Nếu nói tới các đồ vật mang lại may mắn thì chắc ai cũng sẽ nghĩ ngay tới cỏ 4 lá. Tuy nhiên, ở Nhật Bản thì mèo may mắn Makineko mới là đồ vật tương trưng cho sự may mắn được mọi người biết đến nhiều nhất. Vậy các bạn có biết được biết đến thứ hai là đồ vật gì không. Đó chính là búp bê Daruma – món quà tượng trưng cho sự may mắn với rất nhiều ý nghĩa. Vậy Daruma là gì? Nếu bạn chưa biết Daruma là gì và tại sao Daruma lại mang lại may mắn thì hãy cùng NBO tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Bạn đang đọc: Daruma là gì? Búp bê Daruma Nhật Bản – món quà mang lại may mắn
Tìm hiểu thêm: Kpop là gì? Những điều bạn cần biết về thế giới nhạc Kpop
>>>>>Xem thêm: Student Code Là Gì – What Is My Student Id Number – Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2023
Búp bê Daruma là gì?
Daruma là những con búp bê được làm từ giấy bồi – một loại hỗn hợp được tạo ra từ bột giấy và thạch cao. Loại búp bê này chỉ có đầu được trang trí với nhiều màu sắc và con mắt của chiếc đầu này thì không hề có con ngươi. Người Nhật Bản tin rằng búp bê Daruma là vật mang lại may mắn. Khi được tặng Daruma, người được tặng sẽ ước một điều ước sau đó dùng bút vẽ vào một con mắt của Daruma để tạo thành con ngươi. Khi điều ước trở thành sự thật, con mắt thứ hai sẽ được vẽ nốt để Daruma có đủ cả hai mắt có con ngươi. Sau đó, Daruma sẽ được mang tới các đền và đặt ở đó như một lời cảm ơn vì điều ước đã được hoàn thành. Nếu điều ước không tới với bạn thì cũng không cần phải lo lắng, hãy đốt Daruma để điều ước đến với bạn nhanh hơn.
Tìm hiểu thêm: Kpop là gì? Những điều bạn cần biết về thế giới nhạc Kpop
>>>>>Xem thêm: Student Code Là Gì – What Is My Student Id Number – Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2023
Nguồn gốc của búp bê Daruma Nhật Bản
Búp bê Daruma được người Nhật làm theo sự tích của vị Bồ Đề Đạt Ma – người được truyền thuyết kể là người sáng lập ra Phật giáo thiền tông ở Trung Quốc. Vị Bồ Đề Đạt Ma này đã thiền định 9 năm trong hang động và ngộ đạo. Trong suốt thời gian thiền định, do ngồi một chỗ nên cơ thể của Bồ Đề Đạt Ma bị thoái hóa chỉ còn phần đầu. Trong thời gian 9 năm thiền định, có một lần Bồ Đề Đạt Ma đã ngủ quên. Khi tỉnh lại ông đã rất tức giận với bản thân và tự cắt đi mí mắt của mình. Chính từ truyền thuyết này nên người Nhật đã làm ra búp bê Daruma chỉ có đầu và không có mắt giống như vị Bồ Đề Đạt Ma trong truyền thuyết.
Người Nhật quan niệm rằng, búp bê Daruma khi được vẽ lên một con mắt chứng tỏ đang trong quá trình tỉnh lại và không thể ngộ đạo. Khi đó Daruma sẽ phải thực hiện điều ước để được vẽ nốt con mắt còn lại mới có thể tiếp tục quá trình ngộ đạo. Người Nhật gọi vui việc chỉ vẽ một mắt cho Daruma như là đang “tống tiền” vậy.
Tìm hiểu thêm: Kpop là gì? Những điều bạn cần biết về thế giới nhạc Kpop
>>>>>Xem thêm: Student Code Là Gì – What Is My Student Id Number – Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2023
Một số ý nghĩa khác của Daruma
Bên cạnh ý nghĩa mang lại may mắn giúp thực hiện được điều ước, Daruma còn mang trong mình nhiều ý nghĩa khác như sự đau đớn, cái chết và sự hồi phục.
- Đau đớn và cái chết: búp bê Daruma thường được trang trí bởi nhiều màu khác nhau nhưng màu đỏ là màu không thể thiếu. Đây là màu lấy cảm hứng từ sự đau đớn và cái chết. Nhiều người Nhật thường liên tưởng màu sắc này với các đại dịch liên quan đến bệnh sởi và đậu mùa khiến rất nhiều người chết. Khi người Nhật chết đi, họ sẽ được bọc trong vải niệm màu đỏ. Do đó, màu đỏ là màu của sự đau đớn và cái chết.
- Sự hồi phục: mang trong mình sự đau đớn và cái chết nhưng búp bê Daruma lại được thiết kế như một con lật đật. Dù có đẩy ngã bao nhiêu lần thì nó lại đứng dậy bây nhiêu lần. Chính điều này giúp Daruma trở thành biểu tượng của sự hồi phục và chống chọi với bệnh tật. Khi trẻ em bị ốm phải nằm viện, những người đến thăm thường tặng cho các bé một con búp bê Daruma như một lời khích lệ tinh thần giúp các bé mau khỏe.
Có thể nói rằng búp bê Daruma rất phổ biến ở Nhật Bản và được coi là biểu tượng mang lại sự may mắn chỉ sau mèo Makineko mà thôi. Nếu bạn cũng yêu thích những chú Daruma thì cũng có thể đặt mua tại các shop Nhật Bản hay các shop online ở Việt Nam với mức giá khoảng 100 ngàn đồng/con cỡ nhỏ.