Hơi thở nông – một triệu chứng bệnh lý nguy hiểm cần cảnh giác | Medlatec

Thở nông tình trạng hơi thở ngắn, nhanh, gấp gáp, đôi khi là khó thở, có cảm giác như bị đè chặt vùng ngực, gây hô hấp khó khăn. Thường do phản ứng tâm lý lo lắng, hồi hộp, thói quen sinh hoạt gây nên các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, thở nông là triệu chứng đơn giản và phổ biến nhất.

07/02/2021 | Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở có nguyên nhân do đâu? 26/01/2021 | Tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở 29/12/2020 | Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết?

1. Những tình trạng khó thở cần được quan tâm

Tình trạng thở nông thường sẽ nguy hiểm hơn khi đi kèm các triệu chứng như: sưng bàn chân, sưng mắt cá chân, khó thở khi nằm thẳng, sốt, ớn lạnh, ho, thở khò khè. Những trường hợp trên nên sớm đi gặp bác sĩ để phát hiện kịp thời nếu có những căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp cũng nên được quan tâm như sau:

  • Thở ngắn: do cảm giác căng thẳng, lo lắng, nếu tình trạng lo lắng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hệ hô hấp, khi đó, phải cần đến sự can thiệp của bác sĩ.

  • Thở hụt hơi: thường xảy ra sau khi trải qua một quá trình vận động nhưng nếu tự nhiên cảm giác hụt hơi xảy đến thì rất có thể cơ thể đã gặp phải các vấn đề về tim mạch cũng như hô hấp.

  • Thở dốc: hơi thở nặng nhọc, khó khăn sau khi chơi thể thao nhẹ hoặc làm những công việc thông thường, đây là dấu hiệu của cơ thể đã mắc bệnh.

  • Mệt mỏi: là dấu hiệu của việc cơ thể không được cung cấp đủ oxy hoặc hít thở không đúng cách làm cho cơ thể trở nên mệt mỏi.

  • Thở khò khè: nguyên nhân do đường thở bị thu hẹp bởi dị vật hoặc các chất dịch hoặc các bệnh về nhiễm trùng và dị ứng.

Vận động mạnh khiến cho hơi thở khó khăn

2. Nguyên nhân tiềm ẩn phía sau chứng thở nông

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một hội chứng nguy hiểm nhưng ít được quan tâm và xử lý kịp thời, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc. Các cơn ngưng thở thường xảy ra khi đang ngủ, kèm biểu hiện ngáy to. Từ đó khiến người bệnh thở khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi và ban ngày, khó tập trung vào việc.

Bệnh hen suyễn

Thường có những triệu chứng: thở hụt hơi, khò khè, tức ngực,… Những cơn tức ngực thường xảy ra khi cơ thể gặp những tác nhân gây dị ứng như: bụi, phấn hoa, thời tiết,…

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thói quen hút thuốc, các đường dẫn khí bị sưng viêm và tổn thương làm thu nhỏ đường thở gây khó thở đối với những người trên 40 tuổi (nhất là từ 50 – 70 tuổi), càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng.

Bệnh tắc nghẽn phổi mãn tính làm thu hẹp đường thở

Ngộ độc khí carbon mono dioxide( CO)

Khí CO là một loại khí sinh ra do đốt nhiên liệu ở các khu công nghiệp, nhà máy. Khí này khi được hít trực tiếp vào hệ hô hấp của người qua phổi, chiếm chỗ của khí oxi làm thiếu hụt oxy lên não và gây ra các triệu chứng: buồn nôn, choáng váng, khó thở, đau ngực.

Vật lạ trên đường thở

Các vật lạ thường xuất hiện do hóc thức ăn, gây hẹp đường thở, sau đó là khó thở, thở khò khè hoặc ngưng thở thậm chí dẫn đến tử vong.

Viêm phổi

Là triệu chứng các túi khí chứa đầy dịch mủ làm cho việc hô hấp gặp khó khăn, dẫn đến các triệu chứng tức ngực, thở nông, lú lẫn mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn và tiêu chảy. Bệnh dễ gặp ở người già, trẻ em, người có bệnh nền tiểu đường và người có sức đề kháng yếu.

Tràn khí màng phổi

Không khí tràn vào giữa phổi và thành ngực gây ra các triệu chứng đau nhói ở ngực khi hít thở. Nếu không được kịp thời phát hiện và chữa trị thì có thể tử vong.

Bệnh tim mạch

Tim là cơ quan bơm máu đi qua phổi nên khi hoạt động của tim bị trục trặc sẽ khiến cho hệ hô hấp hoạt động khó khăn gây ra những cơn co thắt khó thở, có nguy cơ suy tim.

Thở nông hoặc khó thở tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm

3. Phát hiện và chẩn đoán

Thở nông là triệu chứng đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất khi mắc các loại bệnh về hô hấp và tim mạch. Vì thế, hãy làm theo các cách dưới đây để phát hiện bệnh và kịp thời xử lý.

Phát hiện thở nông bằng cách đếm tần suất nhịp thở

  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi trước khi thực hiện kiểm tra, không sử dụng các loại thuốc làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

  • Để bệnh nhân nằm ở tư thế nằm ngửa, hai tay để lên ngực, đếm nhịp thở bằng số lần nâng lên hạ xuống của tay.

  • Quan sát những bất thường trong quá trình đếm nhịp thở như: thở ngắn, thở không đều, đếm tần số nhịp thở trong 1 phút. Nếu có những triệu chứng bất thường, cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Nhờ sự can thiệp của y tế để phát hiện bệnh.

Nếu cảm thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường, mệt mỏi, khó thở lặp lại trong khoản thời gian dài thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế để kịp thời tìm ra nguyên nhân thực sự của thở nông và chữa trị bằng các biện pháp y học hiện đại.

  • Xét nghiệm máu (phổ biến nhất ) để phát hiện các chất lạ trong máu, từ đó xác định được nguyên nhân gây thở nông ở người bệnh.

  • Chụp MRI, chụp X – quang: giúp phát hiện dị vật trong đường hô hấp, phát hiện dịch mủ trong phổi,…

Chụp X – quang để phát hiện tình trạng cơ thể

4. Luyện tập một thói quen sống lành mạnh

Để tránh khỏi những phiền phức do chứng thở nông và những căn bệnh đằng sau đó chúng ta cần phải có một lối sống lành mạnh, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý và luyện tập thể dục điều độ.

  • Không hút thuốc lá: thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại tác động trực tiếp lên hệ hô hấp có thể gây ung thư phổi.

  • Tránh môi trường ô nhiễm, khói, bụi: đây là môi trường thuận lợi cho bệnh lý đường hô hấp phát triển.

  • Tránh thời tiết khắc nghiệt: hạn chế ra ngoài và những ngày thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm nếu bắt buộc phải ra ngoài hãy che chắn kĩ phần mặt và cổ để tránh tác động có hại của môi trường.

  • Tập thể dục điều độ, vừa sức để nâng cao sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.

  • Uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp phải điều trị bằng thuốc.

  • Tái khám thường xuyên để theo dõi tình hình bệnh.

Trên đây là một số gợi ý để giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về chứng thở nông và những nguy cơ bệnh tiềm ẩn sau đó. Bên cạnh đó là những cách bảo vệ sức khỏe trong môi trường ô nhiễm, đầy hóa chất như hiện nay. Và để đảm bảo an toàn hơn nữa cho sức khỏe của bản thân, hãy thường xuyên đi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để biết được tình trạng cơ thể khi cảm thấy có những triệu chứng bất thường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *