Hiện nay hình thức làm việc tự do (freelancer) nói chung và nghề viết tự do (freelance writer) nói riêng đang trở thành xu hướng không chỉ trên thế giới mà cả ở Việt Nam. Đặc biệt khi công nghệ càng phát triển thì những cây viết tự do càng có thêm nhiều cơ hội.
Bạn đang đọc: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z cách tìm kiếm công việc cho freelance writer mới vào nghề | bởi Ha Phuong | Brands Vietnam
Tuy vậy, để bắt đầu sự nghiệp viết lách tự do là điều không dễ dàng, và nhiều người còn e ngại vì chưa hiểu rõ hình thức làm việc này, cũng như chưa biết cách tìm kiếm công việc cho freelancer. Nội dung sau đây sẽ là những hướng dẫn cụ thể kèm kinh nghiệm cá nhân của người viết để bạn có thể nhanh chóng tìm được việc phù hợp với vai trò là một freelance writer “mới toanh”.
Freelance writer là gì?
Có rất nhiều định nghĩa nhưng để giải thích một cách đơn giản thì freelance writer là những người viết không thuộc một tổ chức nào. Họ có thể hợp tác cùng lúc với nhiều đơn vị, viết nhiều thể loại nội dung và có thể đa dạng hóa nguồn thu nhập. Freelance writer cũng được biết đến là những người tự làm mọi việc liên quan đến công việc viết và tự trả lương cho mình.
Sau đây là một số ưu và nhược điểm của nghề freelance writer bạn cần biết trước khi bắt đầu:
Ưu và nhược điểm của nghề freelance writer
Ưu điểm
Nguồn: Freepik
Có khá nhiều ưu điểm mà công việc viết lách tự do đem đến cho bạn, ví dụ:
– Bạn không phải dành thời gian từ sáng đến tận chiều muộn ở công ty. Thay vào đó, bạn có thể chủ động chọn địa điểm và đặt ra khoảng thời gian phù hợp để làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí.
– Bạn có thể viết về chủ đề mình thích hoặc chủ động chọn người mà mình muốn làm việc cùng.
– Địa điểm làm việc của bạn cũng linh hoạt để tăng cảm hứng sáng tạo. Có thể là ở phòng làm việc tại nhà, một quán cafe ưa thích, trên trang trại của gia đình hoặc tại vùng quê giữa thiên nhiên trong lành…
– Góc làm việc của những người viết tự do cũng được thiết kế theo sở thích và phong cách cá nhân – điều mà môi trường làm việc tại văn phòng truyền thống khó có được. Ví dụ nếu bạn thích phong cách tối giản thì chỉ cần một chiếc bàn và ghế cùng kệ sách là được. Hoặc bạn thỏa thích thiết kế căn phòng làm việc lại nhà với những đồ trang trí hết sức lãng mạn theo phong cách vintage. Chắc chắn môi trường làm việc sẽ có ảnh hưởng đến cảm hứng sáng tạo của bạn.
– Bạn không cần xin phép ai để đi nghỉ cùng gia đình, đi mua sắm với bạn bè hay về quê vào giữa tuần. Bố mẹ bị ốm đột xuất, bạn vẫn có thể đưa họ vào bệnh viện ngay lập tức.
– Người viết tự do có thể làm việc 5 giờ – 20 giờ – 40 giờ/1 tuần, tùy theo nhu cầu về thu nhập hoặc các mục tiêu ưu tiên trong cuộc sống ở từng giai đoạn.
– Thu nhập của một người viết tự do không ổn định mà dao động, có thể thấp mà cũng có thể rất cao, tùy thuộc kinh nghiệm, khả năng, mối quan hệ và thời điểm.
– Bạn có thể chủ động học các kiến thức phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển bản thân và ngách nội dung mà mình triển khai.
Như vậy có quá nhiều ưu điểm khi chúng ta làm nghề viết lách tự do. Nhưng đồng xu nào cũng có hai mặt, ánh sáng xuất hiện thì không thể thiếu vai trò của bóng tối. Sau đây là một số nhược điểm khi theo đuổi nghề viết và hình thức làm việc tự do này.
Nhược điểm
– Thời gian làm việc bị đảo lộn nếu bạn không biết cách sắp xếp khoa học giữa công việc và cuộc sống riêng. Những bạn trẻ thì dễ sa đà vào việc ngủ nướng, xem phim hoặc lướt mạng cả ngày. Còn những người viết tự do là mẹ bỉm sữa thì phải đối mặt với những điều trên cộng thêm việc con cái cứ quấn lấy chân. Đôi khi bạn còn phải làm mọi việc lặt vặt trong nhà trước khi có thể ngồi vào bàn làm việc.
– Thu nhập bấp bênh vì không có người trả lương hàng tháng cho bạn.
– Công việc nhận được không ổn định. Có những lúc bạn rơi vào giai đoạn cao điểm với quá nhiều việc, nhưng lại có lúc bạn không đủ việc để làm (ví dụ như trong tình hình dịch Covid-19 căng thẳng).
– Những người viết tự do thường sẽ phải đối mặt với những áp lực từ cái nhìn thiếu tin tưởng của người thân trong gia đình và cả người xung quanh. Bởi xã hội vẫn tồn tại quan điểm phổ biến rằng làm tự do là không ổn định và thu nhập bấp bênh. Nếu không hiểu rõ những việc mình đang làm, lộ trình mình cần đi để tiến đến cuộc sống tự do với mức thu nhập ổn định khi trở thành freelance writer thì rất khó để bạn có thể theo đuổi lâu dài.
– Nhiều freelance writer cũng gặp khó khăn khi tự giác làm việc bởi không có sếp nào quản lý bạn ngoài chính mình.
– Những freelance writer trong giai đoạn rất dễ nản chí vì không biết cách tìm khách hàng tử tế ở đâu hoặc chỉ nhận những công việc trả mức lương bèo nhèo. Kết quả, làm thì nhiều nhưng nhận chẳng được bao nhiêu.
Trong trường hợp của mình, cũng như nhiều cây viết tự do khác, mình gặp khó khăn trong việc quản lý bản thân ở giai đoạn đầu. Điều này từng khiến mình cảm thấy bản thân thật “vô dụng” và rơi vào bế tắc.
Mình từng có giai đoạn xem phim cả ngày hoặc nằm không chẳng làm gì vì không thể phá vỡ sức ỳ quá lớn trước đây. Ngoài ra, ánh nhìn của hàng xóm, họ hàng và cả những người thân xung quanh cũng là rào cản lớn với mình trong giai đoạn đầu. Mình từng được bà hàng xóm hỏi là “Cháu không đi làm à?” khi thấy mình sáng nào cũng cho con xuống dưới chơi vào “giờ hành chính”. Hoặc họ hàng của mình cũng sốt ruột và còn ái ngại khi nghe mình bảo “Cháu làm việc ở nhà”. Thực tế, đây chính là rào cản chính mà những người làm tự do cần vượt qua. Nhưng mình tin rằng để chuyển tiếp sang một giai đoạn mới thì luôn cần những đoạn gập ghềnh đầy thử thách như thế. Lửa thử vàng, gian nan thử sức mà.
Tuy vậy, bạn đừng sợ hãi chỉ vì có quá nhiều nhược điểm khi tiến đến hình thức làm việc tự do trong vai trò là một cây viết. Để quyết định xem mình có muốn và có thể trở thành freelance writer không, bạn hãy kiểm tra danh sách dưới đây.
Checklist nhanh: Bạn đã có đủ những gì cần thiết để trở thành freelancer chưa?
Sau đây là một số điều kiện cần thiết để quá trình bạn trở thành freelance writer được thuận lợi hơn:
1. Bạn cần có quỹ dự phòng
Điều kiện đầu tiên đó là bạn cần có nguồn tài chính dự phòng trong giai đoạn đầu khi chưa có thu nhập ổn định. Yếu tố này rất quan trọng bởi chắc chắn một điều là ít nhất 6 tháng đầu, thu nhập của một freelance writer có thể không đủ để chi trả cho cuộc sống sinh hoạt. Khi có quỹ dự phòng, bạn bớt đi gánh nặng cơm áo gạo tiền khi theo đuổi nghiệp freelance.
Mình đã trải qua tới 3 -4 lần thay đổi công việc và trước mỗi giai đoạn đó, mình luôn chuẩn bị khoảng 30 triệu (tương đương 6 tháng thu nhập ở mức tối thiểu) để duy trì cuộc sống. Đây chỉ là con số gợi ý, bạn cần cân nhắc chi phí ăn uống trong một tháng của bạn là bao nhiêu, có phải đóng tiền học phí cho con, rồi chi phí trả tiền thuê nhà, trả lãi ngân hàng (nếu có)… để biết nên chuẩn bị bao nhiêu trước khi bắt đầu làm việc tự do.
2. Hãy xác định rõ mục tiêu
Bạn cần xác định rõ mục tiêu của mình là gì và các ưu tiên trong cuộc sống khi có ý định trở thành người viết tự do. Ví dụ, bạn chỉ cần mức thu nhập không quá cao để dành đủ thời gian cho gia đình và nghỉ ngơi chăm sóc sức khỏe. Hoặc bạn muốn có bứt phá về thu nhập đủ để trang trải nợ nần, đầu tư kinh doanh… Hay bạn chỉ đơn giản là cần tìm lại bản thân và phát triển sự nghiệp lâu dài mà không phải quá vội vàng.
Khi xác định rõ mục tiêu, bạn sẽ không bị xa rời cái động lực khiến bạn muốn trở thành người viết tự do từ ban đầu.
3. Những kỹ năng cần có
Theo tác giả Linh Phan nhắc đến trong cuốn “Con đường trở thành Freelance Writer”, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công khi trở thành cây viết tự do nếu có các kỹ năng sau:
-
Bạn không ngại giao tiếp, giỏi truyền đạt các thông điệp muốn nói.
-
Bạn có khả năng thích nghi, biết cách tiếp cận với giọng văn, phong cách trình bày khác nhau cho nhiều thể loại khác nhau.
-
Bạn làm việc chuyên nghiệp, hoàn thành công việc đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.
-
Bạn luôn chủ động trong công việc và thời gian để giải quyết và hoàn thành các đầu việc trong ngày một cách trơn tru.
-
Bạn có khả năng tổ chức và lập kế hoạch tốt để tránh tình trạng quá tải.
-
Bạn biết tại thời điểm ấy nên ưu tiên việc gì và không nên ưu tiên cái gì.
-
Bạn quản lý thời gian tốt (cực kỳ quan trọng với người làm tự do). Vì khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả chứ không cần biết bạn đã dành bao nhiêu thời gian.
-
Bạn có khả năng tập trung cao, không bị sao nhãng bởi bất kỳ thứ gì.
-
Bạn có tinh thần cầu tiến, không ngừng cập nhật, phát triển bản thân.
4. Nên đầu tư vào bản thân trước tiên
Bạn cần tìm cho mình một khóa học đáng tin cậy và/hoặc một người hướng dẫn phù hợp, tận tâm về việc sáng tạo nội dung. Thực ra cũng có người tự mình tìm thấy lối đi để trở thành người viết tự do thành công và có thu nhập tốt. Nhưng cá nhân mình nghĩ đây là cả một chặng đường dài và cần thay đổi tư duy cũng như phá vỡ những thói quen cũ nếu nó không tốt cho sự nghiệp freelance. Vì vậy, nếu có một người đã thành công chỉ dẫn bạn thì con đường sẽ bớt chông gai hơn và không mất nhiều thời gian.
Mình từng nghĩ chỉ cần tham gia viết cho một công ty hoặc nhóm nào đó, được trả lương và được hướng dẫn cụ thể từ A đến Z là có thể viết được và kiếm được tiền từ viết. Tuy nhiên, sau khi làm như vậy mình mới hiểu ra những gì học được chỉ là cơ bản, muốn có sự nghiệp bền vững và thu nhập tốt từ freelance writer thì phải đầu tư thêm.
Mình đã tham gia một khóa học viết bài bản để củng cố kỹ thuật viết, tư duy làm chủ và vận hành doanh nghiệp riêng khi làm người viết tự do. Tuy cũng chưa bứt phá như kỳ vọng nhưng khi có được những gợi ý và hướng dẫn chi tiết từ người giàu kinh nghiệm, mình sẽ tự tin hơn vì nhìn thấy sự tiến bộ nho nhỏ của mình và lộ trình cần hành động.
5. Bạn cần mua bảo hiểm
Khi đi làm toàn thời gian, công ty sẽ mua bảo hiểm cho bạn bao gồm bảo hiểm xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Nhưng người viết tự do sẽ phải lo tất cả cho mình. Điều quan trọng sau khi quyết định trở thành freelance writer có lẽ là bạn cần mua bảo hiểm để yên tâm làm việc, và khi chẳng may gặp rủi ro, ốm đau, chúng ta cũng không quá lo lắng.
Ngay khi chuyển sang chế độ làm việc tự do, mình cũng mua bảo hiểm nhân thọ và cả thẻ bảo hiểm y tế của nhà nước. Mức mua cũng cần phù hợp với thu nhập và nhu cầu: bạn muốn đầu tư hay bảo vệ nhiều hơn? Một chiếc thẻ bảo hiểm y tế của nhà nước khoảng 800.000đ cũng giúp chúng ta an tâm hơn khi có nhu cầu sử dụng.
6. Bạn cần có chỗ ngồi làm việc ổn định
Bạn cần có một chỗ để ngồi làm việc cố định và yên tĩnh trong nhà. Điều này cũng quan trọng bởi chúng ta cần quen với việc ngồi vào bàn và bắt tay vào việc thay vì cứ di chuyển khắp nơi, khi thì ở bàn, lúc nằm trên giường… Khi có một không gian riêng, bạn sẽ nhìn thấy động lực và không mất nhiều thời gian để tự giác ngồi vào bàn, tránh bị các tác nhân xung quanh làm sao nhãng.
7. Bạn cần cho mọi người một kênh để biết bạn là ai
Hãy tự học cách tạo một chiếc portfolio chuyên nghiệp hơn thay vì bản CV thiếu hấp dẫn. Sử dụng công cụ thiết kế Canva (đây là lý do mình chọn học Canva ở phần trên), làm bằng PowerPoint hoặc bạn có thể nhờ chồng, người quen, bạn bè làm giúp.
Mình cũng bắt đầu làm portfolio với PowerPoint. Trên đó, mình chia sẻ về các dự án viết mà mình đã làm (có thông tin và hình ảnh về thương hiệu, sản phẩm), các kỹ năng liên quan đến công việc (chỉnh sửa ảnh, đăng bài, dịch hoặc đọc hiểu tiếng Anh cơ bản…) và thông tin liên hệ, blog cá nhân. Đây chỉ là những thông tin cơ bản mà bất cứ người viết mới nào cũng có thể làm được. Mình thường tạo một mẫu gốc, sau đó thay đổi theo từng đơn vị tuyển dụng hoặc loại hình công việc rồi lưu dưới dạng pdf để gửi đi.
8. Bạn nên đầu tư một chiếc blog hoặc website cá nhân
Ngoài ra, sẽ thật tuyệt nếu bạn đầu tư một chiếc website hoặc blog cá nhân. Ngay cả chưa có ý định đó hoặc chưa đủ tiền xây “nhà riêng”, bạn có thể cân nhắc sử dụng phiên bản miễn phí của WordPress và Wix. Lợi ích của việc sở hữu blog/website cá nhân là rất nhiều, nổi bật nhất là bạn có nơi để cho khách hàng thấy tư duy, kỹ năng cùng sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn trong nghề viết.
Mình nghĩ để trở thành một người viết tự do thì chúng ta càng chuẩn bị chỉn chu từ ban đầu thì con đường sắp đi càng đỡ nhọc nhằn, vất vả hơn.
Các loại công việc mà freelance writer có thể chọn viết
1. Bài viết chuẩn SEO cho các Agency hoặc Client
Đây có thể gọi là những nội dung “quốc dân” mà mình tin là bất cứ người làm nội dung nào cũng từng viết. Về mặt kỹ thuật viết và các quy tắc của bài chuẩn SEO thì chúng không khó và đơn vị nào cũng sẽ có những yêu cầu cụ thể cho cộng tác viên. Điều quan trọng là những nội dung này phải hữu ích với người đọc và cũng cần phù hợp với tiêu chí lựa chọn của công cụ tìm kiếm như Goolge.
Bạn có thể tìm thấy các bài đăng tìm người viết bài chuẩn SEO trong các nhóm tuyển dụng trên Facebook. Tuy mức giá ban đầu có thể thấp nhưng sau khi có đủ kinh nghiệm và hiểu các kỹ thuật viết, chúng ta hoàn toàn có thể nâng dần từ mức thấp hơn (50.000 – 70.000VND) lên mức chấp nhận được (150.000 – 200.000VND+).
2. Cộng tác báo hoặc tạp chí điện tử
Hình thức này cũng phù hợp với nhiều người viết tự do ở giai đoạn đầu. Lý do là nó khá linh hoạt và bạn hoàn toàn có thể chủ động nghiên cứu tờ báo mà mình hướng đến rồi viết và gửi bài để cộng tác.
Gợi ý là nếu có thể, bạn hãy tận dụng các mối quan hệ để xin đầu mối gửi trực tiếp đến người phụ trách của tòa soạn thì tốt hơn. Bạn cũng có thể tìm kiếm trên Facebook tên tờ tạp chí mà bạn muốn làm cộng tác và hỏi địa chỉ thư điện tử để gửi đi, như vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn.
Trên fanpage Facebook Tổng hợp các cuộc thi Viết, có nhiều thông tin về các cuộc thi viết và cả tuyển cộng tác viên cho báo. Bạn có thể tham khảo và tìm kiếm trong đó cơ hội phù hợp với mong muốn của mình. Lưu ý là bạn có thể tạo một tệp trên google drive để lưu thông tin của các báo kèm email, đường link tuyển dụng để dễ tiếp cận sau này.
Mức nhuận sẽ tùy vào từng chính sách của mỗi tờ báo/tạp chí. Bạn có thể hỏi những người đã hoặc đang cộng tác trong mối quan hệ hoặc gửi email trực tiếp đến biên tập viên.
3. Quản lý fanpage cho các nhãn hiệu/thương hiệu
Tìm hiểu thêm: Giấy nhận nợ là gì? Mẫu giấy nhận nợ viết tay mới nhất năm 2023
Đây cũng là loại công việc dễ được tìm thấy trên các hội nhóm tuyển dụng Facebook. Điều bạn cần làm là tham gia và “nằm vùng” trong đó để theo dõi, tìm kiếm cơ hội phù hợp với mình.
Ví dụ như nhóm Chợ Viết – Group Tuyển dụng Cộng Đồng Copywriter Việt Nam, Tuyển Dụng SEO – Content – Marketing (SEOmxh), Tuyển dụng copywriter, Cùng làm content tại nhà… Đây đều là những nhóm tuyển dụng chuyên về content, viết bài chuẩn SEO. Bạn cần cân nhắc để tìm kiếm cơ hội phù hợp với mình.
Dạng nội dung quản lý fanpage của nhãn hiệu hoặc thương hiệu này cần nhiều sự sáng tạo, và các nội dung cũng không cần quá dài. Điều quan trọng là người viết cần cập nhật các xu hướng, nắm bắt thị hiếu nhóm độc giả của khách hàng. Ví dụ như nếu quản lý fanpage về thời trang thì chúng ta có thể cập nhật xu hướng mới, nhắc lại những mẫu thời trang cũ đã từng nổi hoặc một “drama” nào đó liên quan đến ngành nghề của mình cũng là cách thu hút lượt tương tác của trang mà mình quản lý.
Mức nhuận sẽ dao động từ 75.000VND đến 750.000VND một bài tùy vào năng lực, kinh nghiệm và ngân sách từ dự án.
4. Chấp bút (Ghostwriting)
Hình thức hợp tác nội dung này tuy đã trở nên phổ biến hơn nhưng thường có được thông qua giới thiệu, vì những người có nhu cầu hiếm khi đăng công khai trên trang cá nhân.
Gợi ý là bạn có thể nhờ đến các mối quan hệ cũ hoặc chủ động gửi email, nhắn tin cho người mà bạn nghĩ rằng có thể cần chấp bút. Đó thường là những người đã đạt thành tựu nhất định trong sự nghiệp, cuộc sống và muốn ghi chép lại để truyền kinh nghiệm cho người sau hoặc như một cách để xây dựng thương hiệu cá nhân. Họ không có khả năng viết, không có thời gian viết hoặc gặp khó khăn trong việc viết. Vì vậy, họ cần một người có chuyên môn về viết lách.
Lưu ý là khi bạn gửi thông điệp đi thì cần rõ ràng về công việc hiện tại của bạn, mục đích muốn nói đến và văn phong tự tin, không nài nỉ để thể hiện sự chuyên nghiệp, không làm phiền.
Mình cũng được giới thiệu công việc chấp bút cho một khách hàng và đã làm ổn định được nhiều tháng. Cá nhân mình thấy loại hình nội dung này rất văn minh và “tối ưu” cho cả hai bên. Tức là khách hàng có chuyên môn giỏi nhưng lại không có nhiều thời gian viết một cách dễ hiểu và chuẩn mực để truyền đi các giá trị tốt đẹp mà họ có được khi làm việc và học trong lĩnh vực của mình. Trong khi đó, người viết thì lại có kỹ thuật viết tốt, kỹ năng đọc hiểu, nghiên cứu tài liệu và khả năng truyền tải thông điệp. Sự kết hợp này giúp cho độc giả có những nội dung hữu ích và giá trị.
Thu nhập từ chấp bút thường cao gấp đôi (thậm chí hơn) so với thu nhập từ viết thông thường vì đặc điểm của nghề này là bạn sẽ không được đứng tên tác giả của quyển sách do chính mình viết.
5. Viết kịch bản video
Kiểu nội dung này cũng khá phổ biến và có trên các nền tảng tìm việc của mạng xã hội. Phổ biến nhất là trên Facebook. Công việc cần bạn tạo ra nhiều kịch bản thú vị, hấp dẫn nhưng chỉ gói gọn trong vài phút bởi người dùng không có quá nhiều thời gian để xem.
Mình chưa làm kịch bản video nhưng nếu thích hoặc giỏi về kỹ năng này, bạn sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển và thêm cơ hội kiếm tiền. Ví dụ viết kịch bản video cho các công ty, tự viết kịch bản cho mình để quay và kiếm tiền trực tuyến từ lượt view… Những cây viết trẻ, năng động và có khả năng “bắt trend” nhanh nhạy sẽ có nhiều ưu thế trong loại hình nội dung này. Bạn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này trong những nhóm trên Facebook như VIẾT KỊCH BẢN VÀ BIÊN TẬP VIDEO, HỘI BIÊN KỊCH – KỊCH BẢN – TIKTOK – YOUTUBE – DỰNG PHIM, Tìm Job Biên kịch – Sáng tạo nội dung Phim TVC Viral các kiểu…
3 cách kiếm thu nhập cao cho freelance writer
1. Viết nội dung bằng tiếng Anh
Nếu bạn đã có nền tảng tiếng Anh tốt thì hãy quan tâm nhiều hơn đến các nội dung bằng tiếng Anh trên website nước ngoài hoặc các trang dành cho người Việt ở nước ngoài. Thù lao từ những bài viết “có yếu tố tiếng Anh” sẽ cao hơn rất nhiều so với tiếng Việt.
Theo mình tìm hiểu thì, những freelance writer có khả năng viết bằng tiếng Anh nên tham khảo 10 trang web đăng nhiều cơ hội hợp tác nội dung và được trả thù lao tương đối cao theo thống kê trên trang sentayho.com.vn như sau:
1. BloggingPro
2. FlexJobs
3. Freelance Mom
4. sentayho.com.vn
5. Income Diary
6. The Penny Hoarder
7. Talent, Inc
8. The Writer Finder
9. Transitions Abroad
10. Upwork
2. Hợp tác nội dung với những tờ báo uy tín và trả thù lao tốt
Việc này không dễ nhưng nếu như bạn muốn và dành thời gian nghiên cứu các nội dung của tờ báo đó thì hoàn toàn có cơ hội cộng tác với mức thù lao hàng triệu đồng trên một bài. Điều quan trọng vẫn là chúng ta cần trau dồi bản thân về kỹ năng viết lách, vốn từ, văn phong và cả kiến thức nền liên quan đến lĩnh vực mà mình hướng đến.
Theo mình được biết thì báo Tuổi trẻ, Vnexpress và Thanh Niên là những tờ báo có mức thù lao rất tốt. Gợi ý là bạn hãy tập trung nghiên cứu và đọc thật kỹ các bài viết trên chuyên mục mà mình muốn cộng tác. Bạn cũng có thể thử đánh lại nội dung đó vào trang word, phân tích kỹ vì sao bài viết đó lại được đăng, văn phong thế nào, cách dùng từ ra sao (mỗi báo sẽ có một văn phong khác nhau), ẩn sau những nội dung đó thì tác giả cần hiểu biết trong lĩnh vực gì… Cách làm này sẽ giúp chúng ta hiểu mình thiếu và yếu ở đâu để cải thiện cũng như viết được một bài phù hợp với văn phong của tờ báo mình muốn cộng tác, tăng cơ hội được nhận hơn.
3. Viết blog và có thu nhập online từ các sản phẩm/dịch vụ đi kèm
Đây có thể coi là mục tiêu lớn, nhiều tiềm năng mà các cây viết tự do mong muốn làm được. Thu nhập từ blog chính là nguồn thu nhập thụ động và bền vững nếu như chúng ta có sự cam kết trong việc vận hành “doanh nghiệp” tự do của mình một cách chuyên nghiệp.
Các yếu tố mà một freelance writer cần có để biến chiếc blog/website cá nhân thành tài sản thật sự chính là những nội dung hữu ích, nắm vững các kỹ thuật SEO, duy trì tần suất các bài viết ổn định trên blog, biết cách quảng bá blog, hiểu biết về các hình thức quảng cáo, tiếp thị liên kết (affiliate marketing) hoặc các sản phẩm/dịch vụ mà người viết có thể hợp tác để bán trên blog của mình.
Ngoài ra, sau khi đạt được một số thành tựu và kinh nghiệm nhất định trong công việc viết, chúng ta hoàn toàn có thể trao kiến thức thực tế đó cho các học viên còn đang lẫm chẫm bước chân vào nghề. Hình thức có thể là các workshop miễn phí/có trả phí, đào tạo qua zoom, xây dựng khóa học online để cung cấp cho những người có nhu cầu…
Tiềm năng của việc viết blog kiếm tiền là rất lớn, vì thế hãy tận dụng kỹ năng viết lách của mình và tối ưu nó để đa dạng hóa nguồn thu nhập trong vai trò là freelance writer.
Cách tìm kiếm công việc cho freelance writer
1. Đừng ngại tận dụng những mối quan hệ sẵn có
Hãy tự mình lên danh sách các mối quan hệ mà bạn có trước khi trở thành một người viết lách tự do. Bạn có biết ai đang vận hành kinh doanh riêng, có mối quan hệ với các tạp chí điện tử hoặc báo chí, chủ một agency, kinh doanh sách… không? Tất cả những người này đều có thể cần nội dung của bạn. Vì thế, đừng ngại nói rằng mình đang làm nghề viết tự do và có thể viết cho họ. Để thuận lợi hơn bạn có thể cung cấp những gói dịch vụ viết cụ thể đong đếm được bằng số lượng bài viết, số tiền… để mọi người tiếp cận dễ dàng hơn.
Trước đây, mình từng có suy nghĩ rất ngại phải nhờ vả đến mối quan hệ để tìm việc. Vì thế mình đã gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đầu tìm kiếm khách hàng. Cuối cùng, vì miếng cơm manh áo, mình gạt bỏ sự ngại ngùng lẫn cái tôi cao ngất, giới thiệu mình là một freelance writer trên trang cá nhân và lân la hỏi thăm những người quen trong mối quan hệ. Nhờ vậy, mình mới có được những công việc đầu tiên. Sếp cũ, đồng nghiệp cũ rồi người quen làm trong ngành xuất bản bắt đầu giới thiệu việc cho mình. Lúc ấy, mình nhận ra nếu mình không lên tiếng thì chẳng ai biết mình đang làm công việc viết lách tự do để tìm đến mình khi họ có nhu cầu.
Vì vậy, bạn đừng ngại mà hãy “bắt loa” thông báo với mọi người trong mối quan hệ rằng bạn là một freelance writer và đang “available” với các việc liên quan đến viết lách.
2. Chia sẻ những nội dung hoặc tài liệu miễn phí
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt "the other, the others, another và others" – EFC
Nguồn: OUCHĐây là điều mà ai cũng biết nhưng không phải người nào cũng bắt tay vào làm bởi việc này cần rất nhiều kiên nhẫn. Nếu bạn biết đến khái niệm phễu nội dung thì đây chính là một dạng phễu mà bạn có thể cung cấp cho những độc giả tiềm năng, sau đó biến họ trở thành khách hàng tiềm năng và khách hàng thật sự của bạn.
“Phễu nội dung” ở đây là dưới các hình thức như bài viết trên trang cá nhân, blog, ebook miễn phí, khóa học miễn phí, tài liệu dạng pdf tải về hoặc tài liệu chia sẻ trên google drive…
Ví dụ, nếu bạn đang viết về ứng dụng học tiếng Anh cho trẻ nhỏ thì chân dung độc giả sẽ là những phụ huynh có con đang học mầm non và tiểu học. Nhu cầu của họ là con được học tiếng Anh tại nhà để đỡ công đưa đón, con tự chủ động học và cha mẹ có thể theo sát chương trình. Đồng thời họ cũng muốn con được nghe giọng đọc bản xứ, học từ vựng, có phương pháp chuẩn nước ngoài hoặc một phương pháp tiên tiến nào đó. Họ là người tri thức đi làm hoặc ở tỉnh xa nhưng có nhu cầu đồng hành cùng con hoặc tự dạy con học để tiết kiệm chi phí.
Lúc này, các phễu nội dung để thu hút những phụ huynh có thể là ebook lộ trình tự dạy con học tại nhà (có các video, tên sách, các kỹ năng cần dạy theo từng giai đoạn, lộ trình học tiếng Anh theo khung tham chiếu châu Âu (CEFR)…). Hoặc những ebook có tập hợp đường link tải về các tài liệu, bài tập nối hay điền từ cho trẻ nhỏ để tự học tiếng Anh cũng rất hữu ích. Khi đó, bạn đã thu hút được những phụ huynh quan tâm đến nội dung và cả sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây là những khách hàng tiềm năng và việc tiếp theo là chuyển đổi họ từ độc giả thành khách hàng.
Gợi ý là khi hướng đến một ngách nội dung cụ thể, bạn cần tìm hiểu chân dung độc giả của mình rồi tạo ra các sản phẩm miễn phí nhưng có giá trị để thu hút những người quan tâm vào đúng phễu của mình. Từ đó, bạn tiếp tục sáng tạo nội dung để chuyển đổi độc giả thành khách hàng hoặc họ cũng có thể giới thiệu bạn cho người có nhu cầu.
4. Kết nối trong cộng đồng những người viết tự do
Đừng chỉ nằm vùng im ắng mãi trong cộng đồng những người viết. Chỉ cần bạn chịu viết và “bước ra ánh sáng” (dưới hình thức chia sẻ bài viết) thì mọi người sẽ biết đến và tăng thêm cơ hội kết nối. Khi đó chúng ta hoàn toàn có cơ hội hợp tác với đồng nghiệp của mình. Thực tế có không ít freelancer sẵn sàng giới thiệu hoặc chia sẻ công việc cho các freelancer khác khi họ không có thời gian để nhận thêm việc hoặc dự án quá lớn, một mình họ không thể “kham” nổi.
Mặt khác, khi tham gia vào cộng đồng người viết tự do, bạn sẽ bớt thấy cô đơn trên con đường này, cũng như tìm được động lực và sự giúp đỡ mỗi khi thấy chùn bước, nản chí.
Các cộng đồng về cây viết tự do hiện nay trên Facebook không nhiều, có thể kể đến như Con đường trở thành Freelance Writer, Tâm sự Con Sen, Góc nhỏ của Freelance Content Writer… Đây là những nhóm chất lượng và thường chú trọng chia sẻ các kiến thức về viết lách. Trong đây cũng có những thông tin tuyển dụng nhưng không nhiều.
5. Chủ động tìm kiếm khách hàng trên các nền tảng tìm việc ở mạng xã hội hoặc website uy tín
Đây là những kênh có nhiều cơ hội việc làm cho người viết tự do ở các cấp độ khác nhau. Việc của bạn chỉ là tham gia vào đó để nằm vùng, chia sẻ giá trị hữu ích miễn phí, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ viết và nắm bắt những cơ hội phù hợp.
Các công việc của mình hiện tại có được thông qua giới thiệu và tự tìm kiếm ở các nhóm tuyển dụng trên facebook. Cụ thể, mình đã tìm thấy một bài đăng tuyển viết content chuẩn SEO về giáo dục. Mình gửi email đúng theo yêu cầu trên đó và chờ đợi đến khi được làm bài test. Khâu này cũng mất khoảng 1-2 tuần và sau đó là thỏa thuận hợp tác.
Cách mình tìm kiếm thường là mỗi ngày dành khoảng 10 – 15 phút buổi trưa lướt một loạt các nhóm tuyển dụng để xem công việc nào phù hợp. Mình cũng không quá vội vàng và ưu tiên chọn những bài đăng tuyển có thông tin rõ ràng về quy trình tuyển cộng tác viên, ghi rõ mức nhuận bút và yêu cầu, có thông tin rõ ràng về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài ra, để tiếp cận thêm những nguồn công việc uy tín, bạn có thể lên các cộng đồng tuyển dụng lớn như sentayho.com.vn, sentayho.com.vn, sentayho.com.vn, sentayho.com.vn… Lưu ý là các nền tảng này có thu phí nếu bạn muốn tạo một user có khả năng xem nhiều công việc hơn và chủ động liên hệ với người tuyển dụng. Tuy vậy, nếu bạn là những người viết mới đang tìm kiếm công việc để làm cộng tác viên thì những nhóm tuyển dụng trên facebook đã có sẵn nhiều cơ hội rồi. Sau đây là một số nhóm như vậy:
-
Nhóm Tuyển Dụng SEO – Content – Marketing (SEOmxh)
-
Nhóm VIỆC LÀM CONTENT, BIÊN TẬP VIÊN, SEO, MARKETING, PR
-
Nhóm Việc làm, CTV Báo chí – Truyền thông – Marketing
Lộ trình 5 bước để bắt đầu vào nghề
Bước 1: Tìm xem mình thích viết thể loại nội dung nào
Có khá nhiều kiểu nội dung mà mình đã kể ở trên. Bạn cần xác định xem mình muốn viết blog, bài PR, viết sách, làm copywriter, cộng tác báo, chấp bút (ghostwriting) hay “nhạc nào cũng chơi”?. Khi đã xác định được việc này thì các bước tiếp theo sẽ đỡ mông lung hơn.
Bước 2: Bạn cần đi sâu tìm hiểu sở thích, mong muốn và ưu nhược điểm của mình
Đây là bước rất quan trọng nhằm giúp bạn tìm ra chủ đề muốn viết hoặc có thế mạnh. Nếu bạn chỉ thích viết truyện ngôn tình thì có thể cộng tác các báo như hoa học trò, trà sữa cho tâm hồn… Những tờ báo này có mục truyện ngắn rất được các bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn thích nấu ăn, làm bánh thì viết về ẩm thực, cân bằng dinh dưỡng trong chế biến món ăn sẽ phù hợp và bạn có thể phát huy thế mạnh của mình. Tuy vậy, đây cũng chỉ là gợi ý và bạn cần đặt bút viết ngay, cân nhắc, sửa đổi và cả nhìn nhận lại hiệu quả sau khi thử viết các chủ đề khác nhau.
Bước 3: Tìm ra điểm đặc biệt của bạn mà có ưu thế hơn những người khác khi ứng tuyển
Có thể bạn còn “non” kinh nghiệm viết, thậm chí chưa có bài đăng trên website, tờ báo nào ngoại trừ blog của mình. Nhưng nếu bạn sở hữu ưu thế mà ít freelancer khác có được thì đây sẽ là điểm “sáng” để bạn tăng cơ hội cạnh tranh khi ứng tuyển.
Ví dụ, bạn am hiểu và từng làm trong lĩnh vực học liệu thông minh thì đó sẽ là ưu thế khi viết về giáo dục hoặc đồ chơi trẻ em. Hoặc khi ứng tuyển công việc viết nội dung cho trường mầm non theo phương pháp giáo dục tự nhiên (Reggio Emilia), CV hoặc portfolio của bạn thể hiện được đam mê tìm hiểu về các học liệu tự nhiên từ gỗ, vải, giấy, len và bạn có thể móc đồ chơi bằng len thì đây cũng là điểm đặc biệt khiến nhà tuyển dụng lưu tâm. Điều mình muốn nói là bạn cần tìm ra những “điểm chung đặc biệt” giữa khả năng của mình và đơn vị tuyển dụng để thể hiện nó trên thông tin gửi đi, như thế cơ hội “lọt vào mắt xanh” của nhà tuyển dụng sẽ tăng thêm.
Bước 4: Tạo CV hoặc portfolio
CV hoặc portfolio thể hiện các thông tin cá nhân cơ bản như họ tên (hoặc bút danh), chủ đề bạn thích viết hoặc có kinh nghiệm, các dự án đã thực hiện (nếu có thì cần nêu chi tiết các công việc mà mình làm ở đó, kinh nghiệm học được là gì, link bài viết đã đăng), các kỹ năng hoặc kinh nghiệm (liên quan đến công việc ứng tuyển), blog các nhân nếu có và thông tin liên hệ.
Bước 5: Tìm ngay 5 thông tin tuyển dụng phù hợp khả năng trong các nhóm tuyển dụng
Sẽ chẳng có cơ hội nào đến nếu bạn cứ ngồi im trong sợ hãi và lo lắng. Vì thế, việc gửi ngay những email ứng tuyển là cách để bạn bắt đầu và nắm bắt cơ hội. Ngay cả khi bị từ chối thì sau mỗi lần như vậy, bạn cũng đừng vội nản chí mà hãy tìm hiểu lý do tại sao bị từ chối và tìm cách khắc phục cho những lần sau, đồng thời không ngừng trau dồi kỹ năng. Bạn đừng chỉ chăm chăm tìm kiếm khách mà hãy chú trọng cả việc nâng cao kỹ năng bằng cách luyện viết mỗi ngày. Vì suy cho cùng, yếu tố quyết định để khách hàng chọn lựa bạn nằm ở chất lượng bài viết.
Nếu bạn thật sự mong muốn trở thành một freelance writer thì hãy HÀNH ĐỘNG ngay từ hôm nay. Mọi hướng dẫn đã có sẵn rồi, chỉ chờ bạn bắt tay vào làm thôi!
Đọc bài viết gốc tại: