Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng là công việc hết sức quan trọng và là yếu tố quyết định, tác động trực tiếp đến việc thu hồi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được rõ đặc điểm và các vấn đề của quy định này. Vì vậy, thông qua bài viết này, Luật Hoàng Phi mong muốn đêm đến cho Quý vị những thông tin hữu ích về giải phóng mặt bằng là gì?.
Bạn đang đọc: Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là gì?
Giải phóng mặt bằng là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc di dời nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình mới.
Bồi thường, giải phóng mặt bằng là một trong những giải pháp then chốt phải thực hiện khi Nhà nước ra quyết định thu hồi đất.
Việc giải phóng mặt bằng sẽ được diễn ra khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất trong trường hợp:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng mỏ neo (Anchoring effect) là gì? Bản chất và ứng dụng trong kinh doanh
>>>>>Xem thêm: HSK Là Gì? Giải đáp Toàn Bộ Về Kỳ Thi HSK 6 Và 9 Cấp
Quy trình giải phóng mặt bằng
Sau khi tìm hiểu giải phóng mặt bằng là gì?, một vấn đề cũng được người dân quan tâm chính là quy trình này được diễn ra như thế nào. Theo quy định trong Luật đất đai 2013 và các văn bản có liên quan, quy trình này được diễn ra như sau:
Bước 1: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho người có đất thu hồi, giải phóng mặt bằng biết chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.Trong đó:
+ UBND cấp tỉnh có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất nông nghiệp thuộc đất công ích thuộc khu vực xã, thị trấn, tổ chức, cơ sở tôn giáo, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,….
+ UBND cấp huyện sẽ có quyền quyết định thu hồi đất thuộc các hộ gia đình, các nhân, cộng đồng dân cư,…
+ UBND cấp tỉnh có quyền thu hồi hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện thu hồi diện tích đất có cả tổ chức lẫn hộ gia đình, cá nhân.
Bước 3: Thống kê tất cả các tài sản có trên diện tích đất.
Quá trình kiểm kê, thống kê tài sản có trên đất sẽ do UBND cấp xã cùng phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Lúc này, người sở hữu, sử dụng phải có trách nhiệm phối hợp để công việc thống kê tài sản diễn ra nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng lập phương án bồi thường, tái định cư; tổ chức lấy ý kiến người dân và tiến hành việc bồi thường, tái định cư cho người dân theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.
Chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng
Khi nghiên cứu về vấn đề giải phóng mặt bằng là gì? qua các quy định pháp luật, có thể thấy chủ thể chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng không chỉ có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà còn có tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng được quy định tại Điều 68 Luật Đất đai 2013 bao gồm tổ chức dịch vụ công về đất đai và Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có các trách nhiệm sau:
– Lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
-Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
– Quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất khi nhà nước thực hiện việc giải phóng mặt bằng
– Khi Nhà nước có quyết định giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, người sử dụng đất nếu đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 Luật đất đai 2013 có quyền được hưởng bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Phương án bồi thường sẽ dựa vào diện tích thu hồi và loại đất thu hồi là gì được quy định cụ thể tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
Nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Người sử dụng đất phải bàn giao đất được giải phóng mặt bằng cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
Liên quan đến bài viết giải phóng mặt bằng là gì? Quý độc giả vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ thêm thông tin theo số 1900 6557, trân trọng!