1. Impedance là gì của loa?
Impedance là tên gọi tiếng anh của trở kháng, một đại lượng vật lý đặc trưng của mạch điện khi có hiệu điện thế đặt vào. Trong vật lý, trở kháng được kí hiệu bằng chữ “Z”, đơn vị đo trong SI là Ω (ohm). Trở kháng là khái niệm mở rộng của điện trở, cho dòng điện xoay chiều, chứa thông tin về độ lệch pha. Định nghĩa trở kháng còn giúp ích trong việc nghiên cứu dao động điều hòa, giữ vai trò quan trọng trong lịch sử kỹ thuật điện từ.
Mỗi một thiết bị điện tử như bóng đèn điện, điều hòa, tủ lạnh, tivi,…đều có các thông số kỹ thuật đi kèm như công suất tiêu thụ, cường độ dòng điện định mức hay điện trở, điện áp định mức,….Chính vì thế, impedance (trở kháng) của loa cũng được hiểu đơn giản là điện trở của loa. Trở kháng của loa cũng được tính bằng đơn vị Ohm có kí hiệu là Ω.
Khi nhắc tới các đại lượng như dòng điện, cường độ hay điện áp người ta thường sử dụng hình ảnh của dòng điện chảy qua ống dẫn để so sánh. Bởi vì bản chất của tín hiệu dòng điện và loa cũng không khác nước và ống dẫn nước là bao nhiêu.
Bạn hãy thử tưởng tượng, loa giống như một chiếc ống nước còn tín hiệu âm thanh giữ vai trò như dòng nước chảy qua ống. Nếu đường ống càng lớn thì nước chạy càng nhiều và ngược lại. Một cặp loa có mức impedance (trở kháng) thấp thì giống như một đường ống lớn, giúp tín hiệu âm thanh đi qua một cách dễ dàng.
=> Amply có công suất định danh khoảng 100wat, mức trở kháng 8ohm thì sẽ cao hơn 150wat hoặc 200 wat khi trở kháng ở mức 4ohm. Tựu chung, impedance càng thấp thì tín hiệu âm thanh dưới dạng dòng điện dễ dàng đi qua.
Đối với loa, trở kháng thấp lại là một vấn đề lớn vì điều đó đồng nghĩa với việc loa cần phải có công suất làm việc lớn hơn. Điều này sẽ cần tới các thiết bị amply mạnh hơn để cung cấp đủ công suất cho loa làm việc.
2. Ý nghĩa của impedance (trở kháng) đối với chất lượng loa?
Impedance (trở kháng) giữ một vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng âm thanh của loa, cụ thể:
- Giá trị impedance (trở kháng) càng lớn thì loa hoạt động càng ổn định, nhất là khi kết hợp với các thiết bị amply chất lượng.
- Với những người chơi audio chuyên nghiệp họ thường ưu tiên kết hợp loa với amply có mức trở kháng 8ohm thay vì 4ohm như trước đây với mục đích tiết kiệm công suất làm việc.
- Thực tế đã chứng minh rằng, qua thông số của damping factor trên thiết bị amply, chỉ số càng lớn thì âm bass của loa càng mạnh, chắc và khó bị vỡ. Damping factor được đo bằng thương số giữa trở kháng của loa và trở kháng của thiết bị amply.
- Để quý bạn đọc hiểu hơn, Audio Hải Hưng sẽ lấy một ví dụ minh họa: Trở kháng của loa là 8 ohm, amply có trở kháng đầu ra là 0,01 ohm thì damping factor sẽ bằng 800. Với loa có impedance (trở kháng) nhỏ thì chỉ số này cũng sẽ nhỏ hơn và ngược lại loa có trở kháng cao thì dễ dàng hoạt động và kết hợp với nhiều thiết bị âm thanh.
3. Công thức tính impedance của loa như thế nào?
Bạn có biết vì sao loa cần phải có impedance và mục đích chúng ta cần phải tính impedance của loa là gì không? Trên thực tế, việc nắm được cách tính trở kháng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc lựa chọn các thiết bị âm thanh khi kết hợp với loa.
Nếu như tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply rất dễ gây ra trường hợp amply bị rè thậm chí là cháy nổ. Bên cạnh việc dựa vào công suất làm việc của loa thì bạn cũng cần phải chú ý tới các thông số của trở kháng trên các thiết bị âm thanh này.
Công thức tính trở kháng của loa như sau:
Mạch nối tiếp, tổng kháng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =….. = Zn
Mạch song song, tổng trở kháng sẽ là nghịch đảo giá trị của chúng, đó là: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 =….. = 1/Zn
Các loại loa trên thị trường hiện nay đều được sản xuất với mức impedance (trở kháng) phổ biến là 4 Ω, 6Ω, 8Ω. Người dùng có thể đấu nối loa theo kiểu nối trực tiếp hoặc song song hoặc kết hợp cả 2 tùy loại và mục đích sử dụng.
4. Hướng dẫn cách kết nối loa có impedance (trở kháng)
4.1. Kết nối loa có trở kháng thấp
- Loa có kháng trở thấp được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng này từ dàn âm thanh đám cưới cho tới âm thanh sự kiện, hội trường hay cả phòng hát karaoke. Trị số của trở kháng được dùng trong các trường hợp này là 8Ω , 12 Ω hoặc 16Ω.
- Đối với trở kháng của loa thấp thì cần phải thiết kế sao cho hợp lý, tổng impedance vào loa phải lớn hơn trở kháng ra ngoài của thiết bị amply. Nếu bạn để tổng trở kháng của loa thấp hơn tổng trở kháng của amply thì sẽ khiến cho hệ thống âm thanh hoạt động không ổn định, không thực hiện được các chức năng vốn có của nó.
- Khi kết nối loa có impedance thấp thì hay được dùng cho các loa có công suất lớn nhưng phải kết nối ở khoảng cách gần để loa hoạt động tốt nhất (thường sẽ nhỏ hơn 10m). Nếu khoảng cách nằm ngoài vùng cho phép thì dây dẫn sẽ nhanh bị nóng, không cung cấp đủ công suất hoạt động của loa.
4.2. Kết nối loa có trở kháng cao
- Loa có trở kháng cao thường được sử dụng trong hệ thống âm thanh công cộng, có độ bao phủ cao và đòi hỏi chất lượng dây dẫn lớn. Trong trường hợp này, nếu sử dụng loa có impedance thấp thì sẽ làm thất thoát năng lượng, không đủ để cung cấp cho toàn bộ hệ thống. Chính vì thế, người ta sẽ sử dụng loại loa có trở kháng cao.
- Để sử dụng loa có trở kháng cao, cần phải có biến áp đi kèm vậy nên cho phép người dùng điều chỉnh được mức công suất phù hợp với mục đích sử dụng. Khi kết nối trở kháng cao bạn cần phải mắc các loa theo kiểu song song để phù hợp với việc thiết kế tổng loa đầu vào nhỏ hơn công suất ra của ăng âm. Điều này sẽ giúp bạn không phải tính toán impedance phức tạp như trước nữa.
5. Impedance của loa bao nhiêu thì phù hợp với dàn âm thanh?
Để hạn chế những sự cố hỏng hóc trong quá trình sử dụng các thiết bị âm thanh thì bạn cũng cần phải lưu ý trong bất kỳ trường hợp nào cũng không được để trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply nó sẽ khiến cho thiết bị âm thanh của bạn bị hỏng hóc, chập cháy ngay lập tức.
Hiện tượng này được giải thích thông qua công thức tính công suất P = U x U/R, trong đó U là hiệu điện thế bình thường không đổi, công suất P tỷ lệ nghịch với trở kháng và R càng nhỏ thì P càng lớn. Nếu như tổng trở của loa mà nhỏ hơn so với tổng của amply thì sẽ làm cho công suất của loa tăng lên, khi vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây ra hiện tượng cháy hỏng.
Theo ý kiến của các kỹ thuật viên, chuyên gia trong lĩnh vực âm thanh thì công suất lý tưởng của amply phải gấp đôi công suất trung bình của loa. Nếu bạn không lựa chọn được thiết bị amply có công suất gấp đôi thì vẫn cần phải đảm bảo rằng công suất của amply phải lớn hơn. Có như vậy thì âm thanh từ loa phát ra mới đạt chất lượng, không bị méo tiếng và hạn chế được nhiều sự cố hỏng hóc.
Audio Hải Hưng là một trong những đơn vị cung cấp các thiết bị amply chất lượng, có công suất lớn phù hợp với nhiều impedance (trở kháng) của loa. Cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, bảo hành dài hạn cũng mức giá cạnh tranh. Trở thành đối tác tin cậy của nhiều đơn vị uy tín trong cả nước.
Cùng với đó là đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, chắc chắn sẽ giúp bạn lựa chọn thiết bị amply phù hợp với trở kháng của loa. Ngoài cung cấp, phân phối thiết bị âm thanh, Audio Hải Hưng còn có thêm dịch vụ tư vấn, lắp đặt thiết bị âm thanh cho phòng họp, hội trường,… Nếu như bạn sử dụng trọn gói dịch vụ nơi đây sẽ được hưởng mức giá ưu đãi có 1-0-2 trên thị trường.
Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ, Audio Hải Hưng không ngừng nghiên cứu, đem tới cho khách hàng nhiều sản phẩm chất lượng. Phạm vi không bị giới hạn tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà đơn vị cung cấp dịch vụ cho khắp các tỉnh thành trên cả nước với mức cước phí vận chuyển rẻ.
Mong rằng, các thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm được khái niệm impedance; từ đó đưa ra quyết định chọn mua thiết bị amply phù hợp. Liên hệ ngay với Audio Hải Hưng 0243.5627488 – 0977060286 – Hotline 24/24: 0932060286 để sở hữu cho mình sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất trên thị trường. TỔNG HỢP CÁC BÀI VIẾT HAY NHẤT:
- Mạch công suất âm thanh là gì? Mạch công suất nào sử dụng phổ biến?
- Phân Tần là gì? Tổng quan các kiến thức về Phân Tần trong Loa
- Cổng REC trên Amply là gì? Cách sử dụng cổng REC đúng tiêu chuẩn
- Delay là gì trong âm thanh? Chi tiết từ A-Z về mẹo sử dụng hiệu quả
- Hz là gì? 1kHz bằng bao nhiêu Hz? Bảng quy đổi Hz chuẩn nhất 2021