Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Hiện nay, thẻ tín dụng được người tiêu dùng sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam bởi những lợi ích thiết thực và ưu đãi hấp dẫn nhận được. Khách hàng biết cách sử dụng thẻ tín dụng phục vụ cho nhu cầu chi tiêu, mua sắm cũng cần hiểu rõ về dư nợ thẻ tín dụng và cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng để phương tiện thanh toán này phát huy đối đa vai trò là công cụ tài chính đắc lực cho chủ thẻ.

Bạn đang đọc: Dư nợ thẻ tín dụng là gì? Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Dư nợ thẻ tín dụng là gì?

Dư nợ thẻ tín dụng là số tiền chủ thẻ tín dụng đang nợ ngân hàng khi dùng thẻ tín dụng để chi tiêu, giao dịch và thanh toán cho các nhu cầu của mình.

Bản chất của thẻ tín dụng là chi trước trả tiền sau, ngân hàng cấp một hạn mức tín dụng nhất định mỗi tháng cho bạn dùng trước, vào ngày thanh toán theo quy định bạn cần hoàn trả lại. Số tiền bạn đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng và cần trả lại cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán gọi là dư nợ.

Ví dụ: Bạn mở thẻ tín dụng Citibank với hạn mức tín dụng là 10 triệu đồng, có nghĩa bạn được phép chi tiêu tối đa 10 triệu bằng thẻ. Bạn dùng thẻ để thanh toán một món hàng có giá 8 triệu đồng, đến ngày thanh toán bạn phải trả lại số tiền 8 triệu đồng đã sử dụng cho ngân hàng Citibank, 8 triệu đồng này còn được gọi là dư nợ thẻ tín dụng.

Cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Hiện nay các ngân hàng cung cấp đa dạng phương thức thanh toán dư nợ thẻ tín dụng cho khách hàng vô cùng thuận tiện. Trong đó phổ biến nhất là 4 cách thanh toán sau:

Thanh toán tiền mặt

Một cách đơn giản để thanh toán số dư nợ trên tài khoản thẻ tín dụng là bạn nộp tiền mặt tại quầy giao dịch của ngân hàng.

Với cách này bạn có thể đến bất kỳ điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng bạn đã đăng ký mở thẻ thực hiện nộp tiền vào tài khoản thẻ tín dụng thanh toán cho dư nợ sao kê thẻ tín dụng.

Séc hoặc ủy nhiệm chi

Chủ thẻ có thể ký séc hoặc viết giấy ủy nhiệm chi gửi ngân hàng để yêu cầu thanh toán dư nợ cho thẻ tín dụng. Đây là cách thanh toán rất phổ biến ở các nước phát triển nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.

Chuyển khoản

Chủ thẻ có thể chuyển khoản tại quầy, tại cây ATM hoặc qua kênh ngân hàng điện tử từ tài khoản thanh toán khác (mở tại ngân hàng phát hành thẻ tín dụng hoặc ngân hàng khác) sang tài khoản thẻ tín dụng để thanh toán dư nợ.

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng bằng cách chuyển khoản tại các cây ATM

Ghi nợ tự động

Bạn có thể đăng ký dịch vụ ghi nợ tự động, ngân hàng sẽ tự động trích số tiền từ tài khoản thanh toán mà bạn đăng ký để chuyển sang tài khoản thẻ tín dụng. Bạn có thể chọn thanh toán một phần hoặc thanh toán toàn bộ.

Chi tiết thanh toán dư nợ thẻ tín dụng như thế nào, bạn xem tại đây

Hai yếu tố cần lưu ý khi thanh toán dư nợ

Trong quá trình thực hiện thanh toán dư nợ, chủ thẻ tín dụng cần hiểu rõ 2 yếu tố quan trọng đó là ngày thanh toán dư nợ và khoản thanh toán tối thiểu.

Ngày thanh toán dư nợ

Ngày thanh toán dư nợ thẻ tín dụng chính là hạn thanh toán cuối cùng cho bạn “trả nợ” để không bị tính lãi suất số tiền đã chi tiêu và không phải chịu phí phạt trả chậm theo quy định của ngân hàng.

Hàng tháng, ngân hàng sẽ gửi sao kê qua email và tin nhắn cho chủ thẻ. Trong đó sẽ có thông tin cụ thể về ngày đến hạn thanh toán. Chủ thẻ nên lưu tâm để thanh toán dư nợ trên sao kê trước hoặc đúng ngày đến hạn thanh toán.

Rất nhiều chủ thẻ tín dụng thờ ơ về thời gian thanh toán dư nợ, không trả đủ toàn bộ dư nợ trước hoặc đúng ngày thanh toán, kết cục không những phải chịu khoản phí trả chậm khoảng 4%, đồng thời bị áp dụng lãi suất trên tổng dư nợ cuối kỳ trong bảng sao kê (khoảng 20 – 30%/năm). Bên cạnh đó, khi thanh toán chậm sau chủ thẻ cũng không được hưởng 45 ngày miễn lãi ở kì sao kê tiếp theo.

