Developer là gì? Tất tần tật về developer bạn nên biết – Blog | Got It AI

Sự phát triển chóng mặt của thời đại 4.0 đã tạo ra nhu cầu tuyển dụng vô cùng lớn đối với lĩnh vực IT. Trong đó, Developer là trong những ngành nghề đang trong tình trạng “khát” ứng viên nhất. Vậy, developer là gì? Liệu bạn có phù hợp với công việc này hay không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

1. Developer là gì?

Developer (gọi tắt là Dev) là những người dùng ngôn ngữ lập trình để sáng tạo, xây dựng và bảo trì các chương trình, phần mềm, ứng dụng. Một số ngôn ngữ lập trình thường được sử dụng như Python, JavaScript, C, C++, C#,…

Developer là những vị “nhạc trưởng" sáng tạo nên “bản nhạc” phần mềm, ứng dụng
Developer là vị “nhạc trưởng” tạo nên “bản nhạc” phần mềm, ứng dụng

Developer thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra phần mềm. Bởi họ chính là người sử dụng thành thạo các ngôn ngữ lập trình để viết ra các đoạn mã lập trình. Hiện nay, rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi công việc này bởi những tiềm năng cũng như đãi ngộ mà nó mang lại.

2. Developer làm những công việc gì?

Developer là một tên gọi khá chung cho các kỹ sư phần mềm. Trên thực tế, các developer thường có chuyên môn khác nhau. Và những công việc của họ sẽ xoay quanh chuyên môn đó. Cụ thể công việc của Developer là gì?

Frontend Developer:

Các lập trình viên Frontend (client-side) là những người chịu trách nhiệm cho giao diện của một trang web. Ngoài ra họ cũng là người thiết kế những trải nghiệm của người dùng. Để thực hiện những công việc đó, Frontend Developer cần phải nắm rõ 3 ngôn ngữ lập trình chính. Đó chính là: HTML, CSS và JavaScript.

Hơn nữa, các lập trình viên Frontend cũng phải sử hữu cho mình tư duy về UI/UX. Đồng thời, họ cần làm việc chặt chẽ với các designer hoặc BA (Business Analyst). Qua đó, họ có thể phân tích và cải thiện trải nghiệm người dùng trên các ứng dụng, phần mềm.

  • Đọc thêm: Lập trình Frontend là gì?

PHP Developer

PHP Developer là các lập trình viên sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để thiết kế phần mềm. Đây là ngôn ngữ lập trình vô cùng phổ biến với cú pháp đơn giản, tốc độ nhanh và nhỏ gọn. Có lẽ đó là lý do khiến ngôn ngữ này khá dễ đọc và dễ áp dụng. Hầu hết các phần mềm lập trình từ PHP cũng tiện lợi và ít gây lỗi hơn.

Họ là những developer sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP để thiết kế phần mềm

Vì vậy, PHP ngày càng được các lập trình viên sử dụng nhiều. Các kỹ sư hay những bạn theo đuổi lĩnh vực IT cũng lựa chọn PHP để thử sức.

Backend Developer

Lập trình viên Backend là những người chịu trách nhiệm tuyệt đối vào các hoạt động hậu trường của web. Họ tập trung phát triển việc xây dựng các mã lập trình và ngôn ngữ phía sau máy chủ web.

Những công việc chính là một Backend Developer thông thường phải làm là:

  • Xác thực người dùng: Đảo bảo cho các thông tin liên quan đến tài khoản của người dùng là hoàn toàn chính xác
  • Kiểm soát trình tự: Đảm bảo trình tự được thực hiện trên trang web logic và không có sai sót
  • Tối ưu hóa: Đảm bảo các phần chức năng của trang web hoạt động nhanh và mượt mà nhất

iOS Developer

Ngày nay, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều. Vì vậy, bên cạnh các lập trình viên website, sự ra đời của những kỹ sư tạo ra các ứng dụng trên thiết bị di động cũng ngày một tăng cao.

Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ với hệ điều hành iOS của Apple. Và các phần mềm của iOS được người dùng tải về sử dụng thông qua App Store. Các lập trình viên iOS chính là những kỹ sư đảm nhận trách nhiệm vai trò phát triển các phần mềm chạy trên hệ điều hành iOS.

Hệ điều hành iOS – một trong những hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay

Như đã nói ở trên, số lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng cao. Theo đó, các công ty cũng mở rộng quy mô phát triển trên hệ điều hành này. Vì vậy, iOS Developer luôn có mức lương khá cao và nhận được sự quan tâm của nhiều kỹ sư.

Android Developer

Gần 85% người dùng smartphone và 65% người dùng tablet trên thế giới đang sử dụng các ứng dụng chạy trên Android. Đó là lý do thị trường công nghệ luôn trong tình trạng thiếu nhân lực lập trình viên Android. Vậy Android Developer là gì?

Android Developer là những người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng, phát triển và duy trì các ứng dụng, phần mềm chạy trên nền tảng Android.

Bên cạnh các ứng dụng chạy trên hệ điều hành Android, Android Developer còn có cơ hội phát triển thêm các ứng dụng có thể kết nối với các thiết bị ngoại vi. Ví dụ: đồng hồ đeo tay thông minh đo bước đi, kiểm tra sức khỏe.

Ngoài các công việc điển hình nêu trên thì các Developer còn có nhiều các chuyên môn khác. Ví dụ: .net Developer, Python Developer, Full Stack Developer, DevOps Developer,…

3. Lộ trình phát triển của một Developer

Junior Developer

Đây là vị trí đầu tiên của bạn khi lựa chọn theo đuổi ngành nghề này. Bạn sẽ có thể đặt nền móng cho con đường trở thành Junior Developer của mình ngay khi còn là sinh viên mới ra trường. Tùy vào kinh nghiệm và sự phát triển kỹ năng cứng, bạn sẽ ở vị trí này trong khoảng từ 0 đến 3 năm đầu tiên.

  • Đọc thêm: Junior Developer là gì?

Senior Developer

Nếu bạn đã vào nghề và có từ 4 đến 7 năm kinh nghiệm, bạn sẽ có thể ứng tuyển vào các vị trí Senior. Đây là vị trí dành cho những người đã có kiến thức chuyên môn sâu sắc và có thể lập trình những ứng dụng phức tạp. Họ cũng đã có thể bắt đầu đảm nhận vai trò điều hành, dẫn dắt và quản lý một nhóm nhỏ.

Với 4-7 năm kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tự tin apply vị trí Senior Developer

Leader Developer

Vị trí này thường yêu cầu ứng viên có từ 7 đến 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Họ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và có thể làm các công việc độc lập hoặc theo nhóm. Họ là những lập trình viên chuyên nghiệp, hiểu rõ từng ngõ ngách của việc lập trình phần mềm, và hiểu các công việc của các thành viên trong nhóm. Lúc này, họ sẽ được phân công đảm nhận công việc quản lý một nhóm lớn, phức tạp hơn. Ngoài kiến thức về chuyên môn, kỹ năng về quản lý cũng rất quan trọng với họ.

Mid-level Manager

Mid-level Manager là vị trí mang trọng trách chỉ đạo, quản lý nhiều nhóm nhỏ. Họ sẽ làm việc dưới quyền của Senior Manager. Một số tên gọi khác cho vị trí này có thể là Technical Product Manager, Product Owner.

Senior Manager

Đây là vị trí lãnh đạo cấp cao mà mọi lập trình viên đều mơ ước. Họ là những người điều phối tất cả các hoạt động lập trình sản phẩm, chịu trách nhiệm giám sát hiệu suất và kiểm soát ngân sách. Bên cạnh đó, việc thiết lập các hướng dẫn, mục tiêu và đảm bảo mọi việc được thực hiện một cách hiệu quả cũng là những đầu việc quan trọng mà Senior Manager phải làm.

4. Developer tìm việc ở đâu?

Thời đại phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, không khó để bạn có thể tìm kiếm một công việc lập trình viên. Dưới đây là 2 cách Got It Vietnam gợi ý cho các bạn:

Các trang tìm kiếm việc làm IT

Ghé thăm một số kênh tuyển dụng trên Internet, và search từ khoá “việc làm developer”. Trang web sẽ hiện ra vô vàn vị trí với những điều kiện về kinh nghiệm và kiến thức khác nhau. Việc bạn cần làm là tìm hiểu về công ty đang tuyển dụng để xem mình có phù hợp hay không.

Theo dõi fanpage hoặc website của các công ty IT mà bạn yêu thích

Bạn đã có cho mình một vài công ty công nghệ mà bạn yêu thích và muốn làm việc cùng? Đừng quên thường xuyên cập nhật tình trạng tuyển dụng trên website và fanpage chính thống của họ nhé.

Website của Got It Vietnam luôn cập nhật những vị trí tuyển dụng Developer

Nếu Got It Vietnam là một công ty trong list danh sách yêu thích của bạn, đừng ngại ngần về nhà cùng chúng mình nhé. Hiện nay, chúng mình đang open rất nhiều vị trí như Backend Developer, Frontend Developer, iOS Developer và cả Android Developer nữa đó. Cánh cửa thành công sẽ chỉ mở ra cho những người nhanh tay nắm bắt cơ hội tốt thôi!

Apply ngay tại đây: sentayho.com.vn/gotit

Tạm kết

Mong rằng bài viết trên đã có thể giải đáp những thắc mắc của bạn đọc xoay quanh câu hỏi Developer là gì? Qua đó, nếu bạn đang có ý định theo đuổi lĩnh vực công nghệ, bạn sẽ có thể có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *