0
Bạn đang đọc: Hệ thống van Desmo là gì? – Darwin Motors
Những ai đam mê dòng xe Ducati chắc hẳn đã nghe qua Desmo. Nhưng ít ai biết được sự thật Desmo là gì? Dưới đây là tất tần tật những thông tin về nó, cùng nhau tìm hiểu nhé.
Desmo là gì?
Ngay khi nhà sản xuất Ducati tung ra các mẫu xe được trang bị hệ thống Desmo ưu việt, từ khóa “Desmo là gì?” nhanh chóng nhận được sự quan tâm của dư luận và cộng động các biker.
Desmo là chữ viết tắt của Desmodromic, để chỉ một hệ thống phân phối khí được trang bị trong động cơ xe máy. Nó làm nhiệm vụ đóng mở các xupap, điều khiển việc cấp hỗn hợp nhiên liệu không khí vào buồng đốt ở kỳ hút và thải khí xả.
Tuy nhiên, Desmo đặc biệt hơn ở chỗ, nó là hệ thống phân phối khí đầu tiên không sử dụng lò xò. Điều này giúp nó giải quyết các “thiếu sót” ở hệ thống phân phối khí truyền thống.
Lịch sử ra đời của hệ thống phân phối khí Desmo
Chắc hẳn, rất nhiều người mới biết đến Desmo là gì trong vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, thật ra các van Desmo đã được đề cập lần đầu tiên bởi Gustav Mees từ những năm 1896.
Mãi đến những năm 1950, Mercedes Benz bắt đầu ứng dụng Desmo trong các động cơ đua 8 xilanh, đặc biệt là trong 300 chiếc xe đua SLR, chi phối các sự kiện như Mille Miglia và W196 Formula One.
Tiếp tục với công nghệ Desmo này là nhà sản xuất Ducati. Nhà thiết kế động cơ nổi tiếng Fabio Taglioni đã cho ra mắt chiếc Grand Prix 125cc với hệ thống Desmo một cách tiên tiến hơn. Công nghệ này đã tạo ra một loạt các chiến thắng cho Ducati ở những phiên bản tiếp theo.
Nguyên lý hoạt động/ cơ cấu phân phối khí của Desmo
Để thấy được sự kỳ diệu trong cơ cấu phân phối của hệ thống Desmo là gì, có lẽ ta nên nhìn lại nguyên lý hoạt động của các hệ thống phân phối khí truyền thống.
Đối với cơ cấu phân phối khí truyền thống, lò xo luôn bị nén và có xu hướng tỳ van lên đế. Ở những vòng tua lớn, hay tốc độ cao, một hoặc thậm chí cả 2 đầu lò xo rời khỏi điểm tỳ trước khi cam ép xuống.
Hay sử dụng nhiều lò xò lồng vào nhau nhằm giảm bớt sự giao động. Nhưng độ cứng của lò xò lại trở thành mối lo ngại. Nhưng nếu tăng cứng lò xo có thể làm tăng độ kín khít của lò xo nhưng làm tăng ma sát, lực mở van lớn.
Chưa hết, nếu van không được đóng kín, khí bên trong buồng đốt sẽ thoát ra ngoài trước khi quá trình cháy diễn ra, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng vận hành của động cơ.
Từ những điểm trên có thể thấy, sự tồn tại của lò xò chính là điểm yếu của hệ thống phân phối khí truyền thống. Cụ thể, nó chỉ có khả năng đáp ứng cho động cơ có vận tốc dưới 10.000 vòng/phút.
Nhưng với Desmo, kể từ khi biết Desmo là gì, nó đã cho phép động cơ làm việc ở tốc độ lên tới 15.000 vòng/phút. Điều này thật sự tạo nên một “tiếng vang” lớn cho hệ thống này.
Cụ thể, về cơ cấu phân phối khí, Desmo vừa sử dụng cò mổ làm nhiệm vụ mở van, vừa đồng thời kết hợp sử dụng thêm một cần đẩy thứ 2, làm nhiệm vụ đóng xupap thông qua con đội. Thực tế, hệ thống này vẫn cần dùng đến lò xo nhưng chỉ với chức năng làm kín khe hở.
Desmo được ứng dụng trên những mẫu xe nào?
Hiện tại, nhiều người biết Desmo là gì thông qua những mẫu xe Ducati. Thật vậy, Desmo chính là sự sáng tạo độc đáo của Ducati, được ứng dụng trên các mẫu xe và vẫn luôn mang đến thành công cho thương hiệu này.
Mặc dù giá thành hay chi phí bảo dưỡng hơi cao nhưng nó vẫn luôn được sử dụng cho đến ngày nay nhờ những tính năng ưu việt. Cụ thể, động cơ xe áp dụng hệ thống Desmo với tên gọi Desmo V4 đã được ứng dụng trên nhiều phiên bản xe mới hiện nay.
Chẳng hạn như những chiếc siêu mô-tô hàng đầu của Ducati như Panigale được ra mắt tại triển lãm môtô EICMA 2017. Với công suất lên đến 210 mã lực tại 13.000rpm và mô-men xoắn 119,9Nm tại 12.250rpm.
Khi công nghệ ngày càng phát triển, các “cỗ máy” nhiều xilanh hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều. Việc động cơ sử dụng ứng dụng hệ thống phân khối khí Desmo chính là một lợi thế của Ducati hiện nay.
Trên đây là một vài chia sẻ giúp mọi người hiểu rõ hơn về Desmo là gì. Bên cạnh đó là giải đáp về khả năng ưu việt của nó thông qua các nguyên lý, cơ cấu phân phối khí. Hy vọng những thông tin này thật sự bổ ích và thú vị với các bạn đọc nhé.
>>>>>Xem thêm: Thế nào là Pilot testing? Định nghĩa, Ý nghĩa và Ví dụ