KCS là gì? Phòng KCS là gì? Nhân viên KC là gì?
KCS là gì? Nhân viên KCS làm những công việc gì? là hai câu hỏi được nhiều người thắc mắc nhất trong khoảng thời gian vừa qua. Điều này có được là do nhu cầu tuyển dụng nhân viên vị trí KCS trong xã hội ngày càng tăng cao. Mặc dù biết rõ điều này, nhưng đối với một số người thuật ngữ KCS còn quá mới mẻ. Thậm chí họ không biết KCS là gì, hay nhân viên KCS là gì. Để giải đáp thắc mắc bấy lâu nay về KCS, Shun Deng xin mời quý vị vui lòng đọc bài viết dưới đây.
Kiến thức về KSC quá rộng lớn, bởi lẽ thuật ngữ này xuất hiện ở hầu hết các lĩnh vực (ngành nghề) trong xã hội. Đối với mỗi lĩnh vực cụ thể, KCS lại có những quy định và điều chỉnh nhất định sao cho phù hợp với tính chất công việc đó. Thật không dễ dàng để tìm hiểu những đặc trưng của KCS trong mỗi trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, để hiểu thêm về KCS chúng ta vẫn có thể dựa trên những quy ước chung nhất của nó, trong đó tất cả các lĩnh vực (ngành nghề) đều phải học tập và thực hiện nghiêm túc.
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới quý vị những khái niệm cơ bản nhất của KCS, bao gồm: KCS là gì? (hay KCS là viết tắt của từ gì?); Nhân viên KCS là gì? Phòng KCS là gì? Hồ sơ KCS gồm có những gì? KCS thực phẩm là gì? Nhân viên KCS thực phẩm là gì? KCS trong xây dựng là gì?,… Nói chung những thông tin cơ bản và thường xuyên sử dụng nhất của KCS sẽ có trong bài viết dưới đây, nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn đúng đắn về KCS trong sản xuất kinh doanh hiện đại.
Bài viết liên quan :
- QA là gì?
- QC là gì?
KCS là gì? KCS là viết tắt của từ gì?
KCS được viết tắt từ 3 chữ cái đầu tiên của cụm từ: Kiểm tra (K) – Chất lượng (C) – Sản Phẩm (S). Như vậy, KCS chính là việc kiểm tra tuân thủ quy trình, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm (dịch vụ) theo đúng quy định (tiêu chuẩn) của doanh nghiệp trước khi phân phối ra thị trường.
Những sản phẩm không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật có thể đưa vào tái chế, sửa chữa, loại bỏ hoàn toàn, hoặc bán cho khách hàng với mức giá rẻ hơn nhiều lần. Tuy nhiên, việc này phụ thuộc rất nhiều các yếu tố: tình trạng hiện tại của sản phẩm (dịch vụ), mức độ chấp nhận được của chất lượng sản phẩm (dịch vụ), chính sách xử lý sản phẩm (dịch vụ) bị lỗi của doanh nghiệp, khả năng thiệt hại về kinh tế của sản phẩm (dịch vụ) bị lỗi,…
Nhân viên KCS là gì?
Trong một doanh nghiệp (hoặc tổ chức), nhân viên KCS là những người làm công việc kiểm tra, giám sát mức độ đảm bảo chất lượng của các quy trình về sản xuất, kỹ thuật công nghệ và chất lượng sản phẩm (dịch vụ), sao cho thỏa mãn đồng thời 3 yếu tố trọng điểm của doanh nghiệp như:
- Đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra, chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra ở mức tốt nhất;
- Tối ưu hóa chi phí sản xuất của doanh nghiệp (tổ chức), mức chi phí thấp nhất nhưng sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất;
- Sản phẩm (dịch vụ) đầu ra được chấp nhận rộng rãi trên thị trường, và thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Phòng KCS là gì?
Trong mỗi doanh nghiệp (hoặc tổ chức), phòng KCS được hiểu là bộ phận chuyên trách trong lĩnh vực kiểm tra tuân thủ các quy định về: thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, đảm bảo chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra.
Nếu sản phẩm (dịch vụ) sau mỗi quá trình sản xuất không đạt tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật, chất lượng tiêu dùng hoặc giá trị đích thực mang lại cho khách hàng, thì bộ phận KCS có quyền hạn loại bỏ hoặc tìm cách khắc phục thích hợp như: sửa chữa, bán giá rẻ cho khách hàng,…
Hồ sơ KCS là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất, Hồ sơ KCS là những giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm (dịch vụ) của một doanh nghiệp (hoặc tổ chức) xác định. Hồ sơ KCS của doanh nghiệp (tổ chức) là cái riêng có, đặc trưng cho mỗi doanh nghiệp (tổ chức) đó.
Hồ sơ KCS bao gồm nhiều hạng mục quản lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, cách thức thực hiện, kết quả đạt được,… nói chung là những điều diễn ra thực tế tại doanh nghiệp (tổ chức), trong đó liên quan mật thiết tới quản lý chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra.
Hồ sơ KCS giữa các doanh nghiệp không bao giờ giống nhau, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: lĩnh vực hoạt động, đặc thù ngành nghề, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm (dịch vụ), phương thức quản lý, hiệu suất công việc,…
KCS là làm gì?
Có thể nói: công việc của các nhân viên KCS hết sức đang dạng và phong phú. Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, thì nhiệm vụ của nhân viên KCS lại có những điểm khác nhau. Nhìn nhìn chung, tất cả KCS vẫn phải tuân thủ quy định chung của ngành nghề để hoàn thành tốt trọng trách của một KCS đích thực.
Tại các doanh nghiệp (tổ chức), nhân viên KCS sẽ đảm nhận công việc chính sau đây:
- Nắm rõ quy trình sản xuất và nguồn gốc nguyên vật liệu nhập vào.
- Theo dõi và kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập vào và xuất ra của doanh nghiệp.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa phân phối ra thị trường dựa trên các tiêu chỉ đánh giá sản phẩm, đồng thời chủ động xử lý các sự cố, tìm ra nguyên nhân để đưa ra hướng giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Thống kế số lượng và phân tích thông số kỹ thuật của các nguyên vật liệu đầu vào.
- Theo dõi các lô hàng đầu ra đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng và đúng yêu cầu của khách hàng.
- Lập biên bản, xử phạt đối với những cá nhân, tập thể vi phạm quy trình sản xuất, quy định của công ty làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Thực hiện các công việc khác do Ban Quản trị đề xuất, hoặc công việc phát sinh liên quan đến quản lý chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra.
KCS thực phẩm là gì?
KCS thực phẩm là thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm hiện nay. Nhiệm vụ chính của KCS thực phẩm là: kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng, bao gồm: lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào, chế biến sản xuất, đóng gói sản phẩm, xuất nhập khẩu hàng hóa, phân phối ra thị trường, chăm sóc khách hàng sau quá trình mua bán,…
Trước kia, mọi người quan điểm rằng: nhiệm vụ của nhân viên KCS thực phẩm chỉ dừng lại ở công đoạn đưa ra sản phẩm ra thị trường, sao cho đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, theo quan điểm mới nhất của các chuyên gia kinh tế thì nhiệm vụ của KCS còn kéo dài cả quá trình sau này, tức là đảm bảo chất lượng cho sản phẩm (dịch vụ) đầu ra ngay cả khi khách hàng đã tiêu dùng nó. Quá trình này được gọi là chăm sóc khách hàng sau bán, nhằm tạo sự tin tưởng nhất định cho người tiêu dùng và khuyến khích họ mua hàng ở những lần tiếp theo, đồng thời nâng cao vị thế cho doanh nghiệp (tổ chức) trên thị trường.
Nhân viên KCS thực phẩm là gì? Nhân viên KCS thực phẩm làm gì?
Nhân viên KCS thực phẩm là người làm trong bộ phận KCS của các công ty chuyên sản xuất và chế biến thực phẩm. Nhân viên KCS sẽ phải thực hiện và hoàn thành tốt những công việc dưới đây:
- Kiểm soát quá trình nhập khẩu nguyên liệu sản xuất bắt đầu từ khâu lựa chọn nguyên liệu, kiểm tra chất lượng nguyên liệu đến việc thương lượng giá cả, vận chuyển,…
- Nghiên cứu và đưa ra các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
- Trực tiếp kiểm tra từng công đoạn để đảm bảo hương vị, màu sắc và mùi của các sản phẩm đạt đúng, đủ các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
- Theo dõi và giám sát quá trình đóng gói thành phẩm để đảm bảo sản phẩm được đóng gói an toàn và có ngày sản xuất/hạn sử dụng cũng như hướng dẫn về bảo quản và sử dụng.
- Giám sát và hỗ trợ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất và hoạt động của đội ngũ công nhân để sản phẩm được sản xuất, chế biến đúng cách và tuyệt đối an toàn.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng thành phẩm trước khi phân phối ra thị trường hoặc đưa đến cho khách hàng.
- Các công việc khác theo yêu cầu của nhà xưởng, trưởng bộ phận và ban lãnh đạo công ty.
KCS trong xây dựng là gì?
Nhân viên KCS trong lĩnh vực xây dựng là những người chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình, thông qua việc kiểm tra, đánh giá quá trình thi công có đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đề ra hay không.
Công việc của KCS trong xây dựng rất nhiều và thường có tính phức tạp cao, bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên vật liệu đầu vào như: sắt, thép, xi măng, bê tông,…; tính toán định mức phù hợp cho mỗi nguyên liệu đó; sử dụng hiệu quả nguyên liệu trong quá trình thi công; đảm bảo yếu tố vận hành trơn tru của các loại máy móc và phương tiện chuyên dụng,… cho đến đôn đốc công nhân thực hiện tốt quy định về an toàn lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với môi trường và xã hội,…
Công việc của nhân viên KCS chưa bao giờ là dễ dàng, do đó phải những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu sắc quy trình quản lý chất lượng ngành nghề (trong mỗi lĩnh vực cụ thể), tinh thần trách nhiệm luôn ở mức cao nhất, nhạy bén linh hoạt trong xử lý tình huống phát sinh,… thì mới có thể đảm nhận tốt công việc KCS phức tạp này.
Với mỗi ngành nghề (lĩnh vực) riêng biệt đều có hệ thống “từ ngữ” chuyên môn đi liền. Điều này góp phần thể hiện những đặc điểm riêng có, hay công việc đặc thù mà ngành nghề (hoặc lĩnh vực cụ thể) quy định.
Xây dựng và chế biến thực phẩm được xem là 2 ngành nghề có nhiều thuật ngữ phức tạp nhất hiện nay. Trong số đó phải kể đến KCS là gì – thuật ngữ có ý nghĩa quan trọng và quyết định chất lượng sản phẩm (dịch vụ) đầu ra của mỗi doanh nghiệp.
Điều này được mô phỏng như sau: Sản phẩm (dịch vụ) của doanh nghiệp có được thị trường chấp nhận hay không, khách hàng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm (dịch vụ) hay không, phụ thuộc rất nhiều vào quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc: doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao, nỗ lực hoàn thiện quy trình KCS để tạo ra sản phẩm (dịch vụ) có chất lượng tốt nhất, đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Như vậy, KCS có ý nghĩa to lớn và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.