Hội sở là gì? Những điều cần biết về phân cấp tổ chức ngân hàng

Hội sở là một trong những phân cấp tổ chức của ngân hàng, tuy nhiên lại không được nhắc đến thường xuyên nên có rất ít người biết khái niệm hội sở là gì? Hội sở giữ vai trò gì và chức năng nhiệm vụ của hội sở đối với 1 ngân hàng là như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng LendUp giải thích khái niệm về hội sở và tất cả những thông tin liên quan đến hội sở của một ngân hàng nhé.

Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não của ngân hàng nơi tập trung mọi chức năng, quyền hành

Hội sở là gì?

Hội sở ngân hàng được hiểu là trụ sở của một ngân hàng, hội sở được xem là trung tâm đầu não của ngân hàng đó. Theo cơ cấu tổ chức thì hội sở được xếp vào hàng cao nhất trong tổ chức.

Hội sở là nơi mà khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch, nơi mà các cơ cấu phân cấp thấp hơn không thể thực hiện được. Một trụ sở ngân hàng được chia thành nhiều phòng ban, và mỗi phòng đảm nhận một vai trò, nhiệm vụ khác nhau.

Để hiểu cụ thể nhất, có thể giải thích hội sở chính là nơi tập trung tất cả quyền hạn và quyết định để đưa ra những chính sách, chiến lược. Nơi đây chính là cơ quan đầu não có thể chi phối, điều hành và quản lý những hoạt động của ngân hàng đó.

Mỗi ngân hàng có bao nhiêu hội sở?

Trụ sở chính của ngân hàng thường chỉ có duy nhất, nơi đây tập trung các phòng ban chính của ngân hàng. Nơi đây cũng là nơi các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng tập trung và làm việc tại đây.

Một số ngân hàng có đến 2 hội sở, tuy nhiên con số này chiếm số lượng rất ít trong số các ngân hàng.

Vị trí xây dựng hội sở các ngân hàng

Hầu hết các ngân hàng sẽ chọn lựa một vị trí đắc địa để làm trụ sở chính của ngân hàng. Các hội sở thuộc các ngân hàng thường được đặt tại trung tâm, thành phố và các tuyến đường lớn để dễ dàng nhận biết.

Việc chọn lựa một vị trí đắc địa để đặt làm hội sở ngân hàng không chỉ thu hút sự quan tâm của khách hàng, mà còn là cách thuận tiện nhất để khách hàng có thể dễ dàng tìm đến và giao dịch.

Phân cấp tổ chức ngân hàng dưới hội sở còn có chi nhánh, phòng giao dịch, sở giao dịch

Cơ cấu phân cấp trong tổ chức ngân hàng

Để đảm bảo khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, các ngân hàng thường phân cấp tổ chức. Thứ tự phân cấp trong tổ chức ngân hàng từ lớn đến bé được thể hiện cụ thể như sau:

Hội sở >> Chi nhánh ngân hàng >> Sở giao dịch ngân hàng >> Phòng giao dịch ngân hàng.

Mỗi phân cấp trong cơ cấu tổ chức được quy định thực hiện được một số chức năng, và cấp càng lớn thì chức năng càng nhiều. Ngược lại phân cấp càng nhỏ sẽ có càng nhiều các chức năng bị giới hạn và phân cấp đó không thể thực hiện để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng. Tuy nhiên, nhìn chung tất cả các phân cấp trong tổ chức vẫn thuộc quyền quản lý của hội sở ngân hàng.

Chi nhánh ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng được phân quyền dưới hội sở ngân hàng. Các chi nhánh ngân hàng được đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, mỗi ngân hàng không quy định nên có thể có nhiều chi nhánh.

Các chi nhánh ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các nghiệp vụ của ngân hàng. Chi nhánh được phân thành 2 nhóm là chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2. Dựa theo tiêu chí lợi nhuận mà các ngân hàng sẽ quyết định đâu là cấp 1 và đầu là cấp 2.

Chi nhánh ngân hàng mang lại lợi nhuận cao hơn sẽ là chi nhánh cấp 1. Và ngược lại chi nhánh ngân hàng mang đến lợi nhuận thấp hơn sẽ là chi nhánh ngân hàng cấp 2.

Trái ngược với hội sở – trụ sở chính, mỗi ngân hàng có thể xây dựng rất nhiều chi nhánh để tăng khả năng cạnh tranh, đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm kiếm sử dụng dịch vụ tại ngân hàng.

Sở giao dịch ngân hàng là gì?

