Đặc thù là gì?

Khi được hỏi đến tính chất đặc thù, nghề nghiệp đặt thù thì ít nhiều gì ai trong chúng ta đều có thể mường tượng ra được nhưng ít ai đi sâu vào tìm hiểu xem vậy thì đặc thù là gì? Để làm rõ hơn về đặc thù là gì, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đưa tới cho quy bạn đọc khái niệm về đặc thù và cùng nhau đi sâu vào phân tích về lao động đặc thù theo quy định của pháp luật để hiểu rõ hơn về đặc thù.

Đặc thù là gì?

Đặc thù là nét riêng biệt làm cho sự vật này khác với sự vật cùng loại khác, tính chất của đặc thù là những đặc tính, đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng, dùng để phân biệt giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

Lao động đặc thù theo quy định của pháp luật

Hiểu được đặc thù là gì? chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp cho Quý độc giả một số quy định pháp luật hiện hành về lao động đặc thù:

1/ Khái niệm của lao động đặc thù

Lao động đặc thù là những lao động có những đặc điểm riêng biệt về thể chất, tinh thần, chức năng sinh học,… Các lao động đặc thù bao gồm: lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật và lao động là người cao tuổi.

2/ Đặc điểm của lao động đặc thù

– Về thể chất: Thể chất của lao động đặc thù kém, không đủ hoặc chưa đủ để tham gia vào quan hệ lao động. Một số khác thì bị khiếm khuyết bộ phận, chức năng, chức năng nào đó khiến cho họ bị suy giảm khả năng lao động.

– Về tinh thần và trí tuệ: Đây là nhóm đối tượng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bị hạn chế. Họ thường bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống trong lao động.

– Về tâm sinh lý: Thường được biểu hiện thông qua mặt giới tính. Ví dụ như lao động nữ còn có thiên chức làm mẹ, làm vợ, làm dâu, chăm sóc cho gia đình và nuôi dạy con cái. Nhóm khác cần có điều kiện để phát triển năng lực pháp luật, năng lực hành vi.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu về nhóm đối tượng lao động đặc thù là lao động chưa thành niên.

3/ Lao động chưa thành niên

Lao động chưa thành niên theo pháp luật được quy định cụ thể tại các Điều từ Điều 143 tới Điều 147 – Bộ Luật lao động năm 2019.

Theo đó tại các Điều này quy định chi tiết về lao động chưa thành niên. Cụ thể như sau:

Khái niệm người lao động chưa thành niên quy định tại Điều 143 Bộ luật này như sau:

+ Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.

+ Người từ đủ 15 tuổi đến người chưa đủ 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc quy định tại Điều 147 của Bộ luật này.

+ Người từ đủ 13 tuổi đến người chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

+ Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm các công việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này.

Một số điều chúng ta cần lưu ý khi sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc:

– Khi sử dụng người lao động chưa đủ 15 tuổi làm việc, người sử dụng lao động phải tuân theo những quy định như sau:

+ Phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó.

+ Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi.

+ Phải có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất một lần trong 06 tháng.

+ Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.

– Người lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật này.

– Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ là người quy định chi tiết về các điều trên.

Như vậy chúng ta có thể dễ dàng hiểu được đặc thù là gì thông qua quy định cụ thể của pháp luật về lao động đặc thù. Bên cạnh đó cũng cung cấp thêm cho quý vị độc giả một số quy định cụ thể của pháp luật liên quan tới việc sử dụng một nhóm lao động đặc thù – người chưa thành niên.

Mọi thắc mắc liên quan đến đặc thù là gì? hay lao động đặc thù, Quý độc giả nhanh chóng liên hệ tới Tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ kịp thời, trân trọng!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *