Điều gì khiến bạn mất khứu giác và vị giác? | Vinmec

Một số yếu tố có thể liên quan đến tình trạng không cảm nhận được mùi vị đó là:

  • Sự kết nối khứu giác – vị giác: Khứu giác và vị giác do khu vực khứu giác bên trong mũi kiểm soát, vì vậy khi nhai thức ăn thì những phân tử mùi sẽ đi vào phần phía sau của mũi. Khi vị giác giúp người bệnh cảm nhận được vị ngọt hay đắng thì khứu giác sẽ giúp ngửi được mùi thơm để nhận biết vị ngọt này là từ quả nho hay quả táo… Đó là lý do vì sao khi thực hiện động tác ngoáy mũi sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn giống như bình thường, vì lúc này mũi không thể ngửi được mùi của thức ăn.
  • Độ tuổi: Khi già đi thì cơ thể sẽ mất những sợi thần kinh khứu giác trong mũi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm nhận được ít vị hơn và những vị giác còn lại mà người bệnh nhận biết được thường không rõ ràng, đặc biệt là khi bước vào giai đoạn hơn 60 tuổi. Điều này thường ảnh hưởng đến khả năng nhận biết vị mặn, ngọt đầu tiên. Tuy nhiên, đừng vì lý do này mà thêm muối và đường nhiều hơn vào bữa ăn hằng ngày vì sẽ gây ra những căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Bệnh tật hay nhiễm trùng: Bất cứ điều gì gây kích ứng và làm viêm nhiễm niêm mạc bên trong mũi đều có thể khiến người bệnh ngứa và nghẹt mũi,… Những điều này sẽ ảnh hưởng đến khứu giác và vị giác của người bệnh. Các bệnh tật có thể gây ra tình trạng không cảm nhận được mùi vị đó là cảm lạnh, viêm xoang, dị ứng, hắt hơi, nghẹt mũi, cúm, Covid – 19… Khứu giác và vị giác của người bệnh sẽ có thể trở lại bình thường ngay sau khi khỏi bệnh, nếu kéo dài quá lâu thì có thể báo với bác sĩ điều trị để được kiểm tra.
  • Tắc nghẽn đường dẫn khí: Nếu người bệnh không đủ không khí lưu thông trong mũi thì khứu giác sẽ bị ảnh hưởng, tiếp đến sau đó là vị giác cũng sẽ mất theo. Sự tắc nghẽn này sẽ diễn ra khi người bệnh có những khối polyp mũi. Một số trường hợp cũng có thể người do bị lệch vách ngăn khiến cho một bên mũi nhỏ hơn. Tất cả những trường hợp này sẽ được điều trị với thuốc xịt mũi, viên uống hay phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Chấn thương đầu: Thần kinh khứu giác mang thông tin về mùi hương từ mũi đến não. Những chấn thương ở đầu, cổ hay não bộ có thể phá hủy những dây thần kinh khứu giác này, cũng như quá trình niêm mạc mũi, xoang cạnh mũi hay những phần khác của não bộ xử lý việc nhận biết mùi. Người bệnh có thể nhận biết tình trạng này ngay lập tức hay theo thời gian. Trong một số trường hợp thì tình trạng bệnh lý này sẽ tự động hồi phục, nhất là những trường hợp bị mất khứu giác và vị giác mức độ nhẹ, biểu hiện bằng việc người bệnh sẽ có thể nếm được và ngửi được những vị và mùi hương mạnh.
  • Một số tình trạng bệnh lý nhất định: Mất khứu giác có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của sa sút trí tuệ, AlzheimerParkinson. Một số bệnh lý khác có thể phá hủy những dây thần kinh thông tin đến trung tâm khứu giác của não bộ như đái tháo đường, bệnh liệt Bell, Huntington, hội chứng Klinefelter, bệnh đa xơ cứng, Paget, hội chứng Sjogren
  • Ung thư và điều trị ung thư: Một số loại ung thư nhất định và điều trị có thể thay đổi những tín hiệu giữa mũi, miệng và não bộ. Đó là những vấn đề liên quan đến khối u ở đầu, cổ và phương pháp xạ trị tại những khu vực đó. Hóa trị liệu, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc một số loại thuốc khác với những tác dụng phụ cũng có thể gây ảnh hưởng. Người bệnh có thể cảm nhận được vị kim loại trong miệng, những vị khó chịu khác hoặc vị nồng hơn. Những vấn đề này thường biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *