Fandom là gì? 14 thuật ngữ gắn liền với &quotfan&quot phổ biến nhất tại Kpop – Kinh nghiệm du học Hàn Quốc

Tìm hiểu về Hàn Quốc, chắc hẳn ít ai không biết tới văn hóa “đu idol” của giới trẻ quốc gia này. Dường như, theo đuổi các ca sĩ thần tượng là niềm vui thích không thể thay thế trong cuộc sống của những bạn trẻ, bởi đó là những cảm xúc mà không mối quan hệ nào khác có thể mang lại được. Nếu bạn là một fan Kpop chân chính thì không thể không biết những thuật ngữ “ngành” trong làng “đu thần tượng” như fandom, fansite, anti fan, sasaeng fan,… Vậy fansite, anti fan, sasaeng fan, fandom là gì?… Các kiểu fan phổ biến nhất giới Kpop hiện nay tên gọi thế nào? Hãy cùng bài viết tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Fandom là gì? 14 thuật ngữ gắn liền với &quotfan&quot phổ biến nhất tại Kpop – Kinh nghiệm du học Hàn Quốc

Fandom là gì?

“Fandom là gì? Fandom quan trọng như thế nào đối với các nghệ sĩ, nhóm nhạc,…?” Khái quát mà nói, fandom là một cộng đồng được lập ra bởi những người có cùng sự hâm mộ, yêu mến, ủng hộ dành cho một thần tượng, nhóm nhạc, nghệ sĩ, người nổi tiếng hay một bộ phim nào đó. Các fandom đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp tiến vào Kbiz của họ bởi trong giới nghệ sĩ này, họ có nổi tiếng hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng fan thu hút được.

Kể từ sự nổi lên của làn sóng Hallyu, giới Kpop bùng nổ mạnh mẽ, sự nổi tiếng của các nghệ sĩ không dừng lại ở nội địa quốc gia này khiến cho các fandom phát triển, lớn mạnh nhanh chóng cả về số lượng cũng như sự đa dạng.

Mỗi fandom khác nhau đều có tên gọi mang ý nghĩa của riêng mình hướng về thần tượng mà họ hâm mộ. Sự đa dạng của các tên gọi này như một sự phân biệt giữa các “nhà” và cũng như là một dấu hiệu giúp những người cùng “nhà” nhận ra nhau.

Không chỉ vậy, ngoài tên gọi, màu sắc, logo trong lighstick hay những quả bong bóng cũng là một dấu hiệu quan trọng giúp thần tượng của họ nhận ra “người nhà” của mình khi xuất hiện trước công chúng.

Vậy bạn có tò mò xem rằng tên của các fandom là gì? Chúng có ý nghĩa như thế nào? Nếu có thì bạn không thể bỏ qua thông tin về một số fandom đình đám mà bài viết cung cấp ngay tiếp theo đây

Fandom BTS là gì?

A.R.M.Y là cái tên rất nổi trong giới fandom Kpop, bởi đây là “người nhà” của nhóm nhạc có sức hút hàng đầu hiện nay – BTS. Nó là viết tắt của “Adorable Representative MC for Youth” mang ý nghĩa “đại diện cho nét đáng yêu của giới trẻ”.

Bằng tài năng, tính cách của mình, nhóm nhạc này đã thu hút về một lượng fan đông đảo cả trong và ngoài nước. Các A.R.M.Y luôn là những người đồng hành tuyệt vời nhất cùng BTS trong mọi chặng đường kể từ ngày mới debut. Nhờ có họ mà BTS đã giành được nhiều giải thưởng danh giá hay những kỷ lục Guinness đáng ngưỡng mộ.

Fandom của Blackpink tên là gì?

Blink là tên gọi riêng cho fandom của nhóm nhạc nữ đình đám Blackpink. Ra đời từ năm 2017, cái tên Blink này cho tới nay đã trở thành một fandom quyền lực với số lượng thuộc hàng top trong Kpop.

YG cho biết cái tên này được lấy cảm hứng từ chính tên nhóm nhạc: “BL” trong “Black” và “ink” trong “pink”. Các Blink cũng đã mang về cho thần tượng của mình những thành tích đáng ngưỡng mộ trong chặng đường phát triển của họ.

Fandom Red Velvet là gì?

ReVeluv là tên gọi của fandom nhà Red Velvet. Đây là cái tên nghe khá “sang miệng” bởi sự kết hợp giữa hai từ “Red Velvet” và “Love”. Đặc biệt khi đọc có phát âm tiếng Hàn giống với “Level Up” hứa hẹn một tương lai rộng mở cho nhóm nhạc nữ này.

Fandom Winner là gì?

Xuất phát điểm là thực tập sinh nhà YG, nhóm nhạc này sở hữu fandom mang một cái tên khá dài – “Inner Cirle”. Vào thời điểm công bố tên fandom, nó đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều bởi cái tên khó đọc và khó nhớ.

Tuy nhiên không thể phủ nhận rằng, “Inner Circle” bao hàm rất nhiều ý nghĩa trong đó. Nó muốn thể hiện rằng, đối với Winner, fan chính là trung tâm, đóng vai trò then chốt tạo nên sức mạnh cũng như thành công của nhóm.

Fandom EXO là gì?

Chắc hẳn nếu bạn là một fan Kpop chân chính thì cái tên EXO-L thực sự quá quen thuộc trong giới thần tượng này. Nó chính là tên fandom của nhóm nhạc đặc biệt nổi tiếng không chỉ ở Hàn Quốc mà còn vô cùng phổ biến ở Việt Nam – EXO.

Lý giải cho cái tên EXO – L này, “L” là viết tắt của “Love” ý nói mãi mãi một tình yêu với EXO. Không chỉ vậy, trong bảng chữ cái, “L” đứng giữa “M” và “K”, đại diện cho 2 phân nhóm là EXO-K và EXO-M. Điều này gián tiếp thể hiện khẩu hiệu “We Are One” cũng như tạo nên sợi dây liên kết vô hình giữa fan và nhóm nhạc.

Fandom Big Bang là gì?

Đồng bộ với tên nhóm nhạc “Big Bang” – một vụ nổ lớn, tên fandom của 5 anh chàng này cũng không kém phần “đẳng cấp”. V.I.P – một cái tên thương hiệu đã cùng đồng hành với Big Bang trong suốt những năm tháng từ khi còn chưa thành danh tới lúc trở thành nhóm nhạc hàng đầu Hàn Quốc.

Từ VIP này khá quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày mà ta thường nghe thấy như khách VIP, ghế VIP, vé VIP,… Đối với ý nghĩa tên fandom cũng tương tự vậy, đó là “Very important people” – những người vô cùng quan trọng. Điều này như một sự khẳng định tầm quan trọng, giá trị của các fan trong quá trình Big Bang phát triển sự nghiệp.

Fandom SNSD là gì?

SNSD là nhóm nhạc nữ gen 2 huyền thoại mà ít thế hệ 9x nào không biết tới. Ban đầu fandom của những cô nàng này mang tên Honey là bài hát đầu tay của nhóm. Sau này, vào năm 2008, công ty chủ quản SM đã công bố SONE là tên fandom chính thức của nhóm.

Trong tiếng Hàn, SONE được phát âm giống với Sowon tức là điều ước. Nếu để trả lời cho câu hỏi trong tim SNSD fandom là gì, đáp án chỉ có một, họ luôn coi fan như một điều ước của mình, điều ước về sự thành công rực rỡ trong tương lai.

Không chỉ vậy, nếu tách âm “S” và “ONE”, nó còn mang nghĩa cả fan và SNSD như hòa làm một thể thống nhất, mãi mãi sát cánh bên nhau.

Fandom TWICE là gì?

Chỉ sau một tháng từ khi debut vào ngày 04/11/2015, fandom của 9 cô nàng xinh đẹp này được công bố chính thức mang tên Once.

Bộ đôi “Once” và “Twice” – lần 1 rồi sẽ đến lần 2, JYP muốn nhấn mạnh sức tác động kép mà nhóm nhạc nữ muốn hướng tới, tác động không chỉ ở thính giác mà còn cả thị giác. Bên cạnh đó, ta có thể hiểu rằng TWICE muốn đưa fan lên làm số 1, lấy fan là tiền đề thì mới có sự thành công của nhóm. Có phải các cô gái của chúng ta thật tâm lý đúng không nào!

Fandom IKON là gì?

Ra mắt sớm hơn fandom của TWICE khoảng 2 tháng, fandom của IKON mang một cái tên rất đặc biệt – iKONIC. Đây là một tính từ có ý nghĩa “mang tính biểu tượng”.

Ý nói, đối với IKON các “ikonic” chính là biểu tượng của niềm vui, sự hạnh phúc và thành công trong tương lai. Các fan chính là nguồn động lực mạnh mẽ luôn sát cánh với 7 anh chàng trên chặng đường chinh phục âm nhạc quốc gia.

Fandom GOT7 là gì?

Là nhóm nhạc tài năng thuộc sự quản lý của JYP, GOT 7 nhanh chóng thu về cho mình một số lượng fan đáng kể. Vào giữa năm 2014, tên fandom của GOT chính thức được công bố là Ahgase.

Về nguồn gốc của cái tên thú vị này, trong tiếng hàn IGOT 7 được viết tắt là Ahgase. Chính vì vậy, ngoài nghĩa là chim non, tên fandom này còn hàm ý “I GOT7” tức fan đã có được GOT7 rồi. Đây thực sự là cái tên gây xao xuyến lòng fan mà.

Ngoài ra, một số nhóm nhạc Hàn Quốc khác có tên fandom là gì? hãy để bài viết này giới thiệu cho bạn ngay sau đây:

  • Fandom TVXQ – Cassiopeia
  • Fandom SHINee – Shawol
  • Fandom 2AM – I Am & 2PM – Hottest
  • Fandom 2NE1 – Blackjack
  • Fandom BEAST (B2ST) – B2uty
  • Fandom sentayho.com.vn – BOICE
  • Fandom Infinite – Inspirit
  • Fandom BTOB – Melody
  • Fandom A PINK – Panda
  • Fandom T-ARA – Queen’s
  • Fandom NU’EST – L.O.Λ.E
  • Fandom AOA – Elvis
  • Fandom MAMAMOO – MooMoo
  • Fandom MONSTA X – MONBEBE
  • Fandom G-FRIEND – Buddy
  • Fandom f(x) – MeU
  • Fandom SEVENTEEN – Carat
  • Fandom ASTRO – AROHA
  • Fandom OH MY GIRL – Miracle
  • Fandom WJSN – Ujung
  • Fandom MOMOLAND – Merry-Go-Round
  • Fandom WANNA ONE – Wannable
  • Fandom (G)I-DLE – Neverland
  • Fandom IZ*ONE – WIZ*ONE

Fanclub là gì

Câu trả lời cho “Fanclub là gì?” có nội dung khá tương tự với “fandom là gì?”. Nhưng nếu fandom hầu hết do tự phát thì fanclub là tên gọi chung của một cộng đồng người hâm mộ riêng cá nhân nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào đó và được chính nghệ sĩ đó (hoặc công ty chủ quản) lựa chọn.

Cụ thể như fanclub EXO và fanclub BTS là hai fandom nhóm nhạc nam có số lượng áp đảo nhất Kpop hiện nay.

Fansign là gì

Fansign là nơi mà các thần tượng tổ chức những sự kiện tương tác trực tiếp với fan của mình. Cụ thể như những sự kiện ký tặng khi album mới ra mắt nhằm tạo những phúc lợi dành riêng cho những fan đã mua album nhóm nhạc phát hành.

Không dừng lại ở chữ ký, các fan có thể tương tác như tặng quà, bắt tay, ôm,… các idol trong mơ của mình. Vì vậy đây là cơ hội ngàn vàng mà bất cứ fan nào cũng muốn chớp lấy.

Tuy nhiên mỗi sự kiện như vậy thông thường chỉ cho phép khoảng 100 người tham dự dựa trên việc bốc thăm may mắn từ những album được bán ra. Bởi vậy mà, nếu bạn mua càng nhiều album thì tỷ lệ trúng vé tương tác cùng thần tượng càng cao nhé.

Fansite là gì?

Vì cách phát âm khá giống nhau mà thuật ngữ “fansite” thường bị nhầm lẫn với “fansign”. Fansite là một trang web hoặc fanpage mà một hoặc nhiều cá nhân tạo lập. Nó được dùng để đăng tải những bức hình, video hoặc tạo chủ đề bàn luận về các idol mà họ hâm mộ.

Master là tên gọi của người đứng đầu fansite. Người này cần có một quỹ thời gian và nguồn tài chính ổn định nhằm thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đó chính là phải bám sát lịch trình của nghệ sĩ và chụp, quay lại từng khoảnh khắc của nghệ sĩ rồi up lên site.

Không chỉ vậy, một vài dịp đặc biệt trong năm họ còn cần tổ chức những event quyên góp quà tặng, hỗ trợ đồ ăn uống, đặt biển, màn hình quảng cáo tiếp sức cho nghệ sĩ của mình.

Fanbase là gì

Fanbase và fansite có ý nghĩa tương tự nhau chỉ khác địa điểm thành lập. Nếu fansite là ở trên website và Facebook thì fanbase được tạo lập trên Twitter.

Fancam là gì

Fancam là một đoạn video do chính fan ghi hình lại mà không phải do nhà đài hay công ty chủ quản đăng tải. Nếu chia theo địa điểm xuất hiện, fancam có 3 loại chính là fancam trình diễn, fancam sự kiện và fancam sân bay. Còn chia theo cá nhân thì có fancam cả nhóm và fancam riêng từng thành viên.

Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm các fancam này trên youtube. Một số fancam nổi tiếng triệu view đến từ các nhóm nhạc phải kể đến V (BTS), Jungkook (BTS), Jennie (Blackpink), Lisa (Blackpink), Hani (EXID), Chanyeol (EXO), Sehun (EXO),…

Fancafe là gì

Fancafe là thuật ngữ chỉ được sử dụng ở Hàn Quốc. Nó như một dạng blog cá nhân chuyên cập nhật những thông tin hot và nhanh nhất tình hình của các nghệ sĩ. Những thông tin này không được đăng tải công khai mà yêu cầu bạn phải đăng ký thành viên mới được xem chúng.

Đây là một nơi thực sự lý tưởng vì các fan sẽ được giao lưu và thảo luận trực tiếp cùng thần tượng của mình. Chính bởi vậy, các fancafe này sẽ do công ty quản lý thành lập hoặc do chính fan tự lập ra dưới sự quản lý của chủ quản nghệ sĩ.

Số lượng thành viên tham gia fancafe chính thức sẽ là cơ sở đo mức độ nổi tiếng của thần tượng này. Những fancafe thu hút lượng thành viên tham gia đông đảo nhất phải kể tới fancafe của BTS, fancafe EXO, fancafe Big Bang,…

Vậy cách đăng kí fancafe BTS, EXO, Big Bang,… như thế nào? Bạn có thể tìm đọc thông tin trên trang website chính thức của những fanclub này nhé!

Top 7 tên gọi kiểu fan phổ biến nhất trong Kpop

Fan là gì?

Bên cạnh câu hỏi “fandom là gì?”, vẫn còn khá nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ về khái niệm của fan. Fan là tên gọi ngắn gọn đại diện cho những người có sự hâm mộ, yêu thích đối với một cá nhân hoặc tổ chức nào đó. Không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp,… chỉ cần bạn có một tình yêu, sự mến mộ đối với thần tượng nào đó, bạn chính là fan của họ.

Anti fan là gì?

Đầu tiên chúng ta cần hiểu anti là gì? Anti là một hành động, suy nghĩ thể hiện sự bài xích, ghét bỏ một điều gì đó. Vì vậy anti fan là những người mang trong mình sự ghét bỏ, không ưa đối với một nghệ sĩ, người nổi tiếng nào đó.

Họ thường xuyên có những hành động quá khích như chửi bới, chê bai, bịa đặt, tẩy chay thậm chí theo dõi và cố ý gây thương tích cho nghệ sĩ. Anti fan được hình thành bởi nhiều lý do như từ những scandal, những thông tin sai sự thật về nghệ sĩ, hoặc do sự gây war giữa các fandom với nhau, hay chỉ đơn giản là vì các nghệ sĩ không hợp mắt họ.

Ta không thể làm vừa lòng tất cả mọi người và các thần tượng cũng vậy. Đi cùng với sự nổi tiếng, được công chúng biết tới nhiều, chắc hẳn cũng sẽ thu về lượng anti fan không nhỏ. Đây là điều hiển nhiên mà các nghệ sĩ cần sẵn sàng đối mặt.

Tuy nhiên lựa chọn cách đối diện như thế nào là phụ thuộc ở mỗi người. Có những người sẵn sàng bỏ qua những bình luận tiêu cực chỉ tập trung vào con đường sự nghiệp của mình. Nhưng cũng có những người không đủ mạnh mẽ để vượt qua những lời nói ác ý đó, dẫn tới hậu quả đầy thương tâm. Mới đây thôi, sự ra đi của Sulli là một minh chứng điển hình cho những tác hại mà cộng đồng anti fan gây ra cho cô gái xinh đẹp đáng thương ấy.

Fanti là gì?

Có rất nhiều thắc mắc về kiểu fanti trong fandom là gì? Fanti là sự “mix” giữa fan và antifan trong đó tỷ lệ fan chiếm tới 99%. Đơn giản mà nói họ là một fan chân chính nhưng lại mang đặc điểm thích “troll” thần tượng.

Nói cách khác, những fanti này sẽ dùng cặp mắt tinh tường của mình soi từng bức ảnh, video của thần tượng hệt như một antifan chính hiệu để lấy những câu nói hài hước gắn vào tấm hình đó hoặc tạo meme cho idol của họ. Fanti thực sự được mệnh danh là vựa muối quốc dân vì chuyên tung ra những bức hình “đi vào lòng người” khiến bạn cười chảy nước mắt.

Non fan là gì

Non fan là tập hợp những người không phải fan, không hâm mộ hay có sự yêu thích thần tượng. Họ chỉ đơn giản là thích nhạc của người đó hoặc đang trong quá trình tìm hiểu chứ chưa thực sự trở thành một fan chân chính.

Akgae fan

Akgae fan là viết tắt của cụm từ “akseong gaein paen” trong tiếng Hàn, ý nói “fan cá nhân thâm độc”. Đây là dạng fan thường chỉ hâm mộ duy nhất một thành viên trong nhóm nhạc thần tượng nào đó thay vì là cả nhóm.

Họ thường có những hành vi tiêu cực hệt như một anti fan nhưng nhắm vào các thành viên còn lại trong nhóm. Họ luôn cảm thấy bias của mình chịu nhiều sự bất công và xứng đáng có nhiều hơn thứ mà công ty chủ quản đang làm cho thần tượng của họ. Chính vì vậy, Akgae fan thường có lối suy nghĩ và hành động rất tiêu cực gây ảnh hưởng xấu tới nhóm nhạc.

Fan only

Fan only là thuật ngữ dùng để nhắc tới kiểu fan mà chỉ hâm mộ duy nhất một người. Ví dụ trong một nhóm nhạc như EXO, nếu các EXO-L thích toàn bộ cả nhóm thì only fan chỉ thích duy nhất một người trong nhóm đó và có thái độ không quan tâm hoặc thậm chí ghét những người còn lại của nhóm.

Tuy nhiên, khác với Akgae fan, fan only không có những hành động tiêu cực như vậy, họ chỉ đơn giản đứng lên đòi lại công bằng cho bias của mình mà không bash thậm tệ cả nhóm.

Sesaeng fan

Đây thực sự được coi là một kiểu fan vô cùng đáng sợ mà bất cứ ai cũng phải dè chừng. Sesaeng fan thực ra cũng là một fan chính hiệu nhưng họ là fan cuồng, cuồng theo cách không thể khống chế, mất kiểm soát hành vi của mình.

Chỉ cần thấy thần tượng, Sesaeng fan sẵn sàng lao vào bất chấp như muốn “ăn tươi nuốt sống” idol của mình vậy. Thậm chí, họ còn có những hành động xâm phạm quyền riêng tư của thần tượng như theo dõi, hack camera an ninh trong nhà, đặt camera trong phòng khách sạn, gắn máy nghe lén dưới gầm xe di chuyển, gọi điện vào nửa đêm cùng nhiều hành vi đáng sợ khác.

Mong rằng sau bài viết này sẽ không còn những câu hỏi như fandom là gì, fan club exo là gì hay tên fandom của BTS là gì,… Bên cạnh đó, những thông tin được cung cấp ở trên đã có thể giúp bạn phần nào bổ sung thêm chút kinh nghiệm trong giới theo đuổi thần tượng bằng những thuật ngữ “ngành” liên quan. Chúc bạn thành công gia nhập giới fan Kpop tại xứ sở Kim Chi này nhé!

>>>>>Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết lật và các mốc phát triển của trẻ sơ sinh ⋆ Hồng Ngọc Hospital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *