Địa chỉ cư trú là gì?
Theo điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, Luật Cư trú, địa chỉ cư trú:
- Là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của công dân. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi sinh sống ổn định, lâu dài.
- Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, địa chỉ cư trú được hiểu là nơi ở của công dân, có thể là thường trú hoặc tạm trú, nơi công dân thường xuyên sinh sống là chỗ ở hợp pháp.
Quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với địa chỉ cư trú
Bên cạnh việc tìm hiểu địa chỉ cư trú là gì, quyền lợi và trách nhiệm của công dân đối với địa chỉ cư trú cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú quy định rõ công dân có những quyền sau:
- Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
- Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh quyền lợi, Luật cư trú cũng quy định rõ ràng trách nhiệm đi kèm của công dân đối với đăng ký địa chỉ cư trú:
- Khi sinh sống tại địa chỉ cư trú thì công dân cần cung cấp những thông tin cá nhân chính xác, đầy đủ, theo những hướng dẫn của cơ quan khai báo có thẩm quyền.
- Công dân cần tuân thủ việc nộp đầy đủ lệ phí khi đăng ký cư trú theo sự hướng dẫn của các nhân viên cơ quan có thẩm quyền.
- Xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân trong quá trình tham gia đăng ký cư trú theo yêu cầu (Trường hợp bị mất một số giấy tờ tùy thân quan trọng cần phải có trách nhiệm làm đơn báo lên những cơ quan có thẩm quyền để giải quyết).
- Khai báo đến cơ quan có thẩm quyền khi đi cư trú.
>> Bài viết tham khảo: Cho thuê nhà và những điều cần biết
Phân biệt địa chỉ thường trú, tạm trú và lưu trú
- Địa chỉ thường trú: Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, lâu dài, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Sau khi đăng ký sẽ được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu.
- Địa chỉ tạm trú: Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Sau khi đăng ký sẽ được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú.
- Địa chỉ lưu trú: Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú. Sau khi đăng ký sẽ được ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú.
Các trường hợp bị hạn chế quyền tự do cư trú
Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do lưu trú. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được tự do lưu trú. Điều 10 Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú quy định có 3 trường hợp cá nhân bị hạn chế quyền tự do cư trú như sau :
- Người bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
- Người bị Tòa án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế.
- Người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
Kết:
Nhìn chung, những thông tin mà Vinhomes vừa cung cấp là lời giải đáp cho câu hỏi “Địa chỉ cư trú là gì?” khách hàng có thể tham khảo để nắm rõ hơn về vấn đề này.
Để lại thông tin tại đây Xem thêm:
- Lưu ý khi cho thuê nhà Hà Nội
- Những thông tin cần nắm rõ khi làm hợp đồng thuê nhà
- Phân biệt sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