Tìm hiểu thêm: Hột le là gì, 4 cách kích thích hột le giúp nàng lên đỉnh
>>>>>Xem thêm: Adobe Flash Player Npapi Là Gì ? Tác Dụng Của Flash Trên Máy Tính
Bạn đang đọc: Dividend Payout Ratio là gì? Công thức, ý nghĩa Payout Ratio – sentayho.com.vn
Dividend Payout Ratio là gì? Dividend Payout Ratio được hiểu là tỷ lệ chi trả cổ tức, nghĩa là tỷ trọng giữa cổ tức và phần lợi nhuận giữ lại của một doanh nghiệp.
Hãy cùng tìm hiểu định nghĩa Dividend Payout Ratio, cách tính toán, ví dụ mẫu, ý nghĩa cũng như phân biệt với các khái niệm có liên quan nhé.
Dividend Payout Ratio là gì?
Dividend Payout Ratio (hay có thể gọi tắt là Payout Ratio) được dịch ra tiếng Việt nghĩa là tỷ lệ chi trả cổ tức. Vậy hiểu thế nào về tỷ lệ chi trả cổ tức?
Để hiểu chính xác Payout Ratio là gì, bạn cần biết được thế nào là cổ tức. Trong đầu tư chứng khoán, cổ tức là một phần lợi nhuận sau thuế của một công ty cổ phần được chia cho các cổ đông. Nói cách khác bản chất cổ tức là sự phân phối lại lợi nhuận đạt được sau khi huy động cổ đông góp vốn ban đầu.
Tỷ lệ chi trả cổ tức Dividend Payout Ratio là tỷ lệ phần trăm thu nhập ròng mà một công ty trả cổ tức cho các cổ đông phổ thông.
Số lợi nhuận còn lại, tức số tiền không được quy đổi ra cổ tức để trả cho cổ đông công ty, thì được giữ để trả nợ hoặc tái đầu tư tăng trưởng vào các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp.
Công thức tính Dividend Payout Ratio là gì?
Đa số nhà đầu tư chứng khoán hoặc cổ đông công ty thắc mắc: Công thức tính Dividend Payout Ratio là gì? Trên thực tế, cách tính tỷ lệ chi trả cổ tức (Dividend Payout Ratio) rất đơn giản như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức hàng năm / Lợi nhuận (EPS) (tính trên mỗi cổ phiếu)
= Cổ tức / Thu nhập ròng.
Theo đó, số liệu thu nhập ròng trên công thức được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ, ngày 29/11/2019, công ty X tuyên bố chi trả cổ tức bán niên cho cổ đông. Lúc này giá trị cổ tức của mỗi cổ phiếu là 0,84 USD và số EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu tương ứng) là 5,73 USD. Dựa theo công thức trên ta có thể tính được tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty X như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức = 0,84 / 5,73 = 0,1466 = 14,66%
Như vậy X sẽ phải trả 14,66% lợi nhuận cho cổ đông và giữ lại 85,34%.
Công thức trên giúp nhà đầu tư xem xét tỷ lệ giữa mức thu nhập ổn định so với mức tái đầu tư đem lại thu nhập tiềm năng trong tương lai. Do đó công thức này thường được các nhà đầu tư sử dụng để xem xét tiềm năng tăng trưởng của một công ty và cân nhắc liệu có nên đầu tư vào nó hay không.
Ngoài ra, tỷ lệ chi trả cổ tức còn được tính bằng công thức khác đơn giản hơn như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức = 1 – Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
Trong đó: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = Giá trị cổ tức trên mỗi cổ phiếu / EPS
Ý nghĩa của Dividend Payout Ratio là gì?
Tỷ lệ chi trả cổ tức là một trong những thông số quan trọng thể hiện diện mạo, vị trí và giá trị của một doanh nghiệp.
Thể hiện mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Một trong những ý nghĩa quan trọng nhất của Dividend Payout Ratio chính là thể hiện mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Tỷ lệ Payout Ratio thấp (thậm chí là 0%) cho thấy doanh nghiệp giữ lại hầu hết lợi nhuận nhằm định hướng mở rộng, đầu tư tăng trưởng và phát triển. Điều này thể hiện những năm sau công ty có khả năng phát triển cao hơn.
Mặt khác, tỷ lệ Payout Ratio cao mang ý nghĩa rằng trong tương lai giá cổ phiếu của công ty khó có thể tăng lên nhanh chóng.
Thể hiện tính bền vững của cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức cũng góp phần giúp đánh giá tính bền vững của cổ tức. Đa số công ty đều hết sức hạn chế cắt giảm cổ tức vì điều này dẫn đến giá cổ phiếu đi xuống, phản ánh sự yếu kém trong năng lực quản lý.
Trong trường hợp tỷ lệ chi trả cổ tức của một công ty vượt mức 100%, con số này đồng nghĩa rằng công ty phải chi trả nhiều tiền hơn cho cổ đông so với lợi nhuận kiếm được. Nó dự đoán công ty sẽ buộc phải cắt giảm cổ tức hoặc ngừng chi trả hoàn toàn. Nói cách khác tỷ lệ chi trả cổ tức trong trường hợp này phản ánh cổ tức không bền vững.
Bên cạnh đó, xu hướng dài hạn trong tỷ lệ chi trả cổ tức cũng hết sức quan trọng. Một công ty có tỷ lệ chi trả cổ tức tăng đều đặn cho thấy công ty đó đang trên đà trưởng thành và có sức khỏe tài chính lành mạnh.
Tuy nhiên tỷ lệ chi trả cổ tức tăng vọt lại không phải là dấu hiệu đáng mừng. Nó mang ý nghĩa cổ tức của công ty đang đi theo hướng không bền vững.
Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng cổ tức còn mang tính đặc thù của từng ngành. Nghĩa là các khoản chi trả cổ tức ở mỗi ngành rất khác nhau. Do đó không thể dựa trên so sánh tỷ lệ chi trả cổ tức giữa các ngành để nhận định về giá trị của một công ty.
Hơn nữa, cổ tức cũng không phải là phương thức duy nhất để công ty chi trả lợi nhuận cho các cổ đông. Vì vậy tỷ lệ chi trả cổ tức không phải lúc nào cũng cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh về diện mạo công ty.
Như thế, hiểu đúng và hiểu đủ về Payout Ratio là gì sẽ giúp bạn đánh giá khách quan hơn về tiềm năng phát triển của một doanh nghiệp.
Một số khái niệm dễ gây nhầm lẫn với Dividend Payout Ratio
Dividend Cover Ratio
Dividend Cover Ratio được hiểu là tỷ lệ lợi nhuận trên cổ tức. Đây là thuật ngữ chỉ khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán cổ tức cho cổ phần thông thường bằng thu nhập của doanh nghiệp.
Theo đó Dividend Cover Ratio được tính bằng thương số giữa lợi nhuận (sau khi đã nộp thuế và thanh toán lãi suất) và tổng số tiền thanh toán cổ tức.
Dividend Yield
Dividend Yield là tỷ lệ phần trăm cho biết số tiền mà một công ty trả cho cổ đông của mình so với giá cổ phiếu của nó trong thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Chúng ta có thể tính toán Dividend Yield bằng cách lấy cổ tức của mỗi cổ phần đem chia giá trị hiện hành của cổ phiếu trên thị trường.
Dividend Payment
Dividend Payment là thanh toán cổ tức. Thuật ngữ này nói về việc thanh toán một phần lợi nhuận của doanh nghiệp cho cổ đông dưới dạng cổ tức. Có ba hình thức chi trả cổ tức thường gặp là Cash Dividends (cổ tức bằng tiền mặt), Stock Dividends (cổ tức bằng cổ phiếu) và Stock Buyback (cổ phiếu mua lại).
Trên đây là nội dung giải thích những vấn đề xoay quanh thuật ngữ Dividend Payout Ratio là gì. Hiểu được khái niệm, ý nghĩa, cách tính toán Dividend Payout Ratio cũng như phân biệt rõ ràng với các thuật ngữ liên quan sẽ giúp bạn nhận định chính xác hơn sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.
Pha Lê