Trong các thiết bị chiếu sáng, người ta hay sử dụng từ “chóa đèn”. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người vẫn chưa biết chóa đèn là gì và thường hay nhầm lẫn giữa chóa đèn và các bộ phận khác của đèn. Những công dụng của chóa đèn cũng là một thắc mắc lớn. Hãy cùng DAXINCO tìm hiểu và phân biệt giữa bộ đèn và chóa đèn nhé.
Bạn đang đọc: Chóa đèn là gì? Tác dụng của chóa đèn trong công nghệ chiếu sáng
Tìm hiểu thêm bài viết : CCT là gì? Bạn đã biết cách phân biệt CCT và CRI chưa?
Chóa đèn có khác so với bộ đèn không?
Bộ đèn là gì?
Bộ đèn là cả hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh, trong một đèn có một hoặc nhiều đèn, đi kèm với các linh kiện khác để phân bố, định vị ánh sáng, nối đèn vào nguồn điện và bảo vệ đèn.
Chóa đèn – chảo (đèn nhà xưởng) là gì?
Vì không nhiều người biết chóa đèn là gì nên người ta thường hay nhầm lẫn giữa chóa đèn và bộ đèn, cho rằng cả hai thiết bị này là một. Đối với câu hỏi “Chóa đèn có khác so với bộ đèn không?” Câu trả lời là có, thực chất, chóa đèn được xem là một bộ phận của bộ đèn.
Chóa đèn là bộ phận dùng để phân bố ánh sáng; bảo vệ đèn và định vị ánh sáng, hỗ trợ chấn lưu, nối đèn vào nguồn điện. Chóa đèn bao gồm bộ phận chấn lưu nhưng không bao gồm cả đèn. Có thể nói rằng, một hoặc nhiều đèn cộng với chóa đèn sẽ tạo nên bộ đèn.
Bên cạnh đó, chóa đèn còn hỗ trợ cho các chất lượng ánh sáng của các con chip, giúp cho bóng đèn có độ phản quang cao nhất.
Cấu tạo của chóa đèn
Bên cạnh chóa đèn là gì, việc tìm hiểu cấu tạo của một chóa đèn sẽ giúp bạn lắp đặt và sử dụng dễ dàng hơn.
- Vỏ đèn: Có nhiều chất liệu có thể dùng để tạo vỏ của chóa đèn như nhôm, nhựa,… Tuy nhiên, đối với những loại đèn cao áp, bạn nên sử dụng chóa đèn làm bằng nhôm để chịu được ngoại lực mạnh từ bên ngoài. Trên bề mặt chóa đèn nhôm còn sơn tĩnh điện giúp chống gỉ, ăn mòn,…
- Bộ phận mạ kẽm.
- Đế lắp phụ kiện: Đối với các chóa đèn cao áp, đế lắp phụ kiện phải làm bằng nhôm nguyên chất để gá bộ điện kích tụ, chấn lưu, cầu đấu nối dây.
- Phần chốt khóa.
- Phần phản quang: Các chóa đèn – chảo (đèn nhà xưởng) phản quang sẽ được làm bằng chất liệu nhôm nguyên chất để có thể chịu đựng được nhiệt độ vô cùng cao tỏa ra từ bóng đèn. Trong khi sử dụng, chóa đèn sẽ được đảm bảo không gây ảnh hưởng cho môi trường. Không độc hại và phai màu; không bén lửa và hạn chế tình trạng oxy hóa.
- Bu lông, ốc vít.
Tìm hiểu thêm: Thiền là gì? Thiền trong phật giáo và ý nghĩa của thiền trong đời sống – Chia Sẻ Đạo Phật
Những công dụng của chóa đèn
Rất ít người biết chóa đèn là gì? Vì vậy những công dụng của chóa đèn cũng còn là một thắc mắc lớn.
Khi các thiết bị đèn được dùng với mục đích chiếu sáng ở nơi công cộng; người ta sẽ ít quan tâm đến thiết kế của đèn. Chỉ cần đèn có độ sáng và khoảng chiếu sáng đủ với yêu cầu. Nhưng khi dùng đèn với mục đích trang trí thì mẫu mã là điều quan trọng nhất cần quan tâm. Tuy nhiên, chóa đèn lại là một linh kiện rất quan trọng của bộ đèn dù là trong trường hợp nào bởi những tính năng sau:
- Chóa đèn giúp cho độ chiếu sáng của một thiết bị đèn cao hơn gấp 3 – 4 lần so với các bóng đèn không sử dụng chóa, giúp nâng cao hiệu quả chiếu sáng.
- Các chóa đèn đều được đảm bảo không độc hại. Không gây ảnh hưởng xấu và thân thiện với môi trường. Giúp ngăn chặn rất nhiều chất độc hại tỏa ra từ bóng đèn.
- Chóa đèn giúp đảm bảo độ sáng của bóng đèn và giảm đáng kể công suất tiêu thụ điện, tiết kiệm điện năng hiệu quả.
- Chóa đèn giúp cho đèn có tính thẩm mỹ cao hơn.
- Chóa đèn hỗ trợ cho ánh sáng được chiếu rộng, có độ tỏa rộng và hài hòa hơn. Những bóng đèn được lắp đặt ở những không gian cao và rộng nên được trang trí chóa đèn.
>>>>>Xem thêm: [COBOL là gì?] Thông tin về ngôn ngữ lập trình COBOL bạn cần biết!
Phân loại chóa đèn được sử dụng trong đèn đường
Tiếp theo, DAXINCO sẽ giới thiệu đến các bạn 2 loại chóa thường được dùng đối với các đèn đường. Đặc biệt, các chóa này được sử dụng nhiều ở những đại lộ, những con đường lớn dễ xảy ra tai nạn.
- Chóa hẹp: Là loại chóa đèn có góc mở 90 độ, được dùng khi bạn muốn tập trung chiếu sáng vào một điểm hay một khu vực nào đó. Người ta sử dụng chóa sâu để làm đèn đường chiếu sáng cho khu vực giáp ranh của quốc lộ. Loại chóa này có một ưu điểm là chi phí vận hành thấp.
- Chóa rộng: Ngược lại với chóa sâu, chóa nông có góc mở 120 độ. Phù hợp để sử dụng với mục đích ánh sáng được tỏa đều, lan rộng ra xung quanh. Người ta trang bị chóa nông cho đèn đường để ánh sáng chiếu rộng khắp quốc lộ, hạn chế tối đa tình trạng tai nạn giao thông vào ban đêm.
Có thể thấy được rằng, hiểu rõ chóa đèn là gì cùng với việc phân biệt được các loại chóa đèn sẽ giúp bạn ứng dụng được chúng hiệu quả và chính xác hơn.
Chóa đèn là gì là một khái niệm rất quan trọng trong lĩnh vực thiết bị đèn chiếu sáng. Hy vọng là bài viết trên của Đèn LED DAXINCO sẽ giúp các bạn có một cái nhìn chính xác hơn về chóa đèn và bộ đèn, thông qua đó có thể sử dụng các chóa đèn đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao.