HOCTHUE.NET: Phương pháp &quotAction research&quot và &quotProgram Evaluation&quot trong giáo dục

Bài viết này sẽ dành cho bạn bởi sentayho.com.vn sẽ giải thích nghiên cứu các phương pháp được dùng nhiều trong quá trình làm luận văn hoặc nghiên cứu trong giáo dục đó là 2 phương pháp “Action research” (Nghiên cứu hành động) và “Program Evaluation” (Đánh giá chương trình) . Tác giả cũng nêu so sánh 2 phương pháp này để bạn hiểu rõ hơn.

Bạn đang đọc: HOCTHUE.NET: Phương pháp &quotAction research&quot và &quotProgram Evaluation&quot trong giáo dục

Đối với giáo viên các cấp thì việc khó khăn trong quá trình nghiên cứu là một điều hết sức bình thường bởi vì họ ít khi phải nghiên cứu khoa học. Khó khăn điển hình đối với quá trình làm luận văn thạc sĩ hoặc phải làm sáng kiến kinh nghiệm đó chính là chưa rõ các phương pháp nghiên cứu trong khoa học nói chung mà cụ thể là khoa học giáo dục.

1. Phương pháp nghiên chung

Quá trình nghiên cứu nào cũng sẽ gặp quy trình nghiên cứu chung như sau:

Bước 1:

Các lý thuyết nghiên cứu hoặc lý luận để làm rõ nghiên cứu hơn (Bạn kỹ làm đề tài gì, chủ đề gì thì sẽ có lý luận về nó để làm rõ hơn. Ví dụ nếu bạn đang làm về “Kỹ năng nói tiếng Anh cho trẻ mầm non” thì có thể cần giải thích rõ khái niệm “Kỹ năng” là gì và các lý thuyết nếu có)

Có các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu: Câu hỏi nghiên cứu như câu hỏi để nêu vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn như trong chủ đề trên thì câu hỏi nghiên cứu là: Kỹ năng nói tiếng Anh của trẻ em tại trường XYZ như thế nào?. Còn giả thuyết là điều giả định nếu sử dụng chương trình Học tiếng Anh mới sẽ cải thiện kỹ năng của học sinh.

Bước 2:

  • Thu thập thông tin
  • Lấy mẫu và thiết kế mẫu:
  • Khi bạn thu thập bất kỳ loại dữ liệu nào, đặc biệt là dữ liệu định lượng, cho dù là quan sát, thông qua khảo sát hoặc từ dữ liệu thứ cấp, bạn cần quyết định thu thập dữ liệu nào và từ ai.

Để làm rõ hơn thế nào là “mẫu” và “tổng thể” thì bạn hãy coi số học sinh trong trường bạn là tổng thể và mẫu là mỗi lớp có 2 đại diện tổng hợp lại thành 50 học sinh. Như vậy 50 học sinh này sẽ được coi là “mẫu”. Nói một cách khoa học, mẫu nó phải chứa tỷ lệ tương tự của các nhóm nhỏ trong toàn bộ tổng thể và không loại trừ bất kỳ nhóm cụ thể nào, bằng phương pháp lấy mẫu hoặc theo thiết kế, hoặc do ai chọn trả lời. Bạn lưu ý rằng mẫu phải đủ lớn để cung cấp cho bạn đủ thông tin để tránh lỗi đáng tiếc. Nó không cần phải là một tỷ lệ cụ thể trong tổng thể của bạn, nhưng nó cần phải có ít nhất một kích thước nhất định để quá trình nghiên cứu khoa học của bạn có khả năng chính xác nhất, phù hợp nhất. Ngược lại, nếu nó không đủ lớn, nghiên cứu sẽ không chính xác. Chẳng hạn như nên lấy 10 học sinh trong một trường 5000 học sinh khó chấp nhận được.

Bước 3:

Xử lý dữ liệu: Sàng lọc tài liệu, phân tích tài liệu, thống kê xử lý thông tin, trình bày bằng biểu đồ

2. Phương pháp Action Research và Program Evaluation

2.1 Phương pháp action research

Action Research có thể được gọi là nghiên cứu hành động. Nghiên cứu hành động là một sự can thiệp có chủ ý vào một tình huống để mang lại những cải tiến cho nó hoặc giải quyết vấn đề. Denscombe (2010, tr 6) cho rằng mục đích nghiên cứu hành động là giải quyết một vấn đề cụ thể và đưa ra các hướng dẫn cho các hoạt động hiệu quả. Phương pháp này không phải là để đánh giá kết quả, mục tiêu mà để hiểu biết vấn đề của tình huống. Ví dụ như bạn cần nghiên cứu tình huống học sinh lớp 8 có kỹ năng nghe rất kém. Bạn cần trả lời vì sao học sinh lớp 8 lại có kỹ năng nghe kém.

  1. Nghiên cứu hành động kỹ thuật tạo ra các giải pháp làm cho quá trình hoặc chương trình trở nên tốt hơn (ví dụ: cải thiện phương pháp đọc tiếng Anh, kỹ năng nghe Tiếng Anh)
  2. Nghiên cứu hành động thực tế tìm cách cải thiện các kỹ năng chuyên nghiệp của các học viên

Quá trình bao gồm bốn giai đoạn: Lập kế hoạch, Hành động, Quan sát và Cảm nhận.

Tìm hiểu thêm: NameServer là gì? Hướng dẫn chi tiết cách đổi NameServer

>>>>>Xem thêm: Tuyển Tú Nữ Là Gì ? Nghĩa Của Từ Nữ Tú Trong Tiếng Việt Tuyển Tú Thời Thanh

Chu trình nghiên cứu theo phương pháp hành động, McTaggart (1988)

2.2 Nghiên cứu đánh giá chương trình (evaluation program)

Đánh giá chương trình là một phương pháp có hệ thống để thu thập, phân tích và sử dụng thông tin để trả lời các câu hỏi về dự án, chính sách và chương trình, đặc biệt về hiệu lực và hiệu quả đạt mục tiêu hay không?.

Để rõ hơn ta so sánh giữa “Action research” và “Program Evaluation” như sau:

So sánh giữa Action Research và Program Evaluation Action Research (Nghiên cứu hành động) Program Evaluation (Đánh giá chương trình) Mục đích Nhận diện vấn đề cụ thể mang tính thực tiễn (Ví dụ vấn đề học tiếng Anh kém học sinh lớp 8) Đánh giá tính hiệu quả của chương trình (Ví dụ đánh giá chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 8) Phương pháp Hiểu vấn đề; thực thi can thiệp để xem ảnh hưởng và để có kế hoạch hành động cải thiện vấn đề Có thể so sánh giữa trước và sau chương trình hoặc so sánh giữa mục tiêu, kết quả

Để tìm hiểu rõ hơn quý vị có thể tham khảo thêm các tài liệu bên dưới.

Tài liệu tham khảo:

Denscombe, M. (2010). The good research guide: for small-scale social research projects. Maidenhead: McGraw-Hill/Open University Press, 2010.

Adu, P. (2017, March 10). Difference between action research and program evaluation. Retrieved from sentayho.com.vn/kontorphilip/difference-between-action-resea…

Kemmis, S. and McTaggart, R. (1988). The Action Research Planner. Deakin University Press, Geelong, Victoria, 3rd edition.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *