Hiện nay, trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung thì bộ máy nhà nước của nước ta đã được hoàn thiện hơn nhiều. Bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương đã được rút gọn và phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, ít ai có thể hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ hay cơ cấu tổ chức của bộ máy lãnh đạo này và gần nhất chính là cấp lãnh đạo tại địa phương.Vậy Huyện ủy là gì? Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Huyện ủy? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
- Quyết định số 202-QĐ/TW quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện.
1. Huyện ủy là gì?
Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội của đảng bộ cấp huyện, theo đó Huyện ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình, căn cứ theo Quyết định 202-QĐ/TW 2019 chức năng, nhiệm vụ của huyện ủy, ban thường vụ cấp huyện.
2. Huyện ủy tiếng Anh là gì?
Huyện ủy tiếng Anh là District Commissioner
Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh
Huyện ủy District Commissioner Ban Tổ chức Organizing Committee Quyết định Decision Chỉ thị Directive Nghị quyết Resolution Ban thường trực Standing Committee
3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Huyện ủy
Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các mặt công tác của Đảng bộ và hệ thống chính trị của Huyện được quy định tại Điều lệ Đảng và Hiến pháp.
Huyện ủy chịu trách nhiệm trước Thành ủy, trước Đảng bộ và nhân dân trong Huyện ủy về lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước; các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh và Nghị quyết Đại hội Đảng nội Huyện, đảm bảo kết hợp tốt các lợi ích của Huyện với của Tỉnh và cả nước; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nghĩa vụ với Nhà nước; lãnh đạo chính quyền làm tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn Huyện.
Huyện ủy lãnh đạo bằng nghị quyết và chủ trương của các Hội nghị Huyện ủy thông qua hoạt động chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện ủy.
Quyết định các chủ trương biện pháp bằng các nghị quyết chuyên đề và chương trình, kế hoạch cụ thể hóa và tổ chức thực hiện thắng lợi các Chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Chỉ đạo xây dựng phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng hàng năm về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng; xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở Huyện. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội dài hạn; quy hoạch kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm, 5 năm của Huyện, xem xét quyết định một số đề án quan trọng thuộc các lĩnh vực công tác của Đảng bộ Huyện do Ban Thường vụ huyện ủy đề nghị.
Xem thêm: Phân tích những nguyên tắc xây dựng và tổ chức của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Quyết định quy chế làm việc của Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực Huyện ủy và Ủy ban kiểm tả Huyện ủy, chương trình công tác toàn khóa và chương trình công tác hàng năm củ Huyện ủy và Ủy ban kiểm tả Huyện ủy.
Trình Thường vụ Thành ủy nhân sự giới thiệu các chức danh: Bí thư, phó Bí thư Huyện ủy; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện; Nhân sự bổ sung Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ huyện, Ủy viên ban Thường vụ Huyện ủy. Bầu Ủy viên Ban thường vụ, Bí thư, phó Bí thư, Ủy viên Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Huyện ủy. Giới thiệu các chức danh theo ngành Thành ủy quản lý; tham gia ý kiến về nhân sự Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện trước khi Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định giới thiệu để Hội đồng Nhân dân bầu.
Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường Đảng bộ Huyện (nếu có), thảo luận và thông qua các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ Huyện, chuẩn bị đề án nhân sự Ban chấp hành, giới thiệu danh sách bầu cử Ban chấp hành khóa sau và danh sách đoàn đại biểu đi dự Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội để Đại hội Đảng bộ huyện thảo luận, bầu cử; hướng dẫn chỉ đạo Đại hội cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đảng bộ Huyện, Đại hội Đảng bộ Thành phố và Đại hội Đảng toàn quốc.
Ban hành kể hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm của cấp ủy, xem xét quyết định kỷ luật đối với các tổ chức Đảng và các đảng viên có vi phạm theo quy định của Điều lệ Đảng.
4. Cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động của Huyện ủy
Thông thường, cơ cấu bộ máy hoạt động của Huyện ủy bao gồm các bộ phận sau:
-Văn phòng Huyện ủy
+ Là bộ phận tham mưu, giúp việc trực tiếp Thường trực, Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ Huyện, đặt dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thường trực Huyện ủy
+ Văn phòng Huyện ủy có chức năng giúp Huyện uỷ, trực tiếp là Ban Thường vụ, Thường trực Huyện uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ Huyện tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của huyện uỷ.
Xem thêm: Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Đồng thời Văn phòng huyện uỷ là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ sự lãnh đạo của huyện uỷ.
– Ban Tổ chức Huyện ủy là cơ quan tham mưu, chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức cán bộ, công tác xây dựng Đảng về tổ chức và công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng của Huyện uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ.
– Ban Tuyên giáo là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, giúp Huyện uỷ chỉ đạo, triển khai, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ về công tác tuyên giáo trên địa bàn Huyện.
– Ban Dân vận Huyện ủy là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ, trực tiếp giúp Ban Thường vụ Huyện uý về công tác Dân vận, bao gồm cả công tác tôn giáo.
+ Nghiên cứu, cụ thể hoá những chủ trương, nghị quyết của Trưng ương và Thành uỷ về công tác dân vận, đề xuất, chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị các kế hoạch công tác và văn bản chỉ đạo của Huyện uỷ Ban Thường vụ Huyện uỷ về công tác dân vận
– Ủy ban Kiểm tra. là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban chấp hành Đảng bộ huyện thực hiện các nhiệm vụ quyền hạn do Điều lệ Đảng quy định và các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng; tham mưu giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy thực hiện và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong toàn Đảng bộ huyện.
5. Trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện
- Cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về tình hình mọi mặt của địa phương và những quyết định của mình.
- Ban thường vụ cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình; cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp tỉnh; đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao và những quyết định của mình. Báo cáo cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ hội nghị cấp ủy; kịp thời báo cáo, đề xuất ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và cấp ủy cấp mình về những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền.
- Thường trực cấp ủy cấp huyện chịu trách nhiệm trước cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cấp mình và cấp trên trực tiếp, trước đảng bộ và nhân dân trên địa bàn về thực hiện nhiệm vụ được giao; báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp mình kết quả giải quyết công việc giữa hai kỳ họp của ban thường vụ, những việc được ban thường vụ ủy quyền và những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất phát sinh vượt quá thẩm quyền trong phiên họp gần nhất.
6. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban Tổ chức Huyện ủy
Là cơ quan tham mưu của huyện uỷ, trực tiếp và thường xuyên là ban thường vụ, thường trực huyện uỷ về công tác tổ chức xây dựng Đảng gồm: tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của hệ thống chính trị trong huyện. Là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của huyện uỷ.
Thứ nhất, nhiệm vụ
Xem thêm: Ban thường vụ là gì? Những quy định của Đảng về Ban thường vụ bạn nên biết?
– Nghiên cứu, đề xuất:
+ Chuẩn bị hoặc giam gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định của huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ.
+ Xây dựng các đề án về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ đảng thuộc thẩm quyền quyết định của ban thường vụ, huyện uỷ.
+ Tham mưu về công tác cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ, huyện uỷ quản lý; quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện theo phân cấp quản lý.
+ Sơ kết, tổng kết về công tác tổ chức xây dựng Đảng.
– Thứ hai, thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ, thường trực huyện giao:
+ Cụ thể hoá và triển khai các văn bản của cấp trên, của huyện uỷ và ban thường vụ huyện uỷ về công tác tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ. Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện huyện uỷ, ban thường vụ huyện uỷ quản lý; cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội huyện. Phối hợp với ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ huyện thực hiện việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.
+ Tham mưu, giải quyết các vấn đề về đảng tịch. Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức diện ban thường vụ, huyện uỷ quản lý; quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định.
+ Được cử cán bộ, công chức dự các phiên họp bàn về công tác xây dựng Đảng thuộc lĩnh vực tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của các ban đảng, cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan có liên quan.
+ Thực hiện công tác thống kê cơ bản về công tác xây dựng chi bộ, đảng bộ; về công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức thuộc khối đảng và đoàn thể của huyện.
+ Là cơ quan thường trực về công tác thi đua, khen thưởng của huyện uỷ.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực huyện uỷ giao.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Huyện ủy là gì, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Huyện ủy. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.