Chuyên gia chia sẻ về ý nghĩa xét nghiệm AST, ALT | Medlatec

AST, ALT là 2 chỉ số men gan, dựa vào việc đo hoạt độ các enzyme này giúp chẩn đoán tình trạng tổn thương gan. Cùng nghe chuyên gia chia sẻ về ý nghĩa xét nghiệm AST, ALT ở bài viết dưới đây.

1. Chỉ số AST, ALT là gì?

1.1 Chỉ số AST

AST (SGOT) là viết tắt của cụm từ Aspartate transaminase là một enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa amin trong cơ thể. AST có nhiều ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận, não.

Hoạt độ AST trong máu rất thấp, bình thường

1.2 Chỉ số ALT

ALT (SGPT) là viết tắt của cụm từ Alanine transaminase. ALT có chủ yếu ở gan và một số ít trong tế bào cơ vân, tim do đó so với AST thì chỉ số ALT đặc hiệu hơn, giúp phản ánh rõ hơn tình trạng tổn thương gan.

Giá trị bình thường của hoạt độ enzyme ALT trên hệ thống máy xét nghiệm tự động tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là

Xét nghiệm hoạt độ AST, ALT

2. Nguyên nhân gây tăng men gan?

Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Phương Thùy Anh – Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: “Hoạt độ của 2 chỉ số AST, ALT có thể dao động tùy theo độ tuổi, giới tính hoặc bị ảnh hưởng bởi chế độ sinh hoạt, tuy nhiên, vẫn duy trì ở một giới hạn nhất định, khi vượt quá giới hạn đó là báo hiệu của tổn thương hoặc bệnh lý tại gan” bao gồm:

– Do viêm gan: Tổn thương do virus viêm gan là nguy hiểm nhất bởi virus xâm nhập, nhân lên và làm hủy hoại tớ bào gan.

Virus viêm gan A, B, C,D, E đều làm tăng men gan. Nếu tăng từ 1 – 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 – 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng.

Virus viêm gan A, B, C,D, E đều làm tăng men gan.

– Do rượu, bia: Rượu bia là chất kích thích gây phá hủy gan. Do vậy, những người nghiện rượu bia men gan tăng rất cao dần dần dẫn tới các bệnh xơ gan, ung thư gan.

– Bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây ra, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương.

– Bệnh về đường mật: tắc đường mật do giun, viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh, hoặc áp-xe gan đều làm men gan tăng.

– Do các bệnh lý khác: ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao.

3. Những ai cần kiểm tra, xét nghiệm men gan

AST, ALT là 2 chỉ số xét nghiệm cơ bản nhất và được chỉ định thường xuyên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ ở người bình thường hoặc người có triệu chứng rối loạn chức năng gan như:

  • Cơ thể mệt mỏi;
  • Chán ăn, hoặc ăn uống khó tiêu
  • Đầy bụng, đau vùng mạn sườn phải;
  • Buồn nôn, nôn;
  • Vàng da, nước tiểu có màu vàng, phân nhạt màu;
  • Ngứa (lòng bàn tay, toàn thân hoặc các bộ phận khác).

Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan, cần kiểm tra men gan định kỳ 1-3 tháng/lần:

  • Người nghiện rượu bia;
  • Người nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E;
  • Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan;
  • Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan;
  • Người thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể.

Người nghiện rượu bia hoặc đang dùng các thuốc không tốt cho gan cần xét nghiệm men gan định kỳ

Ngoài ra, xét nghiệm chỉ số ALT, AST được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác như: GGT, ALP, LDH, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm bilirubin cùng với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI để chẩn đoán chính xác các bệnh lý tại gan và theo dõi tiến trình điều trị có hiệu quả hay không.

4. Quy trình và những lưu ý khi làm xét nghiệm

4.1 Quy trình tiến hành xét nghiệm:

– Bước 1: Tư vấn khám và chỉ định xét nghiệm;

– Bước 2: Lấy máu xét nghiệm;

– Bước 3: Phân tích mẫu máu trên hệ thống xét nghiệm tự động Cobas 8000;

– Bước 4: Trả và tư vấn kết quả.

4.2 Những lưu ý khi đi xét nghiệm:

– Nếu chỉ làm riêng xét nghiệm AST, ALT thì bạn không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo các chỉ số xét nghiệm khác cho kết quả chính xác (đường máu, mỡ máu, chức năng thận…) thì tốt nhất bạn nên nhịn ăn khoảng 8h trước khi lấy máu.

– Ngưng sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị trước khi đi xét nghiệm khoảng 3-4 ngày và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

– Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh thao tác mạnh hoặc mang vác, xách các vật nặng.

– Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục hoặc do một số thuốc, sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt độ của men gan.

5. MEDLATEC – Địa chỉ xét nghiệm uy tín, chất lượng

Với hơn 24 năm trong lĩnh vực y tế, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở uy tín để bạn và gia đình an tâm thực hiện các xét nghiệm về bệnh lý gan mật

– Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực trực tiếp thăm khám, tư vấn: sentayho.com.vn Trịnh Thị Ngọc – Nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai – chuyên khoa Gan mật; sentayho.com.vn Nguyễn Nghiêm Luật – Nguyên Trưởng khoa Hóa sinh, Trường Đại học Y Hà Nội; BSCKI Nguyễn Minh Thắng – chuyên khoa Truyền nhiễm;

– Đầu tư đồng bộ hệ thống máy xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 cùng với các thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất thế giới: Máy chụp cắt lớp vi tính – CT 128 dãy; máy chụp cộng hưởng từ MRI để chẩn đoán, phát hiện nhanh chóng các bệnh lý gan mật;

Cơ sở vật chất, trang thiết bị xét nghiệm hiện đại của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

– Quy trình khép kín, nhanh gọn, thủ tục đơn giản và không gian của cơ sở hạ tầng khang trang, tiện nghi, hiện đại;

– Chi phí hợp lý, được hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế và bảo hiểm sức khỏe – bảo lãnh viện phí;

– Phục vụ các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, Chủ nhật.

Lựa chọn MEDLATEC, chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm khám chữa bệnh tốt nhất.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *