Trên các sản phẩm ví da, thắt lưng hay các sản phẩm đồ da khác đều được ghi là top grain leather, full grain leather hay genuine leather. Trong các bài, video quảng cáo về đồ da cũng nhắc rất nhiều đến các khái niệm này. Nhưng ý nghĩa chính xác của nó là gì? Đặc tính của từng loại da này ra sao? Và làm sao để phân biệt chúng?
Bạn đang đọc: Full grain, top grain và genuine grain – Đâu là loại da tốt nhất? – Cool Mate
Cấu trúc của da
Cấu trúc da bao gồm 4 phần:
1. Grain
Grain hay còn gọi là thượng bì trong y học. Đây là lớp ngoài cùng của da. Nó bao gồm các sợi liên kết chặt chẽ và dày đặc. Grain là lớp tiếp xúc với mọi tác động từ môi trường (không khí, mưa, nắng,…). Và với nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, chúng rất chắn chắn và bền lâu dài theo thời gian.
2. Grain và corium
Là lớp tiếp giáp và chuyển giao giữa grain và corium. Đây là nơi có độ bền và chắc ít hơn so với grain. Bởi đây là lớp giao thoa giữa sự liên kết chặt chẽ của lớp grain và các sợi lỏng lẻo hơn của corium.
3. Corium
Corium (hay còn gọi là trung bì trong y học) là lớp nằm bền dưới lớp thượng bì (grain). Chúng được cấu tạo chủ yếu từ các sợi collagen, sợi chun, sợi lưới,… Cấu trúc các sợi này lỏng và thoáng hơn so với grain. Mặc dù vậy, chúng vẫn được sử dụng để sản xuất các sản phẩm da. Hầu hết các sản phẩm từ da top grain hoặc da genuine grain đều được lấy từ lớp này.
4. Flesh (mô mỡ/thịt)
Đây là lớp cuối cùng của da, với cấu trúc chủ yếu là các mô cơ và mỡ. Lớp này thường không nhiều tác dụng trong việc sản xuất đồ da. Do dó, khi thu hoạch da từ động vật, lớp này thường được loại bỏ.
Da Full grain
1. Da Full grain hay là da nappa
Da full grain (full grain leather) bao gồm lớp grain (thượng bì) và một phần của lớp thứ hai. Vì độ bền chắc mà nó thường được sử dụng một cách chuyên dụng như bao da vũ khí, thắt lưng tiện ích,…
Ngoài ra, các hãng thời trang lớn và uy tín (Gucci, Prada, Tumi,…) hay nội thất các hãng xe sang (Audi, BMW, Ferrari,…) cũng ưa chuộng sử dụng loại da này. Các sản phẩm được sản xuất từ da full grain thường là các sản phẩm cao cấp và mức giá cũng không hề “dễ chịu”. Loại da này còn có một tên gọi khác gần gũi hơn, đó là da nappa.
2. Quá trình xử lí da nappa
Quá trình xử lí da nappa thường đơn giản hơn nhằm giữ được những ưu điểm tự nhiên. Bỏ qua quá trình chà nhám, khiến loại da này có được độ bền chắc nhất và chịu được tần suất sử dụng thường xuyên và lâu dài. Tuy nhiên bền mặt da có thể có những khiếm khuyết nhỏ. Có thể là vết xước khi con vật đó cọ xát vào hàng rào, có thể là vết côn trùng đốt, vết thương, vết sẹo,… Do đó, có thể nói nhược điểm duy nhất của loại da này là thiếu tính thẩm mĩ. Nhiều người không thích điều này, nhưng thực ra, bạn đang sở hữu một món đồ cực kì đắt giá đấy.
3. Đặc điểm da nappa
Một đặc điểm nổi trội mà không có loại da nào có được đó là quá trình patina. Quá trình này xảy ra một cách tự nhiên, thông qua việc tiếp xúc hay cọ xát với da người và các món đồ khác. Patina khiến da full grain ngày càng trở nên đẹp hơn, sang trọng hơn. Đồng thời những vết xước, vết sẹo “xấu xí” cũng trở nên phai nhạt dần.Vì thế, muốn sở hữu đồ da vừa có chất lượng tốt, vừa có tính thẩm mĩ cao như da nappa, có lẽ bạn sẽ cần kiên nhẫn hơn một chút.
Tìm hiểu thêm: Đảm bảo chất lượng là gì? Vai trò của việc đảm bảo chất lượng
4. Phân loại da nappa
Tuỳ thuộc vào cách xử lí nhuộm và lớp phủ bảo vệ mà loại da này chia thành:
Da Full grain aniline: là loại da chỉ nhuộm thấu, không phủ bề mặt
Da Full grain semi-aniline: là loại da nhuộm thấu và phủ nhẹ một lớp polyme để giảm bám bẩn và thấm nước. Cách xử lí này vẫn giữ được độ thẩm thấu tự nhiên.
Da Full grain protected: là loại da được phủ một lớp polyme dày hơn, không còn độ thẩm thấu tự nhiên. Nhưng ưu điểm là chống bám bẩn và chống thấm.
=>>Xem thêm: Tất tần tật các loại da trên thị trường
Da top grain là gì?
Da top grain loại bỏ đi phần lớn lớp grain bền chắc của da để đạt đến tính thẩm mĩ nhất. Điều này khiến bề mặt da đẹp hơn, da mềm hơn, dẻo hơn và linh hoạt hơn. Do được xử lí phủ một lớp bề mặt nên loại da này chống bám bẩn và không thấm tốt. Các sản phẩm từ loại da này thường được dập vân giả và được nhuộm màu để đạt đến sự đồng nhất.
Loại da này không có tuổi thọ sử dụng lâu như full grain. Và chúng trông sẽ cũ đi sau một thời gian sử dụng do không có quá trình patina tự nhiên. Tuy nhiên, chất lượng của da top grain cũng xứng đáng được đánh giá thuộc phân khúc cao cấp, nếu bạn không quá khắt khe về chất lượng cũng như độ bền đẹp theo thời gian.
Da genuine grain là gì?
>>>>>Xem thêm: Hợp đồng EPC là gì, có những ưu điểm nào?
Da genuine grain phần lớn thuộc lớp thứ 3 của da và có chất lượng thấp nhất trong tất cả các sản phẩm làm từ da thật. Lớp da này không sở hữu kết cấu bền chắc nên nhà sản xuất thường sử dụng keo và chất tạo bề mặt để trông giống với da top hoặc full grain. Da Genuine grain khi không sử dụng lớp bề mặt thì được gọi là da lộn.
Đây là loại da kém chất lượng nhất và thường xuất hiện đại trà trên thị trường, tại phân khác các sản phẩm da giá rẻ. Chúng không bền lâu dài như các sản phẩm da cao cấp. Nếu bạn bị giới hạn bởi ngân sách và chất lượng không phải là một ưu tiên thì loại da này là sự lựa chọn tốt hơn cả.
=>>Xem thêm: 6 câu hỏi thường gặp về da full grain