Máy đo độ dẫn điện là thiết bị dùng để đo công suất của ion trong dung dịch mang dòng điện, là một trong những thiết bị hữu dụng của thiết bị đo môi trường. Để hiểu rõ hơn về thiết bị này, cùng Metrotech tìm hiểu thông tin của Máy đo độ dẫn điện nhé !
Bạn đang đọc: Độ dẫn điện là gì? Những vấn đề cơ bản xung quanh độ dẫn điện
Khái niệm độ dẫn điện
Đầu tiên cùng tìm hiểu về độ dẫn điện trong dung dịch và trong nước.
Độ dẫn điện trong dung dịch là khả năng dẫn điện của dung dịch đó qua một khoảng cách nhất định, đơn vị đo là Siemens/cm. Trong dung dịch, những chất có khả năng điện li mạnh sẽ có tính dẫn điện càng cao, chẳng hạn như muối NaCl. Chính những ion Na+, Cl- này làm cho dung dịch có tính dẫn điện cao.
Trong nước cất, nước khử ion có tính điện ly yếu, nên độ dẫn điện thường
Tìm hiểu máy đo độ dẫn điện
Tìm hiểu thêm: Lòng Tin Được Hình Thành Như Thế Nào? – Tâm Lý Học Ứng Dụng
Như đã đề cập ở đầu trang về máy đo độ dẫn điện, Metrotech sẽ giải đáp thắc mắc sâu hơn về sản phẩm, thông tin đến quý khách hàng:
Cấu tạo máy đo độ dẫn điện
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dạng máy đo độ dẫn khác nhau, nhưng nhìn chung đều có cấu tạo cơ bản gồm bộ hiển thị và đầu dò.
Trên bộ hiển thị có các nút chức năng để thay đổi dải đo, đơn vị đo, cài đặt thông số nhiệt độ tham chiếu, hiệu chuẩn theo dung dịch chuẩn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn kết hợp điện cực đo độ dẫn và điện cực pH dùng chung cho 1 máy để tăng tính tiện dụng.
Nguyên lý hoạt động máy đo độ dẫn điện
Một điện cực đo, gồm 2 cực làm bằng Platinum, cách nhau một khoảng biết trước (thường là 1cm). Hai cực này được cấp một điện áp xoay chiều và mạch đo cường độ dòng điện để đo lượng điện tích di chuyển giữa 2 cực, đưa về bộ hiển thị chuyển đổi thành giá trị đo.
Ứng dụng máy đo độ dẫn điện
>>>>>Xem thêm: Các Mã Tiểu Mục 1701 Là Gì, Cách Ghi Mã Chương, Mã Nội Dung Kinh Tế Nộp Thuế
Máy đo độ dẫn điện hiện nay đang rất phổ biến trên thị trường bởi nhu cầu đo lường và kiểm soát chất lượng dung dịch. Độ dẫn điện càng thấp thì dung dịch càng tinh khiết, càng ít tạp chất.
Một số ứng dụng phổ biến của máy đo độ dẫn điện có thể kể đến là:
- Trong y tế, nguồn nước đòi hỏi phải đáp ứng nhiều chỉ tiêu nghiêm ngặt, trong đó độ dẫn điện phải rất nhỏ (thường nhỏ hơn 1μS/cm hoặc 0.1μS/cm).
- Trong ngành công nghiệp thực phẩm, nguồn nước đầu vào để cho ra sản phẩm cũng đòi hỏi độ dẫn điện rất thấp.
- Trong công nghiệp sản xuất linh kiện bán dẫn, nguồn nước dùng trong các khâu xử lý cũng đòi hỏi mức trở kháng rất cao. Độ dẫn điện cũng là một thông số đo lường bắt buộc trong việc kiểm tra nước xả thải ra ngoài ở các nhà máy, khu công nghiệp.
- Trong nuôi trồng thủy hải sản, thì độ dẫn điện của nguồn nước cũng là một yếu tố rất quan trọng cần được giám sát thường xuyên. Ngoài ra, độ dẫn điện cũng phản ảnh nồng độ các chất hòa tan trong dung dịch.
Hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện
Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo độ dẫn điện ?
Mức độ ổn định và chính xác của máy đo sẽ tùy thuộc vào tần suất hoạt động của máy và điều kiện môi trường xung quanh. Cũng như các loại máy khác, sau một thời gian sử dụng, vận hành thiết bị sẽ dẫn không ổn định và thiếu chính xác khi đo. Vì vậy cần hiệu chuẩn máy đo định kỳ để đảm bảo máy đo luôn ở trong tình trạng tốt nhất, giúp đem lại những thông số chính xác khi đo lường.
Tìm hiểu độ dẫn điện của nước
Sau đây là thông tin về độ dẫn điện của nước mà Metrotech gửi đến khách hàng:
Độ dẫn điện của nước (EC) là gì?
Trước tiên cùng tìm hiểu chỉ số EC là gì ?
Chỉ số EC (electro-conductivity) là chỉ số diễn tả tổng nồng độ ion hòa tan trong dung dịch. Đơn vị tiêu biểu được dùng để đo lường EC là millisiemens trên centimet (mS / cm). Chỉ số EC không diễn tả nồng độ của từng chất trong dung dịch đồng thời cũng không thể hiện mức độ cân bằng của các chất dinh dưỡng trong dung dịch.
Độ dẫn điện của nước (EC) là khả năng thực hiện hoặc truyền điện, nhiệt, âm thanh của nước. Độ dẫn điện của nước được đo bằng μS/cm và mS/cm.
Chỉ số TDS là gì?
Chỉ số TDS (Total Dissolved Solids) là chỉ số đo tổng lượng chất rắn hoà tan, tổng số các ion mang điện tích bao gồm khoáng chất, muối hoặc kim loại tồn tại trong một khối lượng nước nhất định.
TDS thường được biểu thị bằng hàm số ml/L hoặc ppm (Parts Per Million). 1 ppm tương ứng với 1mg chất rắn hòa tan trong một lít nước.
Nơi cung cấp máy đo độ dẫn điện uy tín – chất lượng mà bạn nên lựa chọn
Việc xác định độ dẫn điện của dung dịch, nước có ý nghĩa rất quan trọng. Quá trình xác định thường được thực hiện đầy đủ bằng các loại máy như máy đo độ dẫn điện, máy đo điện trở, máy đo cường độ dòng điện,…
METROTECH chuyên cung cấp các loại thiết bị đo độ dẫn điện chất lượng, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, sản phẩm đã qua khâu kiểm định nghiêm ngặt để đưa sự hài lòng đến tay khách hàng.
METROTECH, nơi đặt niềm tin của khách hàng. Để biết thêm thông tin chi tiết và mua hàng ngay, nhanh tay liên hệ:
- Tư vấn bán hàng: 0888203779
- Hỗ trợ kỹ thuật: 0857389770
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 618 Lê Trọng Tấn, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, HCM