Ví dụ:

  • Ngày lập bảng sao kê của bạn là ngày 10 hàng tháng và hạn thanh toán là ngày 25 hàng tháng.
  • Nếu bạn thực hiện giao dịch mua hàng vào ngày 11 tháng 09, giao dịch này sẽ được thể hiện trên bảng sao kê ngày 10 tháng 10 và hạn thanh toán là ngày 25 tháng 10.

Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?

Khi sử dụng thẻ tín dụng bạn thường có 45 ngày miễn lãi. Đến ngày thanh toán dư nợ (ngày cuối cùng được miễn lãi) bạn có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền đã chi tiêu cho ngân hàng. Nhưng đến ngày này bạn không có khả năng chi trả toàn bộ tổng dư nợ trong kỳ sao kê, bạn cần trả khoản thanh toán tối thiểu theo quy định của ngân hàng (thường là 5% tổng dư nợ trong kỳ sao kê) để không bị phạt quá hạn.

Nếu không trả khoản thanh toán tối thiểu bạn không những bị mất quyền lợi 45 ngày miễn lãi khi sử dụng thẻ tín dụng trong kì sao kê tiếp theo, đồng thời bạn còn phải chịu phí phạt trả chậm.

Tìm hiểu chi tiết hơn tại bài viết: Hướng dẫn cách thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng

Cách kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng

Có rất nhiều cách để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng, sau đây là một số cách đơn giản nhất bạn có thể tham khảo.

Gọi hotline ngân hàng

Cách đơn giản nhất để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng của bạn đó là gọi điện đến số hotline của ngân hàng phát hành thẻ cho bạn để được giải đáp. Số hotline tổng đài của các ngân hàng thường được in trên mặt sau của thẻ tín dụng, bạn có thể xem ở đó.

Số hotline của một số ngân hàng phổ biến hiện nay:

  • Hotline Vietcombank: 1900 54 54 13
  • Hotline Agribank: 1900 55 88 18
  • Hotline VietinBank: 1900 558 868
  • Hotline BIDV: 1900 92 47
  • Hotline Sacombank: 1900 55 55 88
  • Hotline ACB: 1900 54 54 86
  • Hotline Đông Á: 1900 54 54 64

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Số hotline ngân hàng Vietcombank in trên mặt sau thẻ tín dụng

Kiểm tra qua Internet Banking

Bạn sử dụng Internet Banking để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng bằng cách đăng nhập vào website của ngân hàng, chọn mục “Tài khoản”, rồi chọn “Thẻ tín dụng” để kiểm tra.

Ví dụ: Kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng Standard Chartered

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking của Standard Chartered

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Bước 2: Chọn “Menu”, rồi chọn “Thẻ tín dụng”. Chọn xem “Chi tiết giao dịch”

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Giao diện hiển thị từng giao dịch thanh toán chi tiêu của bạn tính đến thời điểm kiểm tra. Từ đó bạn sẽ biết được dư nợ thẻ tín dụng Standard Chartered của bạn là bao nhiêu.

Kiểm tra qua Mobile Banking

Tương tự, bạn cũng đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking trên điện thoại, sau đó chọn “Thẻ tín dụng” để kiểm tra dư nợ.

Ví dụ: Kiểm tra trên Mobile Banking của Standard Chartered

Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Mobile Banking của Standard Chartered

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Bước 2: Chọn mục “Thẻ tín dụng”. Rồi chọn “Thanh toán dư nợ”. Kết quả hiển thị như sau:

Tìm hiểu thêm: High availability là gì? Cách xây dựng hệ thống high availability Chuẩn Chỉnh, Bài Bản

>>>>>Xem thêm: Bắn mắt cận thị là gì và dành cho những đối tượng nào?

Nhìn chung nếu sử dụng thông minh và đúng cách, thẻ tín dụng chính là phương tiện thanh toán rất hữu ích, ngăn ngừa nhiều rủi ro khi thanh toán bằng tiền mặt. Ngược lại, nếu sử dụng không có sự kiểm soát, chủ thẻ tín dụng rất dễ rơi vào vòng xoáy nợ nần.

Với những thông tin trên đây chắc bạn đã nắm được dư nợ thẻ tín dụng là gì và các cách thanh toán dư nợ thẻ tín dụng phổ biến hiện nay. Trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng bạn cần nhớ ngày thanh toán và chuẩn bị tài chính đầy đủ thanh toán đúng hạn để không bao giờ cần lo lắng bị áp dụng lãi suất thẻ hay phải chịu phí phạt trả chậm.

Nhận tư vấn và giải đáp miễn phí về dịch vụ thẻ tín dụng!

Đăng ký ngay

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *