Hợp đồng quyền chọn là gì? Cách thức hoạt động – Gia Cát Lợi

Hợp đồng quyền chọn là gì?

Hợp đồng quyền chọn là thỏa thuận hoặc cam kết giữa bên mua và bên bán về một giao dịch tài sản cơ sở với giá xác định trong tương lai, trong đó bên mua của hợp đồng có quyền lựa chọn thực hiện giao dịch hay không (trong tương lai) bằng việc trả một khoản phí nhất định cho bên bán.

Ví dụ về hợp đồng quyền chọn:

Vào ngày 1/4/2021 công ty B mua từ công ty C một hợp đồng quyền chọn mua 20.000 bộ quần áo với giá 100.000 đồng/bộ, thời hạn là 6 tháng. Theo đó:

– Công ty B là người mua quyền chọn và công ty C là người bán quyền chọn

– Tài sản cơ sở là quần áo

– Giá thực hiện là 100.000 đồng/bộ

– Ngày đáo hạn là 1/10/2021

Theo quy định trong hợp đồng trên, vào ngày đáo hạn tức là ngày 1/10/2021, công ty B có quyền mua hoặc không mua 20.000 bộ quần áo tùy theo lựa chọn của mình. Tuy nhiên, nếu công ty B thực hiện quyền chọn mua thì công ty C có nghĩa vụ phải bán cho công ty A 20.000 bộ quần áo với mức giá 100.000 đồng/bộ. Cho dù mức giá của bộ quần áo đó có cao hoặc thấp hơn giá thực hiện thì công ty C vẫn phải có nghĩa vụ bán cho công ty A theo quy định trong hợp đồng.

Cách thức hoạt động của hợp đồng quyền chọn?

Có hai loại quyền chọn cơ bản, được gọi là quyền chọn bánquyền chọn mua.

Quyền chọn mua (call option) cho phép người chủ sở hữu hợp đồng quyền được mua các tài sản bảo đảm, trong khi quyền chọn bán (put option) cho họ quyền được bán chúng.

Do đó, các nhà đầu tư thường mua quyền chọn mua khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ tăng và quyền chọn bán khi họ dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ giảm.

Họ cũng có thể sử dụng các quyền chọn mua và bán – hy vọng giá sẽ ổn định – hoặc thậm chí kết hợp cả hai loại hợp đồng để có lợi cho họ dựa vào dự đoán của họ về sự biến động của thị trường.

Hợp đồng quyền chọn bao gồm ít nhất bốn thành phần: kích cỡ, ngày đáo hạn, giá thực hiện và phí thực hiện quyền chọn.

Đầu tiên, kích cỡ của lệnh liên quan đến số lượng hợp đồng được giao dịch.

Thứ hai, ngày đáo hạn là ngày mà sau đó nhà đầu tư sẽ không còn có thể thực hiện quyền chọn nữa.

Thứ ba, giá thực hiện là giá mà tài sản sẽ được mua hoặc bán (trong trường hợp người mua hợp đồng quyết định thực hiện quyền chọn).

Cuối cùng, phí thực hiện hợp đồng là giá mua hợp đồng quyền chọn. Nó là số tiền mà nhà đầu tư phải trả để có được quyền chọn. Vì vậy, người mua có được hợp đồng từ người bán theo giá trị của phí thực hiện quyền chọn. Phí này sẽ biến động khi càng đến gần ngày đáo hạn.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù người mua có thể chọn thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn mua hay quyền chọn bán của mình, nhưng người bán phải thực hiện vị thế của mình nếu người mua quyết định thực hiện. Vì vậy, nếu người mua quyền chọn mua quyết định thực hiện hợp đồng của mình, thì người bán có nghĩa vụ bán tài sản cơ sở.

Tương tự như vậy, nếu một nhà đầu tư mua một quyền chọn bán và quyết định thực hiện nó, thì người bán có nghĩa vụ phải mua tài sản cơ sở từ người đã mua hợp đồng. Điều này có nghĩa là người bán chịu rủi ro cao hơn người mua. Trong khi mức thua lỗ của người mua chỉ trong nằm trong giới hạn ở giá trị của phí thực hiện quyền chọn mà họ đã thanh toán để mua hợp đồng, thì người mua có thể mất nhiều hơn tùy thuộc vào giá thị trường của tài sản.

Các kiểu quyền chọn

Có 2 kiểu quyền chọn chính, đó là quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu châu Âu.

  • Quyền chọn kiểu châu Âu (European Option): người mua chỉ được thực hiện quyền vào ngày đáo hạn.
  • Quyền chọn kiểu Mỹ (American Option): người mua được thực hiện quyền vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn.

Ngoài ra, còn có một số kiểu quyền chọn đặc biệt khác như: Quyền chọn châu Á (Asian Option), Quyền chọn rào cản (Barrier Option), Quyền chọn Bermudan (Bermudan Option), Quyền chọn kép (Binary Option), Quyền chọn kỳ cục (Exotic Option), Quyền chọn tiêu chuẩn (Vanilla Option). Mỗi kiểu quyền chọn sẽ có một đặc tính riêng nhất định, trong đó, có 2 kiểu quyền chọn mà chắc chắn các bạn đã từng nghe qua hoặc cảm thấy rất quen thuộc, đó là Binary Option và Vanilla Option.

  • Binary Option là quyền chọn kép hay còn được gọi là quyền chọn nhị phân, là một dạng quyền chọn với tính chất “tất cả hoặc không có gì”, theo đó, tại thời điểm đáo hạn, nếu giá trị của tài sản cơ sở thỏa mãn điều kiện đã được định trước từ lúc ký kết hợp đồng thì người nắm giữ quyền chọn sẽ được thanh toán giá trị nhận được từ hợp đồng, nếu không thì sẽ chẳng có gì cả. Thị trường quyền chọn nhị phân hiện nay cũng hoạt động dựa trên nguyên tắc này nhưng có một số đặc điểm riêng của thị trường này và phụ thuộc vào cả những sàn BO.
  • Vanilla Option (quyền chọn tiêu chuẩn): thật ra đây là tên gọi chung cho tất cả các kiểu quyền chọn kể trên, ngoại trừ Exotic Option vì kiểu quyền chọn này có một số cấu trúc tài chính phức tạp nên được xếp riêng vào một loại khác. Đôi khi, người ta cũng sẽ chỉ xếp quyền chọn kiểu Mỹ và châu Âu vào loại Vanilla Option.

Đánh giá ưu nhược điểm của hợp đồng quyền chọn

Ưu điểm

  • Người mua quyền chọn mua có quyền mua tài sản ở mức giá thấp hơn thị trường khi giá hàng hóa tăng.
  • Người mua quyền chọn có thể kiếm lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa ở mức giá thực hiện khi giá thị trường thấp hơn giá thực hiện.
  • Người bán quyền chọn nhận được phí quyền chọn từ người mua để viết quyền chọn.

Nhược điểm

  • Giá thị trường giảm. Người bán quyền chọn bán có thể buộc phải mua tài sản ở mức giá cao hơn so với mức họ thường trả trên thị trường
  • Người viết quyền chọn mua phải đối mặt với rủi ro lớn nếu giá thị trường tăng đáng kể và họ buộc phải mua hàng hóa ở mức giá cao.
  • Người mua quyền chọn phải trả phí quyền chọn trả trước cho người viết quyền chọn.

So sánh hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận giữa hai bên về việc mua/bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với giá xác định trước. Hợp đồng tương lai là công cụ chứng khoán phái sinh được niêm yết và giao dịch trên một sở giao dịch chứng khoán. Vậy hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn có điểm gì giống và khác nhau?

Điểm giống

  • Hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai đều là sản phẩm của chứng khoán phái sinh, đều có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ…
  • Nhà đầu tư đều phải trả phí để mua hợp đồng
  • Có 2 phương thức thanh toán để nhà đầu tư lự chọn: chuyển giao tài sản cơ sở hoặc thanh toán bằng tiền mặt
  • Có thời gian đáo hạn cụ thể
  • Hình thức chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện giữa các nhà đầu tư với nhau
  • Đều được trung tâm bù trừ đảm bảo thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán

Điểm khác

Hợp đồng quyền chọnHợp đồng tương lai

Đối tác liên kết chuyển phát nhanh: Với phương châm “nhanh chóng – an toàn – tiết kiệm”, Việt Tín Express luôn mong muốn gửi đến cho khách hàng những dịch vụ vận chuyển chất lượng nhất. Khi gửi hàng đi Mỹ, khách hàng nên nắm rõ danh mục những mặt hàng được phép và cấm vận chuyển để thuận tiện hơn cho việc chuẩn bị, đóng gói.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *