Năm ngoái, không lâu sau khi được cất nhắc giữ chức vụ trưởng Vụ Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh – một gương mặt quen thuộc với truyền thông thế giới – than thở về tình trạng “thiếu tinh thần chiến đấu” trong hàng ngũ các đồng nghiệp, rằng họ không chịu làm hết sức quảng bá hình ảnh “chuẩn mực” của quốc gia.
Bạn đang đọc: Chính sách ‘chiến lang’ ngoại giao của Trung Quốc – Tuổi Trẻ Online
Sẵn sàng đương đầu
Báo South China Morning Post của Hong Kong cho hay gần đây, giới quan sát nhận thấy một thế hệ ngoại giao trẻ của Trung Quốc đang nổi lên nhờ thái độ không kiêng dè, hoặc thậm chí hơi hung hăng, trong các phát ngôn bảo vệ hình ảnh Trung Quốc.
Đó là những nhà ngoại giao, những người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc liên tục đăng đàn trên Twitter và Facebook – hai mạng xã hội bị cấm ở Trung Quốc – để nói tốt về Trung Quốc và phản bác các ý kiến của phương Tây nhắm vào Trung Quốc liên quan dịch bệnh COVID-19.
Điều này gây không ít ngạc nhiên. Chuyên gia Zhao Tong, Trung tâm Carnegie – Thanh Hoa nghiên cứu chính sách toàn cầu, nhận xét rằng lời kêu gọi “tinh thần chiến đấu” của Bắc Kinh đã thổi bùng lên một lối diễn giải mang tính dân tộc rằng “đã đến lúc Trung Quốc đứng dậy đương đầu với sự thù địch từ phương Tây”.
“Với sự ủng hộ của hàng ngũ lãnh đạo cấp cao, việc hóa thân thành ‘chiến lang’ trở nên thời thượng và dễ mang lại lợi ích nghề nghiệp đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc.
Bảo vệ đất nước và chống lại luận điệu của Mỹ đã trở thành một đường hướng chính trị” – ông Zhao diễn giải, dùng từ của hai bộ phim “Chiến lang” quảng bá chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc (phim của đạo diễn Ngô Kinh, ra mắt vào tháng 4-2015 và tháng 7-2017).
Trong nỗ lực sửa chữa hình ảnh vì những sai lầm trong dịch COVID-19, Bắc Kinh đã khởi động một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ, mục đích là phản pháo mọi cáo buộc về trách nhiệm của Trung Quốc. Theo chuyên gia John Seaman – Viện Quan hệ quốc tế Pháp, những sai lầm trong bước đầu phòng dịch của Mỹ, châu Âu đã cho Bắc Kinh cái cớ thuận lợi để “ra trận”.
Mới tháng trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã gây ồn ào dư luận khi cáo buộc quân đội Mỹ cố tình gieo rắc virus corona ở Vũ Hán. Luận điệu này “quá trớn” đến mức đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, ông Thôi Thiên Khải, phải bác bỏ, cho rằng nó không giúp ích gì cho quan hệ Mỹ – Trung vốn đã bị tổn thương.
“Đi ngược tinh thần ngoại giao”
Một điều đáng để ý là trong hầu hết các ý kiến, dòng trạng thái của các nhà ngoại giao trẻ “ra quân” trên Twitter và Facebook, phần bình luận bên dưới của độc giả đều tỏ ra không hài lòng, ý kiến ngược lại.
“Không có gì nghi ngờ khi nói chủ trương ngoại giao cứng rắn, bao gồm thuyết âm mưu quân đội Mỹ gieo rắc virus ở Vũ Hán, nhận được sự đồng thuận từ lãnh đạo Trung Quốc… Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao (ông Triệu Lập Kiên) không phải muốn nói gì thì nói trên Internet” – chuyên gia Yun Sun của Trung tâm Stimson (Mỹ) nhận xét.
Ở khía cạnh này, nhà nghiên cứu Zhao Tong của Trung tâm Canergie – Thanh Hoa cho rằng các nhà ngoại giao trẻ của Trung Quốc “hẳn phải biết họ đang phá hủy hình ảnh quốc tế của đất nước hơn bất cứ ai khác”. “Nhưng có lẽ phần lớn họ chọn phớt lờ vì cách hành xử đó mang lại thành công nghề nghiệp nhiều hơn” – ông nói.
Chia sẻ ý kiến đó, nhà nghiên cứu Pang Zhongying của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cảnh báo rằng thế hệ “chiến lang” Trung Quốc đang hành xử ngược lại với tinh thần chung của nghề ngoại giao.
>>>>>Xem thêm: Đường Hỗ trợ và Đường Kháng cự