiều người cũng đang tự hỏi rằng chiết xuất là gì? Quy trình, phương pháp nó ra sao để tạo nên những sản phẩm như vậy? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
1. Theo bạn chiết xuất hay chiết suất?
Hai khái niệm hầu như bất cứ ai cũng nhầm lẫn khi nhắc đến. Nhưng thực sự ý nghĩa của hai cụm từ này hoàn toàn khác nhau.
– Chiết xuất nghĩa là gì? Là một hành động hoặc một quy trình trong lĩnh vực sinh học, hóa học nhằm chiết tách ra một chất/ sản phẩm nào đó ra khỏi một chất/ sản phẩm gốc ban đầu.
– Chiết suất là đại lượng vật lý thể hiện tính chất của vật liệu làm khúc xạ ánh sáng truyền qua nó, được đo bằng tỷ số giữa tốc độ ánh sáng trong chân không và tốc độ pha của ánh sáng trong vật liệu.
2. Chiết xuất là gì?
Có thể hiểu ý nghĩa đơn giản của chiết xuất như là quá trình trích xuất một phần của nguyên liệu thô, bằng những cách khác nhau như sử dụng dung môi để tạo nên những chất chiết xuất dưới dạng ngâm trong rượu, cô đặc hoặc ở dạng bột.
Tham khảo:
- Chiết xuất mỹ phẩm là gì ?
- Chiết xuất dược liệu là gì ?
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất
3.1. Những yếu tố thuộc về thành phần, cấu tạo của dược liệu
– Màng tế bào dược liệu: Đối với những dược liệu già và non, sẽ có cấu tạo màng tế bào khác nhau.
- Có thể với những dược liệu còn non, màng tế bào sẽ có cấu tạo không ổn định, chủ yếu là cellulose. Cellulose có tính chất không tan trong nước và không tan trong các dung môi khác.
- Đối với những dược liệu già, rắn chắc, màng tế bào bị hóa cutin, rất rắn chắc. Khi xay nhỏ dược liệu, tạo điều kiện cho dung môi dễ thấm ướt dược liệu, chất tan dễ khuếch tán vào dung môi.
– Chất nguyên sinh: Có một lưu ý nhỏ khi sử dụng chất nguyên sinh là nó chỉ thấm đối với dung môi mà không cho chất tan đi qua. Để chiết xuất được các chất tan trong tế bào, cần phải làm đông vón chúng bằng nhiệt hoặc bằng cồn.
– Một số tạp chất khác ở trong dược liệu: Đó là những chất mà cây thải ra, có thể cản trở hoặc xúc tác quá trình chiết xuất.
Đối với những dược liệu chứa nhiều tinh bột:
- Đối với những dược liệu chứa nhiều pectin, gôm, chất nhầy: Những chất này tan được trong nước và thì bị nở ra, tạo keo, tăng nhớt, gây cản trở rất lớn cho quá trình chiết xuất. Cần loại bỏ điểm yếu này bằng cách cho kết tủa trong nồng độ cồn cao.
- Đối với những dược liệu chứa enzyme: Với bản chất tương tự protein, nó dễ bị mất hoạt tính khi ở nhiệt độ 60-70 độ C, với nhiệt độ lạnh thì nó sẽ ngưng hoạt động. Vậy nên cần có các phương pháp để xử lý enzyme tốt khi chiết xuất.
3.2. Những yếu tố thuộc về dung môi
– Độ phân cực: Cần chú ý đến các nhóm dung môi phân cực yếu, vừa và mạnh. Vì nó ảnh hưởng đến quá trình hòa tan các chất trong quá trình chiết xuất.
– Độ nhớt, sự căng của bề mặt: Dung môi dễ thấm vào dược liệu khi bề mặt có độ nhớt và sức căng thấp, vậy nên đây cũng là điểm cần chú ý.
3.3. Những yếu tố thuộc về kỹ thuật
– Nhiệt độ chiết xuất: Nhiệt độ tăng dẫn đến độ nhớt của dung môi giảm, do đó sẽ tạo điều kiện cho quá trình chiết xuất. Tuy nhiên, tăng nhiệt độ cũng có mặt hại:
- Đối với hợp chất kém bền ở nhiệt độ cao: Nhiệt độ tăng thì gây sai lệch, phá hủy các hoạt chất như vitamin, glycosid…
- Đối với chất tạp: Nhiệt độ tăng đồng nghĩa với độ tan của chất tan lớn, dịch chiết ra nhiều chất tạp, gây khó khăn cho chiết xuất.
- Đối với dung môi dễ bay hơi: Nhiệt độ tăng kéo theo việc dung môi dễ bị hao hụt, vì bị bay hơi nhiều.
– Thời gian chiết xuất: Với khoảng thời gian dài, dịch chiết sẽ bị lẫn nhiều tạp, còn với thời gian ngắn, sẽ không thể chiết hết được hoạt chất có trong dược liệu.
– Độ mịn của dược liệu: Để hoạt chất chiết vào dung môi. Dung môi thấm ướt dược liệu cần chuẩn về kích thước dược liệu. Độ mịn dược liệu tăng lên, bề mặt tiếp xúc giữa dược liệu và dung môi tăng lên. Theo định luật Fick, lượng chất khuếch tán vào dung môi tăng lên, do đó thời gian chiết xuất sẽ nhanh hơn.
4. Các công nghệ chiết xuất hiện nay
Phương pháp ngâm chiết:
– Ưu điểm: Đây là phương pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và với thiết bị đơn giản, tiết kiệm chi phí
– Nhược điểm: Năng suất của phương pháp này thấp, làm theo kiểu thủ công. Không thể một lần mà chiết xuất hết các hoạt chất trong dược liệu.
Chiết xuất saponin
Đây là cách thức chiết xuất được sử dụng nhiều hiện nay. Tùy vào đặc tính một số loại thực vật mà có thể chọn lựa một số các phương pháp chiết xuất saponin như:
- Chiết saponin bằng dung môi
- Chiết saponin bằng cách tủa trong môi trường acid
- Chiết saponin bằng sắc ký cột có chứa Diaion HP – 20
- Chiết saponin bằng sóng siêu âm
5. Giới thiệu một số chiết xuất từ thiên nhiên phổ biến
Hiện nay, những thực vật có công dụng làm đẹp được khai thác trong công đoạn chiết xuất rất nhiều. Đặc biệt những chiết xuất từ thiên nhiên mang lại sự an toàn, có tác dụng làm đẹp, tăng cường sức khỏe.
Một số chiết xuất từ thiên nhiên phổ biến hiện nay như: Chiết xuất cam thảo, chiết xuất trà xanh, chiết xuất bưởi, chiết xuất quế, chiết xuất bạc hà…
Với những chia sẻ của chiết xuất 3C về khái niệm chiết xuất là gì, quy trình, công nghệ chiết xuất. Hy vọng sẽ đưa đến cho bạn những thông tin bổ ích nhất.