Sở giao dịch là cơ quan tổ chức thuộc sự quản lý hội sở và chi nhánh ngân hàng. Tuy nhiên, đây chính là nơi có lượng khách hàng đông nhất và mang đến lợi nhuận cao nhất trong các phân cấp của ngân hàng.

Sở giao dịch ngân hàng thường được đặt ở hầu hết các quận huyện, nơi đây sẽ bị hạn chế một số chức năng và quyền hạn nhất định so với chi nhánh, hội sở. Tại một số địa phương, sở giao dịch của ngân hàng chỉ có chức năng huy động nguồn vốn tiết kiệm hoặc cung cấp các khoản vay tín dụng.

Bởi đặc tính được xây dựng ở hầu hết các quận, huyện trên cả nước nên số lượng sở giao dịch của một ngân hàng khá lớn. Và đặc biệt hơn là các sở giao dịch lại có quan hệ vô cùng mật thiết để hỗ trợ nhau hoạt động, vận hành tốt nhất.

Phòng giao dịch ngân hàng là gì?

Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quyền quản lý của ngân hàng đó, cục thuế và sở giao dịch ngân hàng. Thông thường ở các ngân hàng thương mại cổ phần, một phòng giao dịch sẽ bao gồm các bộ phận chủ chốt như: Phòng kế toán – ngân quỹ, phòng tổng hợp, phòng khách hàng…

Phòng giao dịch ngân hàng là bộ phận thực hiện ít chức năng quyền hạn nhất trong cơ cấu phân cấp tổ chức của một ngân hàng. Nơi đây chỉ thực hiện các chức năng cơ bản của một ngân hàng nhất định. Và tại đây khách hàng sẽ không thể sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế bởi chức năng này không thuộc quyền hạn của phòng giao dịch.

Tùy thuộc vào hạn mức và nhu cầu giao dịch khách hàng có thể chọn lựa phân cấp ngân hàng phù hợp

Nên đến phân cấp tổ chức nào của ngân hàng để thực hiện giao dịch?

Thông qua các thông tin về phần cấp tổ chức trong ngân hàng, chắc hẳn ai cũng muốn đến hội sở – trụ sở chính để thực hiện giao dịch. Bởi nơi đây sẽ đáp ứng, giải quyết được mọi nhu cầu giao dịch, sử dụng dịch vụ của khách hàng. Tuy nhiên, trên thực tế khách hàng lại có xu hướng đến những nơi thuận tiện, gần nhất cho cá nhân. Vậy đâu sẽ là lựa chọn phù hợp cho khách hàng khi có nhu cầu cần giao dịch tài chính?

Tùy thuộc vào dịch vụ mà khách hàng sử dụng để có thể xác định cụ thể phân cấp tổ chức trong ngân hàng phù hợp để tiếp nhận, xử lý.

  • Với các phòng giao dịch ngân hàng địa phương có đủ quyền hạn và chức năng để đáp ứng nhu cầu vay hoặc gửi tiết kiệm khoản tiền dưới 2 tỷ đồng. Tuy nhiên không áp dụng cho dịch vụ thanh toán, chuyển tiền quốc tế.
  • Với sở giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng có thể đáp ứng hạn mức giao dịch trên 2 tỷ đồng, áp dụng cho nhu cầu gửi, vay, chuyển tiền hoặc thanh toán nước ngoài.
  • Hội sở ngân hàng là cơ quan đầu não tiếp nhận các giao dịch lớn mang tầm vĩ mô, với những hợp đồng kinh tế lớn. Nơi đây có đầy đủ quyền hạn và chức năng để giải quyết các nhu cầu giao dịch. Tuy nhiên, các giao dịch tại hội sở ngân hàng thường bị hạn chế, nên những khách hàng đến hội sở giao dịch thường là những người có tiềm lực về tài chính, đồng thời có địa vị xã hội nhất định.

Mặc dù chức năng, quyền hạn có khác nhau tuy nhiên lợi ích của khách hàng khi giao dịch tại các cấp tổ chức của ngân hàng đều như nhau. Bởi mọi cấp trong tổ chức đều cùng một hệ thống ngân hàng đều được quy định nhất quán về quyền lợi, nghĩa vụ.

Bên cạnh các phòng giao dịch, sở giao dịch… khách hàng khi có nhu cầu giao dịch đột xuất ngoài khung giờ làm việc có thể thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM hoạt động 24/7. Đây cũng được xem là một điểm giao dịch được mỗi ngân hàng quy định với chức năng và quyền hạn giới hạn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến hội sở là gì và những cấp tổ chức dưới quyền quản lý của hội sở. Hy vọng rằng những thông tin hữu ích này sẽ giúp quý khách hàng chọn lựa phân cấp tổ chức phù hợp để thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *