Cổ đông chiến lược là gì?

Trong doanh nghiệp chúng ta thường xuyên nghe những cụm từ quen thuộc cổ đông sáng lập, cổ đông ưu đãi, …. Tuy nhiên, đối với cụm từ cổ đông chiến lược lại được rất ít người biết đến.

Vậy cổ đông chiến lược là gì?, hiện nay có quy định như thế nào về cổ đông chiến lược?. Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi trong bài viết sau đây.

Cổ đông chiến lược là gì?

Cổ đông chiến lược chính là các nhà đầu tư chiến lược trong mô hình doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, trong đó cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, để trở thành cổ đông chiến lược cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện, cụ thể:

– Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

– Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế;

– Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung sau:

+ Tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa trong thời gian ít nhất 03 năm kể từ thời điểm chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược.

Đối với các doanh nghiệp đã nằm trong danh sách doanh nghiệp đạt thương hiệu Quốc gia, cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thời gian nhà đầu tư chiến lược phải cam kết tiếp tục duy trì ngành nghề kinh doanh chính và thương hiệu của doanh nghiệp cổ phần hóa.

+ Không chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

+ Phương án hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa trong việc chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Các nghĩa vụ bồi thường khi vi phạm cam kết đã ký với mức bồi thường xác định theo thiệt hại thực tế và quyền định đoạt của Nhà nước đối với toàn bộ số lượng cổ phần nhà đầu tư chiến lược mua khi vi phạm các cam kết đã ký.

Trên đây, chúng tôi đã giải thích về định nghĩa của cổ đông chiến lược là gì? và điều kiện để là nhà đầu tư chiến lược.

Quy định về cổ đông chiến lược

Theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 126/2017/NĐ-CP, để lựa chọn nhà đầu tư chiến lược tại doanh nghiệp cổ phần hóa, cần tuân thủ theo các trình tự sau bao gồm các bước sau:

Bước 1: Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp và tổ chức tư vấn (nếu có) xây dựng tiêu chí lựa chọn, tỷ lệ cổ phần chào bán và mục tiêu chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược để đưa vào phương án cổ phần hóa dựa trên quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển của doanh nghiệp,

Bước 2: Tiến hành thẩm định phương bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa (trong đó nêu rõ tiêu chí lựa chọn, tỷ lệ bán và giá bán cho nhà đầu tư chiến lược). Chủ thể thực hiện bước thứ 2 chính là Ban Chỉ đạo;

Bước 3: Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng (bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt) các nội dung liên quan đến việc chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa, bao gồm:

– Thông tin giới thiệu về doanh nghiệp;

– Mục đích lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

– Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược;

– Tỷ lệ chào bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược;

– Các quyền lợi và nghĩa vụ khi trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa (theo quy định tại Điều 6 Nghị định này);

– Hồ sơ đăng ký làm nhà đầu tư chiến lược;

– Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký.

Bước 4: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày đăng thông báo, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện rà soát hồ sơ đăng ký, làm nhà đầu tư chiến lược và tổng hợp danh sách các nhà đầu tư chiến lược đủ điều kiện tham gia mua cổ phần trình Ban Chỉ đạo báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành Quyết định phê duyệt. Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thông báo để các nhà đầu tư chiến lược có kế hoạch tìm hiểu, tham vấn các nội dung liên quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính,…. của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Việc lựa chọn các nhà đầu tư chiến lược đủ điều kiện tham gia mua cổ phần phải được thực hiện trước khi tổ chức bán đấu giá cổ phần công khai ra công chúng.

Bước 5: Trên cơ sở danh sách các nhà đầu tư chiến lược đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt, Ban Chỉ đạo xây dựng phương án bán và tổ chức bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.

Bước 6: Dựa vào kết quả tổng hợp bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, doanh nghiệp cổ phần hóa tổng hợp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, ký hợp đồng cam kết chính thức với các nhà đầu tư chiến lược trúng đấu giá và chuyển tiền thu từ bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Điều 39 Nghị định này.

Cổ đông chiến lược tiếng Anh là gì?

Cổ đông chiến lược trong tiếng Anh là “strategic shareholder” hoặc “strategic investor”

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến định nghĩa liên quan tới cổ đông chiến lược là gì?.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *