Glucosamine là gì? Glucosamine là hợp chất tự nhiên giống như cellulose, được cơ thể sử dụng để tạo sụn khớp. Glucosamine có sẵn trong cơ thể con người hoặc được bổ sung từ thức ăn bên ngoài. Tác dụng của Glucosamine là hỗ trợ sức khỏe xương khớp, ở dạng dược phẩm còn có tác dụng điều trị các bệnh về khớp.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lợi ích, liều dùng cũng như các tác dụng phụ của Glucosamine.
Glucosamine là gì? Lợi ích và cách sử dụng an toàn, hiệu quả
Khi còn trẻ, bạn có thể ít quan tâm đến sức khỏe xương khớp. Nhưng nếu bạn có hoạt động thể thao hoặc khi đã bắt đầu có tuổi, bạn sẽ nhận ra một hệ xương khớp yếu sẽ gây ra rất nhiều bất tiện.
Glucosamine vốn được biết đến như một chất có tác dụng hỗ trợ đáng kể cho xương khớp. Nhưng thực ra Glucosamine là chất gì, nó hoạt động như thế nào, bạn đã hiểu rõ chưa?
Chất Glucosamine là gì?
Glucosamine là một hợp chất tự nhiên. Theo phân loại hóa học, nó được xếp vào nhóm đường amin, được tổng hợp từ glucose. Dùng Glucosamine để làm gì? Nó có tác dụng hình thành sụn, và thường được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa các chứng đau xương khớp, chẳng hạn như viêm khớp. (1)
Glucosamine có ở đâu?
Glucosamine có ở hầu hết trong các mô của cơ thể, tập trung nhiều ở mô liên kết và mô sụn.
Cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp Glucosamine, nhưng khả năng này sẽ càng giảm đi khi bạn càng lớn tuổi. Do đó, bổ sung chất này từ những nguồn bên ngoài là điều cần thiết.
Ngoài ra thì Glucosamine lấy từ đâu? Chất này cũng được tìm thấy trong một số động vật và các mô không phải của con người, bao gồm vỏ sò, xương động vật và nấm. Các dạng bổ sung của Glucosamine thường được sản xuất từ các nguồn tự nhiên này.
Nó có thể được bổ sung bằng thức ăn tự nhiên, viên uống hoặc bôi như dạng kem.
Tác dụng của Glucosamine cho sức khỏe xương khớp
Glucosamine công dụng là gì và vì sao chúng ta lại cần phải bổ sung chất này. Phần tiếp theo sẽ làm rõ vai trò của nó đối với cơ thể bạn.
1. Làm giảm viêm
Glucosamine thường được dùng để điều trị các triệu chứng của các tình trạng viêm khác nhau. Mặc dù cơ chế hoạt động của nó chưa được làm rõ, nhưng tác dụng giảm viêm là dễ nhận thấy qua một số nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu ống nghiệm đã chứng minh sức mạnh kháng viêm to lớn của glucosamine khi được thử nghiệm trên các tế bào liên quan tới sự hình thành xương khớp.
Phần lớn các nghiên cứu về Glucosamine đều liên quan đến việc bổ sung đồng thời Glucosamine với một hợp chất khác tương tự nó là Chondroitin, có tác dụng sản xuất và duy trì lớp sụn khỏe mạnh. (2)
Một nghiên cứu trên 200 người sử dụng các dòng sản phẩm bổ sung glucosamine đều giảm tới 28% và 24%, lần lượt cho các dấu hiệu viêm sưng: CRP và PGE. Tuy nhiên, những kết quả này hoàn toàn không rõ ràng cho lắm. Ngoài ra, một nghiên cứu tương tự đã tìm thấy những người sử dụng Chondroitin đều giảm tới 36% các dấu hiệu viêm sưng này. Đây là 1 kết quả cực kỳ quan trọng.
Nhiều nghiên cứu đều ủng hộ cho những phát hiện này. Hãy nhớ rằng, nhiều người tham gia sử dụng Chondroitin đều báo cáo là họ đồng thời cũng bổ sung glucosamine. Vì vậy, không rõ ràng liệu những kết quả đưa ra phía trên là từ thử nghiệm trên Chondroitin thôi hay là đã kết hợp với Glucosamine.
Tóm lại, hiệu quả điều trị viêm của Glucosamine vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Song nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nó có thể làm giảm viêm, đặc biệt là khi kết hợp với các chất bổ sung Chondroitin.
2. Hỗ trợ sức khỏe của khớp
Glucosamine vốn tồn tại tự nhiên trong cơ thể. Và một trong những vai trò chính của nó là hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của các mô giữa các khớp của bạn.
Sụn khớp là một loại mô có màu trắng bao phủ các đầu xương – nơi chúng gặp nhau và tạo thành khớp. Chính loại mô này cùng với một chất lỏng bôi trơn gọi là chất lỏng hoạt dịch, sẽ cho phép xương di chuyển tự do qua nhau, giảm thiểu ma sát giúp cho khớp không bị đau khi chuyển động. (3)
- Vậy Glucosamine có vai trò gì ở đây?
Nó giúp hình thành một số hợp chất hóa học liên quan đến việc tạo ra sụn khớp và dịch khớp. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy Glucosamine có thể bảo vệ mô khớp bằng cách ngăn chặn sự phá vỡ sụn, giảm thoái hóa collagen.
Một nghiên cứu được tiến hành trên 41 vận động viên đạp xe tìm thấy rằng, bổ sung 3g glucosamine mỗi ngày đều làm sụt giảm độ sụt giảm collagen trong khớp gối tới 27%, so với chỉ 8% ở nhóm chỉ ăn uống thông thường.
Một nghiên cứu nhỏ khác cũng tìm thấy sự sụt giảm đáng kể tỉ lệ phá vỡ collagen, với tỉ lệ tổng hợp collagen trong sụn khớp của các cầu thủ bóng đá được cho dùng 3g glucosamine mỗi ngày trong thời gian 3 tháng.
3. Điều trị đau xương khớp
Chất này cũng đang được nghiên cứu và sử dụng để điều trị nhiều vấn đề xương khớp khác nhau, như viêm khớp dạng thấp và loãng xương. Nhiều cuộc nghiên cứu đều chỉ ra rằng, bổ sung glucosamine mỗi ngày là giải pháp lâu dài, hiệu quả cho chứng thoái hóa khớp gối, nhờ giảm đau nhức, duy trì lớp sụn khớp và làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng Glucosamine ở dạng thuốc trị bệnh cần được thực hiện bởi các bác sĩ, bạn không nên tự ý sử dụng.
Ngoài ra, Glucosamine còn được cho là có tác dụng đối với nhiều chứng bệnh khác, nhưng đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học thuyết phục. Lợi ích của nó đối với xương khớp là thuyết phục nhất và đang được ứng dụng rộng rãi. (4)
4. Đau bàng quang
Glucosamine được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị đau bàng quang (IC), một triệu chứng liên quan tới việc thiếu hụt hợp chất Glycosaminoglycan. Vì glucosamine là tiền đề của hợp chất này, nên xét trên lý thuyết, bổ sung glucosamine qua các sản phẩm cũng có thể giúp kiểm soát IC. Tuy nhiên, cần tiến hành nhiều cuộc nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận cuối cùng.
5. Viêm đường ruột
Giống như đau bàng quang, viêm đường ruột cũng liên quan tới việc thiếu hụt Glycosaminoglycan. Hiện nay, các bằng chứng khoa học chứng minh glucosamine có thể giúp điều trị bệnh viêm đường ruột còn rất ít.
6. Đa xơ cứng
Nhiều nguồn thông tin đều khuyến nghị rằng, glucosamine có thể là 1 giải pháp điều trị bệnh đa xơ cứng hiệu quả. Tuy nhiên, cần tiến hành thêm nhiều cuộc nghiên cứu nữa. Một nghiên cứu đã đánh giá độ hiệu quả khi dùng glucosamine bên cạnh các giải pháp điều trị truyền thống bệnh đa xơ cứng.
7. Cườm nước
Nhiều người tin rằng, sử dụng glucosamine có thể hỗ trợ điều trị bệnh cườm nước. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, glucosamine có thể gia tăng sức khỏe thị giác, thông qua giảm viêm và tăng cường chất chống oxy hóa trong giác mạc. Tuy nhiên, vẫn cần rất nhiều cuộc nghiên cứu lớn hơn để đưa ra xác nhận cho thông tin này.
Glucosamine có thật sự tốt không?
Mặc dù có nhiều công bố về những hiệu ứng tích cực của glucosamine trong việc điều trị nhiều căn bệnh, nhưng các nghiên cứu chỉ ủng hộ những tác dụng của nó trong một phạm vi điều trị nhỏ. Hiện tại, bằng chứng rõ rệt nhất đều ủng hộ việc dùng glucosamine trong lộ trình điều trị lâu dài các triệu chứng thoái hóa khớp gối. Điều này có nghĩa là, nó có thể không hiệu quả với tất cả mọi người.
Theo những dữ liệu hiện có, đây chắc chắn không phải là giải pháp điều trị hiệu quả các căn bệnh khác cũng như các triệu chứng viêm. Nếu bạn có ý định sử dụng glucosamine, hãy chú ý tới chất lượng của các dòng sản phẩm bổ sung mà bạn chọn, vì mỗi loạn sẽ khác biệt và cũng cho hiệu quả khác biệt. Tốt nhất, vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có điều kiện!
Bổ sung Glucosamine như thế nào?
Bạn có thể nạp thêm Glucosamine cho cơ thể qua 2 con đường: thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm bổ sung.
1. Thực phẩm tự nhiên
Sụn đầu xương, sụn sườn của bò, gà, vịt, heo, vỏ của các loại hải sản như tôm, cua… Ngoài ra, người trẻ tuổi còn có khả năng tự tổng hợp Glucosamine từ thực phẩm giàu glutamine như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá, trứng, sữa, các loại đậu và rau xanh.
2. Thực phẩm bổ sung
Các loại viên uống Glucosamine chưa được công nhận là thuốc mà chỉ là một loại thực phẩm bổ sung. Ở dạng này Glucosamine có 2 loại:
- Glucosamine sulfate
- Glucosamine hydrochloride
Đôi khi, Glucosamine sulfate cũng được bán kết hợp với Chondroitin sulfate. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy đạt hiệu quả cao nhất là Glucosamine sulfate hoặc Glucosamine sulfate kết hợp với Chondroitin.
Tác dụng phụ của Glucosamine
Một số triệu chứng không mong muốn có thể xảy ra khi bạn sử dụng các loại viên uống Glucosamine là:
- Buồn nôn, nôn mửa
- Tiêu chảy
- Ợ nóng
- Đau bụng
- Buồn ngủ
- Nhức đầu
Những biểu hiện trên có thể gặp phải khi bạn dùng quá liều hoặc trong thời gian đầu khi cơ thể chưa quen. Hãy thử giảm liều lượng, nếu sau một thời gian các biểu hiện vẫn không giảm thì nên ngưng dùng và tham khảo bác sĩ.
Ngoài ra, nếu bạn gặp bất kì một dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng sản phẩm, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Những ai nên sử dụng viên uống Glucosamine?
- Người cao tuổi, sức khỏe xương khớp suy giảm
- Người mắc bệnh xương khớp lâu ngày (nếu dùng điều trị cần có chỉ định của bác sĩ)
- Người xương khớp yếu
- Người ăn uống không đủ chất
Những ai không nên sử dụng thực phẩm bổ sung Glucosamine?
Glucosamine an toàn với hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên nếu bạn thuộc một trong số các đối tượng sau đây thì nên thận trọng khi sử dụng, tốt nhất là hỏi ý kiến của người có chuyên môn.
- Người dưới 18 tuổi: Glucosamine bao nhiêu tuổi uống được? Hãy sử dụng khi bạn đã trên 18 tuổi.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Chưa có bằng chứng về sự an toàn của Glucosamine với đối tượng này.
- Người chuẩn bị phẫu thuật hoặc bị rối loạn chảy máu: Trong nhiều trường hợp, Glucosamine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Người dị ứng với hải sản: Một số sản phẩm Glucosamine có thành phần từ đuôi, vỏ hải sản. Bạn nên tìm hiểu kỹ về thành phần trước khi sử dụng.
- Người bị bệnh tiểu đường: Chất này có thể làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu đối với người mắc bệnh tiểu đường, dù nguy cơ này tương đối thấp. Nếu bạn bị tiểu đường hay đang dùng thuốc điều trị tiểu đường thì phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị về việc sử dụng Glucosamine.
- Người bị bệnh cảm cúm, bệnh tai mũi họng: Nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm viên uống này.
Uống Glucosamine đúng cách như thế nào?
1. Glucosamine uống như thế nào?
Sản phẩm này thường có dạng viên, bạn uống với nước tương tự như khi uống thuốc. Ngoài ra, để tăng hiệu quả hấp thụ, bạn nên uống chung với nhiều nước. Các sản phẩm bổ sung glucosamine đều được chế tạo từ các nguồn tự nhiên, bao gồm vỏ của hải sản hay nấm, hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm bổ sung glucosamine thường tồn tại ở 2 dạng:
- Glucosamine Sulfate
- Glucosamine Hydrochloride
Thông thường, các nhà sản xuất hay bán các sản phẩm chứa Glucosamine Sulfate riêng hoặc kết hợp với Chondroitin Sulfate.
2. Glucosamine uống ngày mấy viên?
- Liều lượng của mỗi viên sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất. Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có ghi trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều cho phép.
- Thông thường, Glucosamine được dùng ở mức 1.500mg mỗi ngày.
3. Glucosamine uống sáng hay tối, trước hay sau ăn?
Bạn có thể sử dụng sản phẩm vào cả buổi sáng hoặc tối, tốt nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.
4. Uống Glucosamine bao lâu thì có tác dụng?
Đây chỉ là một loại thực phẩm bổ sung, không phải là thuốc nên bạn sẽ khó thấy được tác dụng ngay lập tức. Thông thường, sau 2-3 tháng sử dụng thì bạn sẽ nhận ra sự thay đổi tích cực từ xương khớp.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao nhất, bạn nên kết hợp với tập luyện thể dục, thể thao ở cường độ vừa phải.
Glucosamine loại nào tốt?
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung Glucosamine dưới dạng viên uống để bạn lựa chọn. Hãy tin dùng sản phẩm của những thương hiệu uy tín để được đảm bảo vệ hiệu quả và độ an toàn.
Blackmores là thương hiệu thực phẩm bổ sung, chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Úc. Viên uống hỗ trợ xương khớp Glucosamine Sulfate 1500mg One-A-Day của hãng hiện đang là sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay, với tác dụng giảm đau khớp do viêm khớp, tăng khả năng vận động.
Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng tại iFitness để chăm lo cho hoạt động của hệ xương khớp.
Bài viết trên đã cung cấp tất cả thông tin Glucosamine là gì, các tác dụng, tác dụng phụ và cách bổ sung hiệu quả. Hãy quan tâm đến sức khỏe xương khớp của mình ngay từ bây giờ bằng cách ăn những thực phẩm có lợi, thường xuyên tập luyện thể thao và dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung nếu cần.
Sẽ tốt hơn nếu kết hợp sử dụng Glucosamine và dầu cá Omega 3 để hỗ trợ xương khớp và tim mạch!