Cùng một điều kiện ánh sáng nhưng có những bức hình tuyệt đẹp và cũng có những bức hình không đạt chất lượng? Đó có thể do người chụp chưa biết cách đo sáng chuẩn cho bức ảnh của mình. Vậy chính xác đo sáng là gì? Làm thế nào để cài đặt đo sáng chuẩn giúp bạn có được bức hình đúng sáng? Theo chân VJShop khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Đo sáng – Metering Mode là gì? | Nhiếp ảnh cơ bản cho người mới
1. Đo sáng – Metering Mode là gì?
Đo sáng là cách mà máy ảnh cho biết bạn sẽ cần điều chỉnh những thông số nào trong tam giác phơi sáng bao gồm: tốc độ màn trập, khẩu độ và độ nhạy sáng ISO như thế nào để có được bức ảnh đúng sáng. Tuy nhiên ở tính năng đo sáng, máy ảnh sẽ chỉ đưa ra lời khuyên chứ không trực tiếp điều chỉnh các thông số này.
Đo sáng giúp người chụp kiểm soát được độ sáng của bức ảnh chuẩn nhất, hài hòa nhất, giúp các nhiếp ảnh gia chụp được những bức ảnh sáng rõ trong các điều kiện sáng khác nhau, kể cả trong môi trường sáng phức tạp nhất như ánh sáng mặt trời gắt hay ánh sáng tối. Và hệ quả của việc đo sáng không chuẩn là bạn sẽ thu được những bức hình quá sáng hoặc quá tối, cho chất lượng hình ảnh kém.
2. Bù sáng
Bù sáng là quá trình điều chỉnh ánh sáng để xác định mức phơi sáng phù hợp sau khi máy ảnh thực hiện đo sáng. Bởi việc chụp ảnh không phải lúc nào cũng diễn ra trong điều kiện ánh sáng thuận lợi nên tính năng bù sáng của máy ảnh rất quan trọng, giúp đưa ánh sáng về mức cân bằng, cho ảnh chụp được sáng rõ và hài hòa nhất. Tuy nhiên, trong các trường hợp điều kiện sáng khó khăn như ánh sáng chiếu sau lưng chủ thể hoặc chủ thể có độ tương phản quá cao, máy ảnh của bạn sẽ dễ bị loạn và có thể đưa ra mức phơi sáng sai, khiến hình ảnh thu được không đúng với mục đích ban đầu.
Để bức ảnh có độ sáng cân bằng, thông thường máy ảnh sẽ được trang bị cả tính năng bù sáng tự động và bù sáng thủ công (tức điều chỉnh bằng tay). Vì đôi khi tính năng tự động cũng sẽ không phân tích được chính xác nguồn sáng nên có thể việc bù sáng sẽ bị sai lệch hoặc đôi khi chỉ là người chụp muốn set up bức ảnh sáng tối theo mục đích riêng thì có thể điều chỉnh bù sáng bằng tay.
Điều chỉnh bù sáng
3. Các chế độ đo sáng
Để đo sáng chuẩn, hầu như các loại máy ảnh hiện nay đều hỗ trợ các chế độ đo sáng sau:
Đo sáng toàn khung
Chế độ này dường như là chế độ mặc định trong đa số các loại máy ảnh. Bộ đo sáng sẽ quét toàn bộ khung ảnh và đo sáng cho cả khung hình. Chế độ đo sáng này rất phù hợp với những trường hợp chụp trong điều kiện ánh sáng thuận lợi, chan hòa nhưng lại không thích hợp để chụp ảnh ngược sáng hay trong điều kiện ánh sáng gắt.
Đo sáng điểm
Đây là chế độ đo sáng theo điểm lấy nét, máy ảnh sẽ thực hiện đo sáng tại một điểm được chọn và đọc sáng được khoảng 3 – 5% vùng ảnh xung quanh điểm lấy nét đó. Với chế độ này, các nhiếp ảnh gia có thể chụp ảnh chân dung bán thân, thậm chí cả những bức hình trong điều kiện sáng phức tạp đều cho hiệu quả cao. Tuy nhiên, đây lại là cách đo sáng khó, nhất là đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì vậy để đo sáng chuẩn với chế độ này hãy thực hành nhiều nhất có thể nhé.
Đo sáng trung tâm
Đo sáng trung tâm hoạt động theo cơ chế đo sáng phần trung tâm của khung hình, từ đó cân sáng toàn bộ bức ảnh của bạn. Khác với đo sáng toàn khung, chế độ đo sáng trung tâm sẽ bỏ qua đo sáng các chi tiết ở góc ảnh. Chế độ này rất thích hợp để chụp những đối tượng chủ thể nằm ở giữa khung hình hơn là trường hợp chủ thể nằm ngoài vị trí trung tâm.
Tìm hiểu thêm: Hồi tố là gì? Được áp dụng trong trường hợp nào?
4. Làm sao để đo sáng?
Các chế độ đo sáng khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Việc lựa chọn chế độ đo sáng hợp lý sẽ giúp bạn có được kết quả tốt nhất, thể hiện đúng ý đồ của mình. Dễ nhận thấy, chế độ đo sáng được nhiều người thường xuyên sử dụng nhất đó là Đo sáng điểm. Vì lúc này, máy ảnh thực hiện đo sáng ở một vùng nhỏ trong khung hình từ đó người dùng sẽ có được mức phơi sáng phù hợp một cách nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó với điều kiện ánh sáng thuận lợi, bạn cũng có thể linh hoạt sử dụng chế độ đo sáng toàn khung sẽ mang lại chất lượng hình ảnh tốt hơn.
Ngoài ra, một trong những kỹ năng quan trọng giúp các nhiếp ảnh gia sở hữu những tấm hình “xuất thần” phải kể đến là kỹ thuật hiệu chỉnh kết quả đo sáng. Dựa vào khả năng phân tích độ sáng, tối của bức ảnh, từ đó người chụp sẽ điều chỉnh kết quả đo sáng trên thanh đo sáng trong phạm vi từ -3Ev đến +3Ev để có được bức hình đúng sáng nhất. Dựa vào thanh đo sáng này, nếu bạn dịch chuyển về phía -3Ev bạn sẽ nhận được hình ảnh tối hoàn toàn, ngược lại nếu dịch chuyển về phía +3Ev bạn sẽ nhận được bức ảnh trắng xóa. Vậy trong thực tế, áp dụng kỹ năng này như thế nào? Để dễ hình dung hơn, bạn có thể tham khảo một số ví dụ sau đây:
- Trong điều kiện nắng đẹp, nếu bạn muốn sở hữu một bức hình có độ tương phản cao thì hãy hiệu chỉnh Ev thiên về giá trị (-). Đồng thời có thể sử dụng đèn Flash ngoài trời sẽ giúp chủ thể nổi bật hơn trong khung hình.
- Với trường hợp chụp ảnh trong bóng râm nhưng hậu cảnh là nắng và đèn Flash của bạn không phủ tới chủ thể thì để chủ thể hiển thị sắc nét, rõ ràng bạn cần tăng giá trị Ev (tức dịch chuyển sang phía (+)). Tuy nhiên điều này sẽ khiến phần hậu cảnh của bạn thừa sáng.
*Lưu ý: Trên đây chỉ là ví dụ về việc hiệu chỉnh kết quả đo sáng để bạn dễ hiểu hơn và nó không phải là giải pháp để chụp ảnh tốt nhất trong các điều kiện này.
Kỹ năng hiệu chỉnh kết quả đo sáng
5. Cài đặt tốc độ màn trập, khẩu độ, ISO ra sao?
Sau khi xác định được chế độ đo sáng, người chụp cần thiết lập thông số phơi sáng cho bức hình của mình thông qua ba chỉ số về khẩu độ, tốc độ và ISO. Mỗi một thể loại ảnh khác nhau thì việc cài đặt độ phơi sáng cũng khác nhau. Đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, họ sẽ tự kiểm soát cả ba chỉ số này cùng lúc. Còn với những người mới, cách đơn giản nhất để có bức ảnh đúng sáng là chúng ta cố định 2 chỉ số và điều chỉnh chỉ số còn lại
Đối với ảnh chân dung, tĩnh vật, lời khuyên đưa ra là bạn nên chụp với khẩu độ lớn. Vì khi đó, độ sâu trường ảnh nông hơn, chủ thể được nổi bật hơn trên khung hình. Còn đối với ảnh phong cảnh, kiến trúc, bạn nên ưu tiên tốc độ. Lúc này, tốc độ màn trập nhỏ cùng khẩu độ nhỏ sẽ giúp bức ảnh có trường ảnh sâu, các chi tiết xuất hiện trên khung hình đều sắc nét.
Lựa chọn được khẩu độ và tốc độ rồi thì ISO sẽ là thông số cuối cùng chúng ta cần phải để ý. Tuy nhiên, chọn thay đổi độ nhạy sáng ISO cần thận trọng hơn. Bởi tăng ISO khi chụp ảnh thiếu sáng sẽ giúp hình ảnh hiển thị rõ nét hơn nhưng nếu tăng ISO quá lớn sẽ khiến cho bức ảnh dễ bị nhiễu, bị noise, làm giảm chất lượng khung hình.
>>>>>Xem thêm: Up To My Ears là gì và cấu trúc Up To My Ears trong Tiếng Anh
Tạm kết
Đo sáng là tính năng quan trọng của quá trình chụp ảnh. Đo sáng chuẩn giúp bức ảnh nhận được đúng sáng, đạt chất lượng cao. Vì vậy hãy tìm cho mình cách đo sáng chuẩn nhất để sở hữu những khung hình không chỉ chất lượng mà còn cực ấn tượng theo cách riêng nhé!