Đạo đức kinh doanh trở thành một nhân tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề chi phối cũng như ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của khách hàng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho quý bạn đọc các thông tin liên quan đến đạo đức kinh doanh là gì?
Khái niệm đạo đức
Đạo đức là vấn đề cốt lõi của một người trong đời sống xã hội. Trong lĩnh vực kinh doanh, đạo đức kinh doanh cũng đặc biệt được coi trọng.
Trước hết để hiểu được định nghĩa đạo đức kinh doanh là gì, chúng ta cần nắm được khái niệm đạo đức. Có thể hiểu, đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác và xã hội. Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi của con người theo chuẩn mực và quy tắc được xã hội thừa nhận.
Từ định nghĩa về đạo đức, ta có thể suy ra đạo đức kinh doanh là gì?
Khái niệm đạo đức kinh doanh
Trong lĩnh vực kinh doanh, đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
Như vậy, đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, đạo đức kinh doanh là một dạng đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, kinh doanh vẫn phải chịu sự chi phối vởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Chuẩn mực của đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc và chuẩn mực sau:
– Tính trung thực
Đây là một trong những chuẩn mực tối thiểu mà quan trọng nhất trong kinh doanh. Trung thực tức là không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trả để kiếm lời. Bên cạnh đó, trung thực còn là giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong nói và làm. Đặc biệt là tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật chẳng hạn như tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế; không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng mà pháp luật cấm; không thực hiện những dịch vụ trái với thuần phong mỹ tục,….
Trong mối quan hệ với đối tác, cần trung thực trong giao tiếp với bạn hàng thông qua các hoạt động giao dịch, đàm phán, ký kết.
Trong mối quan hệ với khách hàng, trung thực được biểu hiện qua việc không làm hàng giả, hàng nhái, quảng cáo sai sự thật hoặc sử dụng trái phép nhan hiệu, vi phạm bản quyền,…
– Tôn trọng con người
Trong quan hệ với đồng nghiệp, cấp dưới, cần tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng ý kiến, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển và các quyền lợi hợp pháp khác.
Đối với khách hàng, cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Đặc biệt, tôn trọng lợi ích đối thủ và cạnh tranh lành lành mạnh là một trong những biểu hiện của việc tôn trọng con người.
– Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
– Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh
Tương tự như các quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức cũng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, đạo đức kinh doanh điều chỉnh các quan hệ và hành vi kinh doanh. Mà chủ thể của các quan hệ đó là các chủ thể hoạt động kinh doanh, cụ thể như sau:
– Doanh nhân
Doanh nhân là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có vai trò chủ chốt trong quản trị, điều hành của một doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các thành viên trong tổ chức kinh doanh như Ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị,… Đạo đức kinh doanh được thể hiện thông qua công tác lãnh đạo, quản lý và chiến lược kinh doanh của tổ chức kinh tế.
– Khách hàng của doanh nhân
Thông thường khách hàng đều có mong muốn được phục vụ chu đáo và có được lợi ích kinh tế, do đó đạo đức kinh doanh điều chỉnh quan hệ này nhằm tránh tình trạng lợi thế vị thế khách hàng để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân.
Vai trò của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp
Qua tìm hiểu định nghĩa đạo đức kinh doanh là gì, ta thấy được tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp.
Đạo đức kinh doanh là cơ sở để tạo nên sự tin cậy của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng với doanh nghiệp, từ đó thu hút sự quan tâm của khách hàng. Lượng khách hàng quan tâm, tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ tăng lên thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận ngày càng cao.
Đặc biệt, đạo đức kinh doanh cũng là yếu tố để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và trung thành của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Sự đồng lòng, quyết tâm của một tập thể trở thành bàn đạp không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Các công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới đã chứng minh rằng việc xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp. Thông thường các công ty có chuẩn mực và truyền thống đạo đức kinh doanh thường có mức thu nhập cao hơn.
Như vậy, bạn đọc đã nắm được đạo đức kinh doanh là gì, hơn thế ta cũng thấy được vai trò to lớn của đạo đức trong kinh doanh. Do đó, để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa việc xây dựng và hình thành đạo đức kinh doanh. Chúng tôi mong rằng các thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.