IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới? Ảnh minh họa

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới – IS hay Nhà nước Hồi giáo IS (Islamic State) một tổ chức được thành lập bởi những kẻ cực đoan, ra đời chính thức vào ngày 29/6/2014. Ban đầu, IS chính thức là một tổ chức thánh chiến dòng Hồi giáo Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi giáo Shi’ite của Syria, nhưng chỉ sau một năm, Nhà nước này đã khai sinh ra cái gọi là “tư tưởng IS” có phạm vi toàn cầu và các thành viên của nó cũng đến từ các nước tiên tiến nhất trên thế giới.

Nhóm Nhà nước Hồi giáo IS, ban đầu là một nhánh của Al Qaeda, hình thành từ 2005 ở Iraq với mục tiêu phá hoại Mỹ và các thành phần thân Mỹ ở đây. Sau 5 năm hoạt động, IS đã gây ra hàng trăm, hàng ngàn vụ đánh bom liều chết ở Iraq.

Đến 2011, sau khi Bin Laden bị Mỹ tiêu diệt trong vụ đột kích tháng 5, kẻ cầm đầu IS lúc đó đã tỏ ra bất phục với người lên thay thế Osama lãnh đạo Al Qaeda.

Bên cạnh đó, tình hình Syria bắt đầu diễn biến phức tạp từ tháng 3/2011, IS đã nhận ra ‘mảnh đất lành mới’ và chuyển trọng tâm sang Syria. Ở đây, chúng đầu quân vào cái gọi là lực lượng đối lập, chống lại chính quyền Assad.

Từ 2001 – 2013, chính Mỹ và phương Tây đã ngầm ủng hộ cho lực lượng này với mục tiêu lật đổ chính quyền Assad bằng việc cung cấp phương tiện chiến tranh, thông tin tình báo và huấn huyện.

Tuy nhiên, cuối 2013, tình hình Syria gần như lật ngược, chính quyền Assad đã chiếm lại thế thượng phong. Trong khi đó, ở Iraq lực lượng quân đội đã rệu rã, thiếu thiện chiến sau 8 năm cải tổ. Đây chính là nguyên nhân khiến IS quay trở về Iraq vào đầu năm 2014.

Sau 3 năm tham chiến ở Syria, IS đã trở nên tinh nhuệ và cực kỳ nguy hiểm với sự tàn bạo vốn có. Sự man rợ của chúng lớn đến nỗi thủ lĩnh của Al Qaeda – một tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới – phải lên tiếng khai trừ IS ra khỏi Al Qaede vào tháng 2/2014.

Kể từ đó, IS hoạt động độc lập, không còn liên quan đến Al Qaeda nữa, so với tổ chức ‘mẹ’ này, IS có 2 điểm khác biệt lớn nhất.

Đầu tiên, IS hoạt động với sự tàn bạo, man rợ kinh hoàng hơn rất nhiều, thậm chí còn chê Al Qaeda quá trí thức và mềm mỏng. Cũng chính vì quá tàn bạo mà Al Qaeda phải khai trừ chi nhánh này ra khỏi tổ chức.

Thứ hai, Al Qaeda đơn thuần là một tổ chức khủng bố, hoạt động với mục tiêu phá hoại, quấy nhiễu Mỹ và các đồng minh Mỹ. Trong khi đó, IS là nhóm Hồi giáo cực đoan có ý định thành lập nhà nước, ban đầu là Iraq và Syria sau đó là tham vọng thống nhất Trung Đông.

Hiện nay, IS đã chiếm đóng trên khoảng diện tích 90.000 km2 ở cả Iraq và Syria, trong những khu vực này, người dân chỉ có 2 lựa chọn: Đi theo hoặc chết.

Ngày 29/6/2014, nhóm phiến quân thuộc Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (IS) tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo trên những vùng lãnh thổ họ kiểm soát ở Iraq và Syria.

IS tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo trong một đoạn ghi âm đăng tải trên internet. Nhóm phiến quân cho biết, Nhà nước Hồi giáo này sẽ trải dài từ Aleppo ở miền bắc Syria đến tỉnh Diyala ở miền đông Iraq.

Quyết định này được đưa ra sau cuộc họp Hồi đồng Shura của nhóm hôm 29/6, người phát ngôn của IS, Abu Mohammed al-Adnani cho biết.

Ông cũng mô tả việc thành lập Nhà nước này là “ước mơ của tất cả những người Hồi giáo” và là “hi vọng của tất cả những chiến binh thánh chiến”.

Ngoài ra, nhóm này tuyên bố, thủ lĩnh của IS là Abu Bakr al-Baghdadi sẽ là người đứng đầu nhà nước này và cũng là “lãnh đạo của người Hồi giáo ở khắp mọi nơi”. Đồng thời, IS bây giờ sẽ được đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo.

Trong đoạn ghi âm, phiến quân cũng kêu gọi tất cả những thành viên của al-Qaeda và các chiến binh Hồi giáo dòng Sunni cực đoan khác trong khu vực ngay lập tức cam kết trung thành với Nhà nước này, mở ra “một kỉ nguyên mới của cuộc thánh chiến quốc tế”.

Theo tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, “Nhà nước Hồi giáo” (IS) được tiếp năng lượng chủ yếu từ hai nguồn tài chính sau:

Thứ nhất là dầu. IS được ví như Taliban với những giếng dầu trong tay. Mỗi ngày IS bán được tới 30.000 thùng dầu với giá rẻ hơn giá thị trường. Dầu được vận chuyển ra ngoài địa hạt của IS bằng các trung gian mối lái người Kurd, bán lại cho các khách hàng ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và cho chính bản thân chính quyền Assad của Syria. Syria nhận dầu và bán vũ khí cho IS.

Sự oái ăm này thực ra không hề lạ lẫm trong những màn trình diễn chính trị và xung đột ở Trung Đông. Nền kinh tế kiểu chiến tranh đã trở thành câu chuyện tính toán ăn chia thường ngày của các nhà độc tài chính trị nơi đây. Ngoài mặt, IS chính thức là một tổ chức thánh chiến dòng Hồi giáo Sunni với mục tiêu đánh đổ chính quyền dòng Hồi giáo Shi’ite của Syria. Các nhà quan sát đã gọi mối quan hệ này là một dạng quan hệ “vừa đối đầu vừa đối thoại”. Số tiền bán dầu chảy vào túi IS mỗi ngày lên đến 2-3 triệu USD.

Chiến lược nhắm vào dầu mỏ của IS đã được lên từ rất lâu. Kể từ khi nhóm này mới xuất hiện trên “bàn cờ chính trị” ở Syria hồi năm 2013, trước khi IS tiến vào thành phố Mosul ở Iraq, những kẻ Thánh chiến cực đoan này đã nhận thức được rằng dầu mỏ có ý nghĩa chiến lược cho một Nhà nước Hồi giáo. Hội đồng cố vấn của IS coi dầu mỏ là yếu tố sống còn với quá trình hậu cần của nhóm và quan trọng hơn là để mang lại ngân sách giúp hiện thức hóa một tham vọng về nhà nước mới.

Hầu hết các khu vực mà IS kiểm soát ở Syria đều có những mỏ dầu có trữ lượng cao. Trước đây, IS từng rút quân khỏi khu vực phía Tây Bắc Syria vì nơi đây không có dầu.

Sau khi rút khỏi khu vực Tây Bắc Syria vì nơi đây không có dầu, IS tiến sang phía Đông, nơi có những mỏ dầu trữ lượng lớn, để thành lập thành trì. Những đơn vị mạnh nhất của IS đã được đưa tới đây để kiểm soát sau khi nhóm này thất thủ ở Mosul hồi năm ngoái. Khi còn nắm quyền kiểm soát các khu vực ở miền Bắc Iraq, trong đó có Mosul, IS đã nhanh chóng đưa người tới khai thác mỏ dầu Ajil và Allas rồi bán ra thị trường.

Nguồn tài chính thứ hai xuất phát từ vùng Vịnh. “Nhà nước Hồi giáo” đã luôn nhận được sự ủng hộ từ khi còn trong nôi của những tổ chức tôn giáo và cá nhân tại Saudi Arabia, Qatar và Kuwait.

Sự ủng hộ này không hẳn đã trực tiếp đến từ chính quyền các quốc gia vùng Vịnh theo dòng Sunni mà chủ yếu từ những tổ chức cá nhân riêng lẻ. Nguồn tiền cho IS chảy ra từ túi những kẻ cách đây vài năm đã trót lạc quan cho rằng chính quyền Hồi Shi’ite của Syria chắc chắn sẽ nhanh chóng sụp đổ. Khi Syria sụp đổ, một tổ chức Hồi Sunni như IS sẽ đóng vai trò trải đường cho các diễn biến chính trị có lợi cho sự ảnh hưởng quyền lực của Hồi giáo Sunni.

Ngoài ra việc buôn bán nội tạng người, bảo kê cho buôn bán ma túy, buôn lậu, đánh thuế cao, cướp đoạt các tác phẩm nghệ thuật cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho IS.

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới: thành viên của IS

Các điều tra viên Liên Hợp Quốc đã khẳng định, IS phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người. Các tội ác của IS bao gồm tra tấn, sát hại người vô tội, thảm sát, giết người theo lối tàn bạo, hãm hiếp, cưỡng hôn, đào tạo lính trẻ em, hà khắc với nữ giới, biến phụ nữ thành nô lệ tình dục, khôi phục chế độ nô lệ…

Có ý kiến cho rằng nhóm IS chỉ là “ngáo ộp” do tình báo Mỹ dựng lên (nhằm tạo cớ cho nước này can thiệp vào các nước khác), nhưng thực tế đã phủ nhận điều này.

IS đã trở thành kẻ thù của không chỉ Tây Âu (không quá xa Trung Đông) và Mỹ mà còn cả các nước Trung Đông và Bắc Phi, Trung Quốc, Đông Nam Á, cho tới tận châu Úc. Quân số của IS bao gồm hàng ngàn công dân đến từ hàng chục quốc gia trên thế giới (ngoài Iraq và Syria). Các nước đông người Hồi giáo ở Đông Nam Á là Indonesia, Philippines và Malaysia đều xác nhận có nhiều công dân đang chiến đấu trong hàng ngũ IS. Đến như đảo quốc Singapore vốn nổi tiếng văn minh, hiện đại và quản lý tốt xã hội cũng ghi nhận có công dân sang Syria tham gia thánh chiến.

IS đe dọa không chỉ người Kitô giáo mà còn cả chính người Hồi giáo (cả dòng Shiite lẫn Sunni) và người Arab, nói chung là… toàn thế giới. Bản thân nhiều quốc gia Hồi giáo đã phỉ nhổ vào IS, cho rằng nhóm này đi ngược lại giáo lý đạo Hồi.

Hình ảnh IS như thể truyền thêm cảm hứng cho phiến quân khét tiếng Taliban thực hiện cuộc thảm sát các học sinh tại một ngôi trường nằm ở thành phố Peshawar của Pakistan vào ngày 16/12/2014.

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới: Giết người không ghê tay

Nhóm phiến quân ISIS sau tách ra từ tổ chức khủng bố al-Qaeda vào đầu năm 2014, gây nên những vụ thảm sát hàng loạt những người hồi giáo dòng Shia đối lập trong khu vực, những tội ác gây rúng động nhân loại.

Nói đến IS, nhiều người nghĩ ngay tới những đoạn video kinh khủng mà chúng phát tán trên các phương tiện thông tin đại chúng về cách hành xử với các tù binh của mình.

Đến nay, đã có 3 con tin phương Tây bị chặt đầu man rợ và tung video lên các mạng chia sẻ như youtube.

Ngày 13/9/2014, nhóm Nhà nước Hồi giáo – IS tuyên bố họ đã chặt đầu nhân viên cứu trợ người Anh David Haines. Đây sẽ là vụ hành quyết thứ ba kiểu này trong vài tuần qua sau khi hai nhà báo người Mỹ bị giết hại theo cách tương tự.

Đoạn video có độ dài 2 phút 27 giây có tên gọi “Một thông điệp cho các đồng minh của Mỹ” này được cho là chiếu cảnh một phiến quân bịt mặt đang chặt đầu Haines.

Haines, 44 tuổi, sinh ra ở Scotland, bị bắt làm con tin ở Syria hồi tháng 3/2013 và bị đe dọa giết trong video được tung ra vào tháng này khi nhà báo thứ hai người Mỹ, Steven Sotloff, bị phiến quân IS chặt đầu.

Haines đã làm việc cho Cơ quan phát triển và hợp tác kỹ thuật (ACTED), một tổ chức cứu trợ quốc tế, và trước đó đã tham gia công tác nhân đạo ở Balkan, châu Phi và Trung Đông.

Trước đó, hai nhà báo Mỹ Sotloff và James Foley cũng bị bắt cóc ở Syria. IS tung video chặt đầu Foley vào ngày 19/8 trong khi tung video hành quyết Sotloff hai tuần sau đó, vào 2/9.

Không chỉ hành quyết con tin, trong các cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ ở Iraq, IS đã không ngần ngại xử tử 770 binh sĩ Iraq theo cách man rợ nhất: Nằm xuống đất cho chúng xả từng tràng đạn.

Ngày 3/9, báo cáo của Tổ chức theo dõi nhân quyền – HRW nói IS đã hành quyết tới 770 binh sĩ Iraq sau khi chiếm một căn cứ quân sự cũ của Mỹ tại thành phố Tikrit hồi tháng 6.

Theo HRW, các vụ thảm sát do các phiến quân của nhóm Nhà nước Hồi giáo tiến hành sau khi bao vây thành phố Tikrit, nằm cách Baghdad chỉ khoảng 190 km về phía bắc.

Báo cáo khẳng định IS đã sát hại khoảng từ 560-770 người trong cuộc tàn sát, phần lớn họ được tin là các lực lượng an ninh Iraq phục vụ tại căn cứ cũ của Mỹ.

Cố vấn Fred Abrahams của HRW gọi các vụ hành quyết gây sốc là “tội ác chống lại loài người”.

Trước đó, HRW ước tính rằng tổng số người chết vào khoảng từ 160-190 người, bị sát hại trong thời gian từ 11-14/6.

HRW tin rằng số người bị sát hại có thể còn gia tăng khi tổ chức này tiếp tục thu thập các bằng chứng và phân tích ảnh vệ tinh.

Về phần mình, IS tuyên bố đã hành quyết 1.700 thành viên của quân đội Iraq sau khi giành quyền kiểm soát Tikrit.

Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo muốn chiếm cả thế giới Arab, sau đó mở rộng ảnh hưởng ra khắp thế giới bằng cách thành lập các trường học đạo Hồi và chiêu mộ hàng nghìn người phương Tây vào hàng ngũ.

“Mục tiêu chính và chủ yếu của Nhà nước Hồi giáo – IS mà họ nói với các thành viên mới là thành lập một nhà nước đạo Hồi bao trọn thế giới Arab. Và sau đó, họ sẽ đến các nước khác”, CNN dẫn lời nam thanh niên từng chiến đấu cho IS nói.

Nam thanh niên này từng sống ở thành phố Raqqa, thành trì của IS ở phía bắc Syria. Giống như nhiều thành phố trên khắp Syria và Iraq, Raqqa đang bị chiếm lĩnh bởi các phiến quân của tổ chức này. IS không tha thứ cho bất kỳ ai dám chống lại đường lối khắc nghiệt của họ.

Những vụ đóng đinh vào cơ thể người và xử tử công khai diễn ra gần như hàng ngày. Những phụ nữ không đeo mạng che mặt sẽ bị đánh đập với tần suất đáng báo động.

Thậm chí những người chủ mở cửa hàng trong thời gian dành cho cầu nguyện cũng có thể bị hành hạ hoặc tống vào tù.

“Triết học bị cấm. Họ hủy bỏ nó, coi đó là một sự báng bổ”, anh kể. “Nhiều môn học cũng bị bỏ đi, như âm nhạc và thậm chí đôi khi là thể thao. Tất cả các môn đó bị loại ra khỏi chương trình học”.

Bên cạnh đó, những người phụ nữ bị nhóm Nhà nước Hồi giáo – IS bắt chịu sự tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần khi phải sống trong điều kiện tồi tệ, thường xuyên bị đánh đập và hãm hiếp.

Một thiếu nữ từ vùng tôn giáo thiểu số Yazidi, Iraq đã mô tả sự khủng khiếp khi bị IS giam giữ để làm nô lệ tình dục. Cô gái 17 tuổi cho biết, cô là một trong nhóm 40 phụ nữ Yazidi vẫn đang bị chiến binh IS cầm tù và lạm dụng tình dục hàng ngày.

Cô bị bắt vào ngày 3/8, khi IS tấn công thị trấn Sinjar ở miền bắc Iraq. Cô bị giam giữ trong một tòa nhà với các cửa sổ bịt kín, bị các tay súng canh gác, và phải thỏa mãn nhu cầu tình dục cho các chiến binh trong một ngôi làng phía nam Mosul.

Những phần tử cực đoan người Anh ở Syria và Iraq đã khoe khoang trên Twitter và các mạng xã hội khác rằng chúng bắt cóc phụ nữ Yazidi và sử dụng họ như những nô lệ.

Thiếu nữ cho biết những kẻ bắt cóc ban đầu tịch thu điện thoại di động của tất cả tù nhân, nhưng sau đó chúng thay đổi. Chúng trả lại điện thoại để các nạn nhân kể những điều khủng khiếp đang xảy ra với họ cho thế giới bên ngoài.

“Để làm chúng tôi thêm khổ tâm, bọn họ yêu cầu chúng tôi mô tả một cách chi tiết cho cha mẹ nghe họ đối xử với chúng tôi như thế nào. Họ cười nhạo vì họ nghĩ mình bất khả chiến bại. Họ tự coi mình là siêu nhân. Nhưng họ là những kẻ không có trái tim”.

Cô cho biết cô nghe nói phụ nữ Arab theo Kitô giáo cũng đã bị bắt và giam cầm làm nô lệ tình dục, nhưng nhóm của cô chỉ gồm phụ nữ Yazidi, tất cả đều đến từ thị trấn Sinjar.

Thị trấn nằm ở chân ngọn núi cùng tên, nơi hàng ngàn người Yazidi buộc phải chạy trốn vào tháng trước sau khi bị IS vây hãm. Một số người chạy thoát, nhưng nhiều người khác bị nhóm cực đoan bắt giữ.

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới: IS làm thế giới lo sợ sau hơn 1 năm chính thức thành lập

Hôm nay đánh dấu 1 năm kể từ ngày Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh nhóm Nhà nước Hồi giáo, công bố điều mà ông này gọi là ‘Đế chế Hồi giáo trải rộng trên khắp miền Đông Syria và miền Bắc, miền Tây Iraq’. Hiện những nơi này nằm trong số là các khu vực thương vong nhất trên trái đất và cũng là trọng tâm của nỗ lực quốc tế bài trừ các phần tử cực đoan.

Lời tuyên bố kêu gọi các tín đồ Hồi giáo ủng hộ nỗ lực thành lập Đế chế Hồi giáo xướng lên nguyện vọng của các phần tử chủ chiến người Sunni, những kẻ chặt đầu con tin, tiến hành các vụ đánh bom tự sát, chiến đấu chống lại các binh sĩ Iraq và Syria, cũng như nhận trách nhiệm thực hiện các vụ tấn công khủng bố ở nước ngoài trong khi thu hút hàng ngàn người ngoại quốc gia nhập lý tưởng của họ.

Phe Nhà nước Hồi giáo IS đã lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria và hỗn loạn chính trị ở Iraq để chiếm giữ các thành phố lớn xuyên khắp khu vực, trong số này có thủ đô trên thực tế của IS ở Raqqa (Syria) cũng như Mosul, Ramadi, và Fallujah ở Iraq.

Sự xuất hiện của IS ở Syria càng làm phức tạp thêm cuộc chiến kéo dài 4 năm nay giữa lực lượng chính phủ và một loạt các nhóm nổi dậy, mở ra các mặt trận mới mà các bên gồm quân đội, phiến quân, và phe nổi dậy đều chiến đấu dành cùng khu vực lãnh thổ giữa lúc số thương vong đã vượt quá 200 ngàn người, hàng triệu người khác đã bỏ nhà cửa chạy lánh nạn.

Bạo động ở Iraq cũng leo thang với số tử vong trong lực lượng an ninh quốc gia tăng vọt 350% từ tháng 5 tới tháng 6 năm ngoái. Nhìn chung, tính tới nay, 2014 là năm chết chóc nhiều nhất ở Iraq kể từ khi Hoa Kỳ rút lực lượng tác chiến ra khỏi nước này. Và năm 2015 này đang trên đà dễ dàng vượt ngưỡng số thương vong của năm ngoái.

Đáp lại, Hoa Kỳ khởi sự dẫn đầu một liên minh gồm nhiều nước thực hiện các cuộc không kích chống lại các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo, bắt đầu ở Iraq hồi tháng 8 và tại Syria 1 tháng sau. Theo thống kê của Lầu Năm Góc, trong 10 tháng qua, các máy bay chiến đấu đã thực hiện 4800 cuộc không kích cả thảy, trong các phi vụ mà giới hữu trách nói là đã hỗ trợ cho các binh sĩ Iraq và các chiến binh ở Syria lấy lại một số phần lãnh thổ từ tay phe chủ chiến.

Tuy nhiên, tiến bộ đạt được có giới hạn giữa lúc quân đội Iraq vẫn chưa có khả năng dành được thắng lợi trên bộ trên diện rộng trong quá trình lấy lại các thành phố lớn ở miền Bắc và miền Tây. Quân đội Iraq được hỗ trợ bởi các dân quân do Iran hậu thuẫn và các tay súng người Kurd trong các cuộc hành quân như trong nỗ lực chiếm lại tỉnh Anbar đang tiến hành.

Tới nay, Tổng thống Mỹ vẫn khước từ những lời kêu gọi gửi binh sĩ bộ binh Hoa Kỳ sang hậu thuẫn Iraq. Thay vào đó, ông Obama đưa các cố vấn và chuyên gia huấn luyện quân sự sang tìm cách tăng cường khả năng cho binh sĩ Iraq.

Tư tưởng tập trung của nhóm Nhà nước Hồi giáo là truy diệt phe Shi’ite, những người bị họ xem là các phần tử bội giáo và theo dị giáo, và cùng lúc IS cũng sát hại những người Cơ đốc giáo Coptic ở Ai Cập, người Druze ở Syria, và người Yazidi ở Iraq.

Các vụ tấn công khủng bố mà IS đã lên tiếng nhận trách nhiệm bao gồm các vụ xảy ra trong tuần rồi ở Tunisia và Ai Cập, cùng các vụ khác ở Yemen và Ả Rập Xê Út.

Ngay cả các tàn tích cổ, đền đài và di vật văn hóa cũng bị nhắm mục tiêu ở Iraq và Syria, nơi các phần tử chủ chiến đã càn quét vào các thành phố và thị trấn, phá hủy những gì họ xem là báng bổ Hồi giáo.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhiều lần kêu gọi một sự đáp ứng đa chiều, phối hợp hành động quân sự với nỗ lực cắt đứt nguồn tài chính, ngăn chặn dòng chảy các tay súng nước ngoài gia nhập IS, và bài trừ khả năng các phần tử cực đoan có thể kêu gọi thêm ủng hộ viên từ khắp nơi trên thế giới.

IS là gì và vì sao IS là nỗi kinh hoàng của toàn thế giới: chủ mưu vụ khủng bố đẫm máu thứ 6 ngày 13 tại Paris

Ngày 14-11, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) chính thức lên tiếng nhận trách nhiệm tổ chức các vụ tấn công đẫm máu tại thủ đô nước Pháp.

Theo Reuters, trong tuyên bố chính thức vừa được tung lên mạng Internet vào ngày 14/11, IS cho biết các tay súng của chúng được trang bị áo bom và súng máy thực hiện các vụ tấn công ở hàng loạt địa điểm tại trung tâm Paris. IS khẳng định tất cả các địa điểm này đều được nghiên cứu rất kỹ từ trước.

IS cũng tuyên bố các vụ tấn công này được tính toán và thực hiện để chứng minh cho Pháp thấy rằng nước này vẫn sẽ là “mục tiêu hàng đầu” của chúng nếu chính phủ Pháp tiếp tục các chính sách hiện nay (như không kích IS).

Trước đó Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng khẳng định IS chính là hung thủ gây ra các vụ thảm sát đẫm máu khiến ít nhất 128 người thiệt mạng và 200 người khác bị thương vào ngày 13/11 tại thủ đô Paris. “Đây là hành vi gây chiến, do IS thực hiện chống lại Pháp, chống lại một đất nước tự do” – ông Hollande nhấn mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *