I. Giao dịch viên là gì?
Giao dịch viên là gì? Giao dịch viên (còn được gọi là Teller) là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng.
Bạn đang đọc: Giao dịch viên là gì ? Tất tần tật các công việc giao dịch viên phải làm
Công việc của giao dịch viên là hằng ngày tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của họ.
Như mọi người biết lễ tân là bộ mặt của công ty, nhà hàng – khách sạn, thì giao dịch viên lại là bộ mặt của một ngân hàng. Nếu như bạn đã từng một lần đến giao dịch ở ngân hàng, chắc bạn đã được tiếp xúc với các giao dịch viên ở ngân hàng, họ luôn có nụ cười thân thiện, với bộ đồ đồng phục đẹp và bắt mắt, thái độ nhiệt tình với khách hàng.
II. Các công việc Giao dịch viên phải làm ?
1. Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
– Giao dịch viên là sẽ là người tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, do vậy GDV cần thể hiện thái độ chuyên nghiệp để khách hàng có thể cảm nhận được sự thân thiện, nhiệt tình, chu đáo từ phía giao dịch viên.
– Tìm hiểu hiểu rõ nhu cầu khách hàng đang mong muốn để có các giải pháp hỗ trợ kịp thời.
2. Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
– Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thủ tục dịch vụ đúng yêu cầu khách hàng muốn thực hiện.
– Giới thiệu tư vấn các dịch vụ mới, các chương trình khuyến mãi đến khách hàng.
– Giải đáp các thắc mắc của khách hàng; trao đổi để hiểu được các nhu cầu của khách hàng đang cần để tư vấn các dịch vụ cần thiết.
– Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng
3. Thực hiện thao tác nghiệp vụ
– Thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền…
– Thực hiện các giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy cho khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, nhanh chóng theo đúng quy trình, quy định của ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
– Đảm bảo quản lý tốt duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao.
4. Chăm sóc khách hàng
Quan tâm chăm sóc khách hàng giúp tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng khiến khách hàng hài lòng tin tưởng và sử dụng thêm nhiều dịch vụ khác tại ngân hàng hoặc giới thiệu thêm khách hàng mới.
Tìm hiểu thêm: Ma túy ngựa hồng và những tác hại khi sử dụng – Tin360
>>>>>Xem thêm: Mofo Là Gì ? Dành Cho Những Ai Thích Rap Mà What Exactly Are Mofos – Mindovermetal Việt Nam
III. Các cơ hội và thách thức khi làm giao dịch viên ?
1. Những thuận lợi khi làm Giao dịch viên :
– Môi trường làm việc năng động, trẻ trung: thực tế cho thấy hiện nay tại các ngân hàng thương mại hiện nay chủ yếu là là những người trẻ đặc biệt là bộ phận giao dịch viên. Do vậy môi trường làm việc rất cởi mở, hòa đồng cho phép nhân viên có nhiều cơ hội sáng tạo, đóng góp và xây dựng. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ muốn tham gia làm việc tại môi trường ngân hàng.
– Có cơ hội được giao tiếp rộng rãi: Giao dịch viên hàng ngày phải liên tục tiếp xúc, giao tiếp và xử lý nhu cầu của rất nhiều khách hàng. Đây là cơ hội để bạn có thể rèn luyên và nâng cao khả năng giao tiếp, thuyết phục, biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng. Ngoài ra, bạn còn có thể thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với khách hàng.
– Chế độ đãi ngộ, lương + thưởng tốt: So với những doanh nghiệp khác thì có thể thấy mức lương và thưởng của các ngân hàng tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mức thưởng của GDV còn phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu hoặc mức độ hài lòng của khách hàng.
2. Những áp lực mà Giao dịch viên thường gặp phải
– Áp lực về thời gian, yêu cầu cẩn thẩn chính xác trong giao dịch: Vì các giao dịch liên quan đến tiền do vậy yêu cầu chính xác tuyệt đối trong giao dịch là điều rất quan trọng. Với số lượng khách hàng mỗi ngày rất đông do vậy GDV viên xử lý công việc nhanh nhưng phải đảm bảo chính xác.
– Áp lực về doanh số: Tại các ngân hàng đều sử dụng các chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc. Tùy vào từng ngân hàng và bộ phận khác nhau sẽ có những KPI khác nhau. Đối với GDV thì chỉ tiêu đặt ra về huy động vốn/ tháng hoặc số lượng KH vay…
– Áp lực về trách nhiệm công việc: Giao dịch viên là người trực tiếp xử lí giao dịch với khách hàng do vậy việc phát sinh những tình huống rủi ro khi phân biệt tiền thật/giả, nhầm lẫn… khi gặp những rủi ro này hầu hết các Giao dịch viên phải có trách nhiệm đền bù các thiệt hại đã gây ra.
IV. Con đường sự nghiệp của Giao dịch viên
Con đường sự nghiệp của Giao dịch viên sẽ thăng tiến theo số năm kinh nghiệm làm việc, cùng với những thành tích đạt được các chỉ tiêu tại các kỳ đánh giá.
– Từ 0 – 2 năm đầu tiên: Giao dịch viên
– Từ 2 – 3 năm: Kiểm soát viên
– Từ 3 – 5 năm: Trưởng/phó phòng Dịch vụ khách hàng
– Từ 5 – 7 năm: Phó giám đốc Vận hành
– Từ 7 – 9 năm: Giám đốc chi nhánh
– > 9 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở
Ngoài ra trong thực tế Giao dịch viên sẽ có thể được điều chuyển sang các vị trí khác như Tư vấn tài chính cá nhân, hành chính nhân sự… Tùy thuộc vào định hướng của mỗi nhân viên.
V. Các yêu cầu một Giao dịch viên cần có
– Hình thức Nam: 1m65; Nữ 1m58, phát âm chuẩn không ngọng hoặc nói tiếng địa phương.
– Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ
– Hòa nhã, ưa thích giao tiếp. Có khả năng giao tiếp, tiếp thị sản phẩm là một lợi thế.
– Tiếng Anh giao tiếp tốt, thành thạo tin học văn phòng;
– Biết cách lắng nghe & kiểm soát tốt cảm xúc. Thái độ cầu thị trong công việc
VI. Kiến thức Nghiệp vụ Giao dịch viên phải biết
– Có kiến thức về Kế toán Ngân hàng, Kho quỹ
– Có kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
– Có kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ liên quan..
– Để có thể xin được việc Giao dịch viên trong ngân hàng thì các bạn phải tốt nghiệp các trường kinh tế. Vì vị trí này không quá kén ngành học, do vậy các bạn học các ngành như kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính doanh nghiệp… vẫn có thể xin thi tuyển và làm giao dịch viên. Tuy nhiên phải trang bị cho mình kiến thức bộ môn kế toán ngân hàng.
_____________________________
Mọi thông tin liên hệ:
Việc làm sentayho.com.vn – Website tuyển dụng nhân sự tiếng Nhật, tìm việc làm tiếng Nhật uy tín tại Việt Nam. Chuyên tuyển dụng các Jobs tiếng Nhật cấp cao cho các Cty tầm cỡ của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.