Chứng nhận Organic không chỉ là tiêu chí hàng đầu giúp người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng mà còn giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho các doanh nghiệp.
Bạn đang đọc: Chứng nhận Organic là gì? 6 Yêu cầu trong chứng nhận Organic
Do đó xây dựng và áp dụng quy trình sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hữu cơ là rất quan trọng để sản phẩm có thể đạt được chứng nhận Organic. Vậy chứng nhận Organic là gì? Các yêu cầu trong chứng nhận Organic ở Việt Nam.
Chứng nhận Organic là gì?
Giấy chứng nhận hữu cơ được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định sản phẩm đó là hữu cơ, phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần cấu tạo của sản phẩm sẽ có quy định cấp chứng nhận tương ứng.
Chứng nhận Organic nhằm kiểm chứng chất lượng, độ an toàn, độ sạch của thực phẩm, mỹ phẩm. Mỗi chứng nhận hữu cơ đều có yêu cầu riêng nghiêm ngặt từ giống, nước, vùng đệm, độ đa dạng sinh học, vật liệu hay đầu vào hữu cơ,…
Thực phẩm Organic là gì?
Thực phẩm hữu cơ là loại thực phẩm được sản xuất theo những yêu cầu về tiêu chuẩn và phương thức của ngành nông nghiệp hữu cơ. Có thể hiểu một cách cơ bản như sau:
- Không chất độc hại, không thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất diệt nấm. Nếu có sử dụng thì thuốc phải thuộc danh sách được phép sử dụng
- Không sử dụng nước bẩn, nước bùn cống hay phân bón hóa học
- Không sử dụng giống biến đổi Gen (GMOs)
- Không thuốc kháng sinh
- Không chất kích thích và thuốc tăng trưởng
- Không xử lý bằng chiếu, bức xạ nhiệt
- Tuy nhiên vẫn được dùng một số loại một số loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón tổng hợp theo quy định đã được cho phép
Thực phẩm Organic
Nói một cách khác, cây trồng hữu cơ phải được trồng mà không sử dụng hóa chất tổng hợp, biến đổi Gen (GMO), phân bón hóa học hay nước thải, bùn cống… Còn đối với chăn nuôi hữu cơ để lấy thịt, trứng, sữa,… thì động vật phải được đảm bảo chăn thả ngoài trời và ăn bằng thức ăn hữu cơ, không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, hormone tăng trưởng,..
Xem thêm: Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ Việt Nam
Các yêu cầu cơ bản của chứng nhận Organic ở Việt Nam
1. Về đa dạng sinh học
Nông nghiệp hữu cơ khuyến khích các sinh vật và thực vật sống cùng nhau trong phạm vi lớn, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các vùng sinh cảnh phụ cận. Càng nhiều các loài thực vật, động vật và các sinh vật đất khác nhau sống trong hệ thống canh tác thì ở đó càng có nhiều các sinh vật giúp duy trì độ phì của đất và ngăn cản sâu bệnh hại. Tính đa dạng sinh học này sẽ giúp cho môi trường sản xuất hữu cơ có năng lực sản xuất ra những sản phẩm lành mạnh trong một môi trường cân bằng.
2. Về vùng đệm sản xuất
Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.
3. Về sản xuất song song
Để tránh sự lẫn tạp, hay dịch bệnh giữa các loại cây trồng hữu cơ và không hữu cơ. Tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.
Tìm hiểu thêm: Chim uyên ương – biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu | ACT GOLD
>>>>>Xem thêm: Mô Hình Pitchfork Là Gì? Cách Sử Dụng Mô Hình Pitchfork – FX Việt
4. Về hạt giống và vật liệu trồng trọt
Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ, không có mầm dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chưa có hạt giống và cây con hữu cơ.
5. Về các vật liệu biến đổi gen
Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường. Vì vậy, mặc dù những công nghệ phát triển mang tính khoa học cao đôi khi cũng không được chấp nhận nếu không thể dự đoán trước được những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sản xuất chúng.
6. Về các đầu vào hữu cơ
Trong tiêu chuẩn PGS sẽ định hướng những loại đầu vào có thể được sử dụng trong sản xuất hữu cơ. Chú ý rằng không phải tất cả các sản phẩm trên thị trường có tên gọi “hữu cơ” hay “sinh học” đều được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ bởi chúng có thể vẫn chứa hóa chất hoặc cách thức sản xuất ra chúng không theo các nguyên tắc hữu cơ (bằng cách sử dụng các chất biến đổi gen GMOs chẳng hạn). Vì thế, nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.
Bài viết cùng chủ đề:
- Quy định cấp chứng nhận hữu cơ Châu Âu bạn cần biết (2021)
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chi phí chứng nhận hữu cơ? (2021)
- Làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?
- Chứng nhận Hữu cơ: Hướng dẫn quy trình chứng nhận hữu cơ mới nhất năm 2021