Khả năng phát âm (Pronunciation) chiếm đến 25% điểm thi IELTS Speaking, chưa kể đến việc phát âm chuẩn có ảnh hưởng đáng kể đến sự tự tin và khả năng nói trôi chảy (Fluency) của bạn. Vậy luyện Pronunciation thế nào cho hiệu quả? Hãy cùng JOLO English học cách chuẩn hoá phát âm của bạn qua bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Luyện Phát Âm trong IELTS Speaking
Phần Speaking trong bài thi IELTS sẽ được chấm điểm dựa trên 4 tiêu chí khác nhau :
- Vocabulary – Từ vựng (25%)
- Grammar – Ngữ pháp (25%)
- Fluency and Coherence – Sự trôi chảy và mạch lạc (25%)
- Pronunciation – Phát âm (25%)
Phát âm là phần kỹ năng khiến nhiều người học tiếng Anh nói chung ( và học IELTS nói riêng )cảm thấy khá bối rối và khó để cải thiện, đặc biệt là với những người có giọng địa phương. Thực tế là, cũng giống như tất cả những kỹ năng tiếng Anh khác, phát âm của bạn sẽ tiến bộ nếu được luyện tập thường xuyên. Tuy nhiên bạn cũng cần phải luyện tập sao cho đúng cách.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn về các Thành tố Phát âm (pronunciation features) và cách để cải thiện khả năng Pronunciation khi tự học ở nhà.
Tiêu Chí Chấm Điểm
Nếu muốn đạt Band điểm 8.0 Ielts cho phần phát âm, bạn sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phát âm rành mạch, dễ hiểu
- Có khả năng sử dụng chính xác các thành tố phát âm (pronunciation features)
Vậy các thành tố phát âm (pronunciation features) là gì ? Làm thế nào để cải thiện chúng?
Thành Tố Phát Âm
Để đạt được điểm cao trong kĩ năng Speaking, bạn nên nắm vững kỹ năng sử dụng các thành tố sau:
- Âm vị (Individual Sounds): để phát âm tiếng Anh chính xác, trước hết bạn phải thành thạo tất cả các đơn âm trong Bảng Âm Vị tiếng Anh (Phonemic Chart)
- Trọng âm từ (Word Stress): Mỗi từ có một số lượng âm tiết nhất định, và một số âm tiết được nhấn mạnh hơn những âm còn lại. Điều này làm trọng âm từ.
- Trọng âm câu (Sentence Stress): Trong một câu, một số từ được nói nhấn mạnh hơn những từ còn lại (thường là những từ thể hiện nội dung chính của câu).
- Âm yếu (Weak Sounds): Một số từ trong câu được phát âm yếu và nhẹ hơn thông thường (một cách có chủ đích). Điều này cũng giúp tạo nên sự trôi chảy trong khi nói.
- Nối âm (Linking Words): Trong cách phát âm của người bản ngữ, một số từ được nói nối âm vào nhau. Hiện tượng này được gọi là Connected Speech.
- Ngữ điệu (Intonation): Sự thay đổi cao độ trong tông giọng giúp thể hiện cảm xúc hoặc loại câu (câu hỏi, câu tự sự, câu tu từ…) mà người nói muốn truyền đạt.
1. ÂM VỊ
Tìm hiểu thêm: Aluminum alloy là gì? Ứng dụng vào trong cuộc sống ra sao
Tất cả các đơn âm trong tiếng Anh đều được thể hiện ở Bảng Âm Vị trên. Nguyên âm nằm phía trên còn phía dưới là phụ âm.
Bảng Âm Vị này rất hữu ích trong việc nhận dạng những âm khó. Mỗi người đều một số âm mà họ cảm thấy khó phát âm hơn và việc sửa những lỗi này sẽ giúp cải thiện khả năng nói tiếng Anh một cách đáng kể.
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu Bảng Âm Vị hoạt động thế nào và cách tốt nhất để làm việc này là sử dụng phần mềm tương tác Phonemic của Hội Đồng Anh. Bạn có thể tải chúng tại British Council’s Interactive Phonemic Chart (bạn cần Adobe Flash Player để sử dụng phần mềm này).
- Cách đánh vần âm vị
Bạn có thể tìm thấy cách đánh vần âm vị của từ ở hầu hết mọi từ điển online, tuy nhiên Cambridge Dictionaries Online là nguồn đáng tin cậy nhất.
- Phát âm chính xác
Theo bạn thì việc phát âm xuất phát từ não bộ của bạn (bằng việc suy nghĩ về âm muốn nói) hay từ cơ thể của bạn (bằng việc vận động các cơ hàm, lưỡi để tạo ra âm thanh)?
Câu trả lời là cả 2, tuy nhiên cơ thể của bạn có đóng góp quan trọng hơn não bộ. Ví dụ trong việc huýt còi hoặc thổi sáo, vị trí miệng, lưỡi và quai hàm là 3 thứ quan trọng để tạo nên những cao độ và âm thanh khác biệt.
- Luyện tập tại nhà
Có 2 website mà bạn có thể dùng để cải thiện cách phát âm của mình.
Đầu tiên là HowJSay. Website này cho phép bạn nghe cách mà người bản xứ phát âm một từ bất kỳ mà bạn nhập vào.
Thứ 2 là Sound Of Speech. Trang web này chứa một loạt các video tương tác giúp bạn học cách đặt vị trí lưỡi, hàm và môi để phát âm chính xác từng âm vị trong tiếng Anh. Dựa trên các video này, bạn có thể luyện tập tại nhà và sử dụng gương để kiểm tra khẩu hình của mình khi nói.
>>>>>Xem thêm: Diferencia entre las resoluciones 480p, 720p, 1080p y 4K – Soporte TIC
- Bài tập
Các phương pháp mà bạn có thể áp dụng khi tự luyện tập tại nhà:
- Sử dụng phần Phonemic Spelling (đánh vần âm vị) trong từ điển online để xem cách phát âm của mỗi từ
- Sử dụng Bảng Âm Vị để xem cách đọc các âm này
- Sử dụng HowJSay để nghe cách người bản ngữ phát âm
- Sử dụng Sound of Speech để học cách nói chính xác của mỗi đơn âm
Hãy thử áp dụng các phương pháp trên để luyện nói những từ dưới đây. Chúng là các từ mà khá nhiều người học tiếng Anh gặp khó khăn trong việc phát âm một cách chính xác:
- Manage
- Wednesday
- Talent
- Weather
- Selfish
- Identical
- Thought
- Colleague
2. TRỌNG ÂM TỪ
Mỗi từ được cấu thành từ các âm tiết, và thông thường có 1 hoặc 2 sẽ được nhấn mạnh hơn phần còn lại. Việc nhấn trọng âm từ không chính xác có thể khiến người bản ngữ gặp khó khăn trong việc hiểu những gì bạn nói, thậm chí bạn có thể mất nhiều điểm IELTS cho các lỗi này.
Hãy xem các từ sau:
- Photograph
- Photographer
- Photographic
Có bao nhiêu âm tiết trong các từ này? Những âm tiết nào phải cần nhấn mạnh?
Nếu bạn cho rằng do 3 từ trên tương đối giống nhau mà chúng có cùng một cách nhấn trọng âm thì bạn đã hoàn toàn nhầm. Trọng âm của mỗi từ được gạch chân như sau:
- Photograph
- Photographer
- Photographic
3. TRỌNG ÂM CÂU
Hãy xem câu sau:
Meet me at 9pm on the corner of 5th and 6th Streets on Saturday.
Từ nào trong câu bạn nên nhấn mạnh?
Trong câu này, chúng ta nên nhấn mạnh những từ được gạch chân:
Meet me at 9pm on the corner of 5th and 6th Streets on Saturday
Có hai loại từ khác nhau trong một câu :
- Từ Nội Dung (Content Words)
- Từ Chức Năng (Function Words)
Từ Nội Dung (Content Words) là những từ hàm chứa ý nghĩa nội dung của câu. Chúng thường là động từ, danh từ, tính từ hoặc phó từ (nhưng không nhất thiết phải luôn là 4 loại từ này). Chúng ta thường nhấn mạnh Content Words bởi vì chúng là phần quan trọng nhất của câu. Thiếu chúng, câu từ sẽ không có ý nghĩa.
Từ Chức Năng (Function Words) không hàm chứa nội dung câu mà chúng nhằm đảm bảo quy tắc ngữ pháp. Chúng không quan trọng bằng Từ Nội Dung và không cần được nhấn mạnh. Từ Chức Năng thường là đại từ, mạo từ và giới từ.
Thay Đổi Trọng Âm
Đôi khi thay đổi trọng âm có thể biến đổi ý nghĩa của câu. Hãy quan sát ví dụ dưới đây và xem từ nào mà bạn nên nhấn mạnh trong câu này?
I didn’t say we should kill him.
Câu trên có thể có bao nhiêu nghĩa?
Chúng ta thường nhấn mạnh từ “didn’t” nhưng hãy thử nhấn mạnh từng từ khác và xem điều này có thể thay đổi ý nghĩa của cả câu như thế nào.
Ví dụ, nếu chúng ta nhấn mạnh từ “say”, câu này có nghĩa là bạn không nói trực tiếp “we should kill him” nhưng bạn có thể đã nói gián tiếp bằng việc viết hoặc ra tín hiệu.
Nếu chúng ta nhấn mạnh từ “kill”, câu này có nghĩa là bạn đã không dùng từ “kill” mà đã sử dụng một số động từ khác như “beat”, “kiss” hoặc “hug”, không phải là “kill”.
4. ÂM YẾU
Như đã đề cập ở trên, chúng ta nhấn mạnh một số từ nhất định trong câu bằng cách phát âm chúng rõ ràng hơn những từ khác . Nhưng đồng thời chúng ta cũng cần để ý đến những từ không được nhấn mạnh. Những từ đó được gọi là âm yếu.
Những từ này thường là Từ Chức Năng (Function Words) và chúng không quan trọng bởi vì chúng không hàm chứa ý nghĩa nội dung câu. Chúng ta tạo ra các âm yếu bằng cách thay đổi nguyên âm (vowel sound) thành /ə/.
Việc này không chỉ giúp bạn nói giống người bản xứ hơn mà còn giúp việc nói được trôi chảy, mượt mà hơn. Nó cũng giúp bạn cải thiện đáng kể kỹ năng nghe bởi hầu hết các câu trong tiếng Anh đều chứa âm yếu và điều này thường gây khó khăn cho người học tiếng Anh khi làm các bài tập Listening.
5. NỐI ÂM
Bạn đã từng nghe thấy người bản xứ nói tiếng Anh và bạn nghĩ rằng họ đang nói quá nhanh khiến các từ nhíu lại với nhau? Đó là bởi vì họ đang sử dụng kỹ thuật Nối Âm.
Thông thường, chúng ta không nói một từ rồi dừng lại rồi mới nói từ tiếp theo trong câu. Trong cách nói của người bản xứ, họ thường nối các từ với nhau và điều đó giúp câu nói trở nên trôi chảy, liền mạch hơn. Nói cách khác, âm cuối cùng và âm đầu tiên của 2 từ đứng cạnh nhau có thể thay đổi.
- Phụ âm nối với nguyên âm
Khi một từ kết thúc với một phụ âm và từ kế tiếp bắt đầu với một nguyên âm, 2 âm kết hợp với nhau.
Bạn hãy quan sát câu dưới đây để hiểu hơn về cách nối giữa phụ âm và nguyên âm;
It’s a little bit of a problem
Âm cuối cùng của “It’s” là phụ âm “s” và âm thanh tiếp theo ở từ “a” là một nguyên âm, vì vậy chúng kết hợp với nhau thành “itsa”.
Cũng tương tự “bit of a”. Tất cả những từ kết hợp với nhau vậy nên chúng nghe như “bitova”
- Nguyên âm nối với nguyên âm
Khi một từ kết thúc với 1 nguyên âm và từ tiếp theo bắt đầu với 1 nguyên âm, chúng kết hợp với nhau và âm /w/ or /j/ có thể được thêm vào.
Hãy quan sát ví dụ dưới đây:
Two eggs – Âm /w/ được thêm vào
Three eggs – Âm /y/ được thêm vào
- Nhân đôi âm
Khi một từ kết thúc bằng 1 phụ âm và từ tiếp theo cũng bằng chính phụ âm đó, chúng ta không nói đủ cả 2 âm mà thay vào đó kết hợp chúng thành 1.
Hãy xem các ví dụ sau”:
I’m a bit tired
We have a lot to do
Tell me what to say
- Micro-Listening
Bạn có thể cải thiện khả năng nghe và phát âm cùng một lúc khi mà bạn sử dụng kỹ thuật micro-listening. Micro-listening là khi bạn nghe người bản ngữ nói và bị gián đoạn bởi bạn không hiểu họ nói gì. Rất có khả năng rằng bạn đã gặp phải Âm Nối và nó khiến cho bạn không nghe rõ từ nào đang được nói đến,
Theo đó, bạn lại nghe đi nghe lại cho đến khi bóc tách được câu đó và có thể viết lại nó một cách chính xác. Khi ấy, bạn có thể xác định những từ được nối với nhau và luyện tập phát âm bằng cách nói lại y hệt theo cách người bản ngữ nói.
6. NGỮ ĐIỆU
Ngữ điệu chính là sự thay đổi tông giọng và cao độ trong cách nói của người bản xứ.
Sự thay đổi trong ngữ điệu có thể ảnh hưởng tới ý của người nói, kể cả là đối với cùng 1 câu.
Có nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể đổi ngữ điệu:
- Giảm
- Tăng
- Giữ nguyên
- Giảm rồi Tăng
- Tăng rồi Giảm
Lỗi lớn nhất mà các thí sinh thi IELTS thường mắc phải là không để ý đến ngữ điệu. Điều này khiến bạn như thể không có một chút thái độ, cảm xúc nào với chủ đề mà bạn đang nói, và trong mắt giám khảo IELTS thì việc đó khá là nhàm chán.
Sẽ tốt hơn nếu như bạn thể hiện thái độ hứng thú với những gì mà bạn đang nói. Bạn có thể làm điều này bằng cách tăng cao độ ở giữa câu và giảm tông giọng ở cuối câu. Việc tăng cao độ cho thấy cảm xúc tích cực về chủ đề và việc giảm tông giọng ở cuối câu thể hiện rằng câu đã kết thúc. Đây là một số luật tổng quát, tuy nhiên, cũng có rất nhiều biến thể.
Cách tốt nhất để cải thiện phát âm là lắng nghe người bản ngữ rồi copy ngữ điệu của họ. Bạn có thể xem phim, nghe đài hoặc những video online để học được sự đa dạng trong ngữ điệu của người nói tiếng Anh.
Chúc các bạn cải thiện Phát âm thật tốt và có sự chuẩn bị tuyệt vời nhất cho bài thi IELTS Speaking của mình!
–
Tìm hiểu thêm các khóa học tại GLN / JOLO English – Hệ Thống Trung Tiếng Anh và Luyện Thi IELTS uy tín nhất tại Hà Nội và HCM :
- Khóa học Luyện Thi IELTS tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp cho người đi làm tại Hà Nội và HCM
- Khóa học Tiếng Anh cho trẻ em từ 3 – 16 tuổi
Hệ Thống Trung Tâm Anh Ngữ GLN / JOLO:
- Hà Nội: (024) 6652 6525
- TP. HCM: (028) 7301 5555
- JOLO: Số 4, ngõ 54 Nguyễn Thị Định, Hà Nội
- JOLO: Số 27 Trần Đại Nghĩa, Hà Nội
- JOLO: Biệt thự B8, ngõ 128 Thụy Khuê, Hà Nội
- JOLO: Số 7, đường số 2, Cư Xá Đô Thành, Q.3, Tp.HCM
- JOLO: Số 2, tầng 1, tòa C2, Vinhomes Central Park, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
- GLN: Tầng 1 & 12, Tòa nhà Handico Phạm Hùng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội
- GLN: Tầng 1 & 8, Tòa nhà Coalimex 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội