Criminal justice là gì? Hiểu rõ hơn về lĩnh vực tư pháp hình sự!

Việc làm Luật – Pháp lý

Bạn đang đọc: Criminal justice là gì? Hiểu rõ hơn về lĩnh vực tư pháp hình sự!

1. Criminal justice là gì?

“Criminal justice” là thuật ngữ chỉ “tư pháp hình sự”, được hiểu là cấu trúc của pháp luật, bao gồm những quy tắc và toàn bộ những cơ quan thiết kế để những đối tượng tội phạm tổ chức sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành động không tốt và tìm hướng giúp đỡ cho họ, khôi phục lại nhân phẩm con người của họ càng nhiều càng tốt. Tư pháp hình sự sẽ bao gồm những người giám sát, quản lý các vấn đề về tội phạm, vi phạm pháp luật của một khu vực, một quốc gia nhất định nào đó. Cụ thể, tư pháp hình sự sẽ liên quan đến những vấn đề sau đây:

– Vấn đề thi hành pháp luật cũng như giam giữ những người có hành vi vi phạm pháp luật.

– Vấn đề khởi tố những vụ án hình sự và việc bào chữa cho những người có liên quan đến các vụ truy tố đó.

– Những quy định liên quan đến các hình phạt và vấn đề cải tạo các đối tượng phạm tội.

– Việc thực hiện bảo vệ nhân chứng và các nạn nhân trong các vụ án.

– Thực hiện các chương trình để cố gắng, nỗ lực ngăn chặn những hành động, những hành vi vi phạm pháp luật.

– Phân tích cũng như đưa ra những điều luật mới để cấm và xử phạt những hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì tư pháp hình sự chính là tập hợp toàn bộ những việc làm cụ thể nào đó, do các cơ quan tư pháp chỉ đạo thực hiện liên quan đến các vấn đề tố tụng hình sự cũng như liên quan trực tiếp đến việc đưa ra phương án giải quyết các vấn đề của các vụ án và nhằm mục đích hướng tới giải quyết các vụ án đó sao cho đúng đắn và khách quan nhất có thể. Do đó, tư pháp hình sự sẽ bao gồm những hoạt động như là điều tra, các hoạt động của công tố viên tại các viện kiểm sát, hoạt động xét xử tại các tòa án hay thi hành án,…

Việc làm luật – pháp lý tại Hà Nội

2. Hoạt động tư pháp hình sự bao gồm những đặc điểm cơ bản nào?

– Những hoạt động tư pháp hình sự là toàn bộ hoạt động thực hiện dưới quyền về tư pháp, do đó nó mang tính quyền lực của nhà nước.

– Những hoạt động tư pháp hình sự đều cần phải được thực hiện bởi những cơ quan tư pháp và là những hoạt động, việc làm cụ thể từ chính các cơ quan tư pháp đó gắn liền với quá trình thực hiện giải quyết các vấn đề liên quan đến các vụ án.

– Các hoạt động tư pháp hình sự cần phải tuân thủ theo đúng các nguyên tắc cũng như những quy trình nhất định đã được đưa ra của pháp luật, thực hiện những thủ tục về tố tụng và giải quyết vấn đề tố tụng sao cho thật chặt chẽ theo như quy định tại các văn bản về tố tụng hình sự mà pháp luật đã đưa ra.

– Tất cả những hoạt động tư pháp hình sự đều cần phải hướng đến một mục tiêu nhất định để giải quyết những khúc mắc của các vụ án sao cho thật chính xác và khách quan, nhằm bảo vệ công lý và sự công bằng xã hội.

3. Yêu cầu về nội dung kiểm soát đối với những hoạt động tư pháp hình sự

Có thể thấy, quyền lực của nhà nước dù có được tổ chức theo nguyên tắc nào hay phân công phân quyền theo hình thức ra sao đều sẽ phải chịu sự giám sát một cách toàn diện, chặt chẽ để có thể đảm bảo được vấn đề không xảy ra việc lạm dụng quyền lực.

Quyền lực chính là một hiện tượng khách quan trong hầu hết các mối quan hệ xã hội và luôn có xu hướng dễ bị lạm dụng nhất hiện nay. Chính vì vậy mà bên cạnh việc thừa nhận quyền lực thì các cơ quan nhà nước cần phải thiết lập ra bộ phận giám sát thật sát sao đối với hệ thống quyền lực của nhà nước. Việc giám sát vấn đề thực hiện quyền lực nhà nước cũng cần phải thể hiện được tính khách quan tất yếu, tức là ở đâu có quyền lực thì ở đó đều cần phải có sự giám sát. Mà các hoạt động tư pháp hình sự cũng chính là thực hiện quyền lực của nhà nước, do đó cũng sẽ phải chịu sự giám sát, kiểm tra một cách chặt chẽ theo nhiều cơ chế khác nhau.

Bên cạnh đó thì xuất phát từ những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của các hoạt động tư pháp hình sự chính là xem xét cũng như đưa ra những cách giải quyết một cách chính xác, khách quan và thể hiện sự công bằng, hợp pháp về những hành vi của con người thì các cơ quan của nhà nước đã trao cho bộ phận tư pháp có quyền để thực thi toàn bộ những thẩm quyền vẻ tố tụng, cưỡng chế tố tụng,… Và theo đó, kết quả thu được từ những hoạt động tư pháp sẽ có ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến quyền lợi quan trọng nhất của con người như là quyền được tự do hay thậm chí là quyền được sống,… Từ những điều đó, các hoạt động tư pháp hình sự sẽ cần phải chịu sự giám sát vô cùng chặt chẽ cũng như kiểm tra thường xuyên từ những cơ quan có thẩm quyền của nhà nước theo nhiều cơ chế, hình thức khác nhau.

Và hiện nay, cơ chế giám sát về việc thực hiện những quyền tư pháp hình sự tại Việt Nam được tổ chức khá đa dạng, tuy nhiên, nếu tiếp cận từ những quan điểm hệ thống thì việc quản lý, giám sát có thể chia thành 2 nhóm cụ thể như sau:

– Cơ chế giám sát, tự kiểm tra từ bên trong của mỗi hệ thống: Điều này có nghĩa là các hệ thống sẽ kiểm tra cũng như giám sát các hoạt động tư pháp hình sự do chính chủ thể thực thi quyền lực về tư pháp hình sự đưa ra để có thể giám sát toàn bộ những bộ phận nằm trong sự quản lý của hệ thống mình suốt quá trình thực thi những thẩm quyền tư pháp hình sự. Nó bao gồm những hoạt động như thanh tra, kiểm tra từ bộ phận thanh tra công vụ hay những hoạt động kiểm tra từ những cơ quan tố tụng trung ương, cơ quan tố tụng địa phương,… Hoạt động tự kiểm tra này được thực hiện nhằm mục đích là đảm bảo cho toàn bộ các chủ thể nằm trong hệ thống đều thực hiện cũng như phát huy được tối đa các chức năng của mình, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.

– Cơ chế giám sát và kiểm tra từ bên ngoài của các hệ thống sẽ bao gồm toàn bộ những hoạt động kiểm tra và giám sát của các cơ quan thuộc thẩm quyền của nhà nước tiến hành đối với những cơ quan thực hiện các quyền thực thi tư pháp hình sự hay còn được gọi với cái tên khác là giám sát nhà nước. Việc giám sát, kiểm tra này sẽ do các tổ chức về chính trị, xã hội và công dân sẽ cùng trực tiếp thực hiện.

Và như đã phân tích ở trên thì việc giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện các quyền lực của nhà nước là điều tất yếu và ở đâu có quyền lực, ở đó đều cần phải có sự giám sát. Do đó, áp dụng trong những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể thì cần phải tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, nhất là cần phải thiết lập nên chế độ giám sát trực tiếp, thường xuyên và cần có hiệu quả về các hoạt động tư pháp hình sự. Và đối với Việt Nam thì cơ chế đó được thực hiện bởi các hoạt động của Viện kiểm sát.

Việc làm cử nhân luật

4. Một số nghề liên quan đến lĩnh vực tư pháp hình sự phổ biến hiện nay

4.1. Nghề luật sư

Luật sư là những người được cấp phép hành nghề và có nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc áp dụng những quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng của mình. Các luật sư sẽ thường có nghĩa vụ cụ thể gắn liền với lĩnh vực mà họ đang hoạt động như là tư vấn, đưa ra những lời khuyên liên quan đến pháp luật, thu thập những bằng chứng cần thiết, soạn thảo những tài liệu để chuẩn bị cho việc tranh luận trước tòa, tư vấn về các vấn đề liên quan đến hợp đồng (mẫu giấy ủy quyền, hợp đồng dân sự,…), thực hiện bào chữa và đại diện cho các khách hàng trong các phiên tòa,…

Và theo như đặc thù, tính chất của công việc thì nghề luật sư hiện nay sẽ được chia ra thành luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Đối với nghề luật sư tư vấn thì hầu hết sẽ đảm nhiệm công việc tư vấn những vấn đề có liên quan đến pháp lý cho các đối tượng khách hàng. Còn đối với nghề luật sư tranh tụng thì sẽ là người đại diện để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trên những phiên tòa xét xử. Các luật sư có thể được thuê ở các công ty luật uy tín.

Việc làm luật sư

4.2. Nghề công tố viên

Công tố viên là những người của cơ quan công tố và được cơ quan tư pháp giao cho trách nhiệm lớn về việc điều tra, truy tố hay buộc tội những kẻ có hành vi phạm pháp theo đúng quy định trong các vụ án hình sự tại các phiên tòa. Công tố viên được xem là trưởng đại diện cho pháp lý trong suốt quá trình truy tố của các quốc gia và tuân theo một hệ thống đối tụng thông luật hay hệ thống tố tụng thẩm vấn. Chính bởi vậy mà các công tố viên sẽ là những người sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến pháp lý, việc buộc tội những tội phạm trong một phiên tòa hình sự.

Công tố viên đều phải có xuất phát ban đầu là luật sư, có bằng đại học cũng như cấp phép hành nghề và được tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền công nhận được trở thành chuyên viên pháp lý và được thừa nhận tại các phiên tòa.

4.3. Nghề thẩm phán

Thẩm phán là những người có chức quyền cao nhất trong một phiên tòa và được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ là xét xử những vụ án cũng như giải quyết toàn bộ những vấn đề liên quan khác thuộc thẩm quyền tại tòa án. Và hiện nay, các chức vụ thẩm phán của tòa án nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm có:

– Chức vụ thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.

– Chức vụ thẩm phán tòa án nhân dân cấp tỉnh (tòa án nhân dân tỉnh, tòa án nhân dân trực thuộc trung ương).

– Chức vụ thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện (tòa án nhân dân huyện, tòa án nhân dân quận, thị xã).

– Chức vụ thẩm phán tòa án quân sự các cấp.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của sentayho.com.vn, các bạn đã hiểu về criminal justice (tư pháp hình sự) là gì cùng những thông tin cơ bản liên quan đến tư pháp hình sự. Và điều quan trọng là đừng quên truy cập vào sentayho.com.vn mỗi ngày để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích nhất dành cho mình nhé!

>>>>>Xem thêm: Hệ thống tài khoản – 622. Chi phí nhân công trực tiếp

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *