Điện giật là gì? Các trường hợp bị điện giật | Công ty Nhật Linh – LiOA

Điện giật là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể dẫn đến cản trở chức năng của 1 số bộ phận, làm tổn thương chúng hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Điện áp càng cao, thời gian bị điện giật càng lâu thì tình trạng của người bị điện giật càng nghiêm trọng. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

Trên thực tế, bị sét đánh chính là bị điện giật ở mức tổn hại lớn nhất, bởi điện áp của tia sét lên đến vài nghìn kW.

Tác hại khi bị điện giật

Khi tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ điện, thiết bị điện, chúng ta sẽ bị nguy hiểm do điện giật. Khi đó, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người phải chịu một loạt những tác động sinh lý hóa, điện phân, nhiệt,… do dòng điện gây ra.

Điện giật ở mức độ nhẹ gây hoảng sợ, ở mức độ nặng gây thương tích nghiêm trọng thậm chí là chết người. Nếu dòng điện mà con người vô tình chạm vào có điện áp cao hơn 6kV thì nó sẽ lấy đi tính mạng của bạn nhanh hơn một cái chớp mắt.

  • Nhiệt: cơ thể bị đốt cháy, dây thần kinh, mạch máu, tim, não,… bị phá hủy.
  • Điện phân: máu trong cơ thể bị phân hủy khiến các thành phần trong máu và mô bị phá vỡ.
  • Sinh học: các cơ bắp đặc biệt là tim, phổi bị co giật khiến cơ quan hô hấp và tuần hoàn ngừng hoạt động. Khi dòng điện truyền qua não, hệ thần kinh trung ương bị phá hủy.
  • Chết đột ngột do Shock điện gây co cứng cơ tim như trong tự nhiên gây ngừng tim ngay tức khắc hoặc do rối loạn nhịp chết người do tổn thương cơ tim.
  • Thần kinh trung ương, não. Tuỷ sống bị trực tiếp của dòng điện, hoặc thứ phát sau hệ hô hấp và tuần hoàn, thiếu máu và thiếu ôxy não, co giật kéo dài, sặc ngừng hô hấp, ngừng tim, tắc mạch.

Các trường hợp bị điện giật

  • Đường dây dẫn điện không đủ tiêu chuẩn : mắc tạm bợ, cuốn chung với dây điện thoại, đường điện chưa hoàn thiện
  • Do chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc vỏ bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện
  • Do thiết bị điện sử dụng bị rò điện ra vỏ (vỏ dẫn điện mà không nối đất) hoặc không đủ tiêu chuẩn kĩ thuật
  • Không tuân thủ quy trình an toàn: sửa chữa điện không cắt nguồn điện, cấp cứu người bị điện giật không dùng vật liệu cách điện..
  • Dây điện ở trên cột điện do mưa bão làm đứt dây rơi xuống đất
  • Xây nhà sai vi phạm khoảng cách an toàn
  • Trời mưa to đứng dưới gốc cây cao
  • Thả diều, chơi đùa gần cột điện, dây điện, dây chằng néo…

Tại sao chim đậu trên dây trần mà không bị giật

  • Cơ thể chim không dẫn điện

Dòng điện là sự chuyển động của các điện tử thông qua dây dẫn.

Dây đồng trong dây điện là một chất dẫn điện rất tốt . Đồng cho phép điện lưu thông dễ dàng dọc theo bề mặt của nó. Chim không giật khi đậu trên dây điện bởi vì chúng không phải là chất dẫn điện tốt.

Tế bào và mô của chim không cho các điện tử chạy qua một cách dễ dàng như các sợi dây đồng. Kết quả là, các điện tử bỏ qua các chú chim và chỉ chạy dọc theo dây điện.

  • Không có sự chênh lệch điện áp trên cùng một dây

Một lý do nữa mà điện không chạy qua một con chim khi đậu trên dây là bởi vì không có điện áp khác nhau trong một dây duy nhất. Dòng điện chạy từ các khu vực điện áp cao đến các khu vực điện áp thấp. Điện chạy qua một đường dây điện sẽ chỉ ở mức 35.000V và không chạy qua những chú chim .

Nếu các chú chim chạm mặt đất khi đậu trên dây hoặc vỗ cánh của chúng và chạm vào một dây điện với một điện áp khác thì chúng có thể sẽ bị giật và có thể chết bởi điện giật. Điều này là do cơ thể của chúng sẽ trở thành một đường dẫn cho điện chạy đến mặt đất (không có điện áp) hoặc nơi có điện áp khác nhau (Ví dụ: một dây có điện áp khác) .

Ai cũng thừa nhận rằng điện rất cần cho cuộc sống nhưng điện lại rất nguy hiểm nếu chúng ta tiếp cận. Bởi vậy, trong quá trình sử dụng điện chúng ta nên thận trọng để tránh bị điện giật.

Điện cũng chính là nguyên nhân của rất nhiều vụ tai nạn thảm khốc. Vì vậy, chúng tôi khuyên khách hàng khi sử dụng thiết bị điện nên cẩn thận, lựa chọn những thương hiệu uy tín, sản phẩm chất lượng để dùng cho gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *