Kế hoạch là gì? Vai trò của kế hoạch như thế nào trong doanh nghiệp

Từ khái niệm trên, chúng ta thấy rằng kế hoạch bao gồm việc lựa chọn một đường lối hành động mà một công ty hoặc doanh nghiệp nào đó, và mọi bộ phận của nó sẽ tuân theo. Hiểu một cách đơn giản thì kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, việc làm ở mỗi vị trí sẽ như thế nào, vào khi nào và ai sẽ làm. Việc đề ra một kế hoạch như đường dẫn chúng ta đến với tương lai của doanh nghiệp.

Kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng trong quản lý

Kỹ năng lập kế hoạch công việc chuyên nghiệp

Các loại kế hoạch thường gặp trong doanh nghiệp bao gồm: kế hoạch chiến lược, kế hoạch tác nghiệp và các kế hoạch con của kế hoạch tác nghiệp. Cụ thể như sau:

Kế hoạch chiến lược là những kế hoạch đưa ra những mục tiêu tổng thể, dài hạn, và phương thức cơ bản để thực hiện nó trên cơ sở phân tích môi trường và vị trí của tổ chức trong môi trường đó; thường do các nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp thiết kế với mục đích là xác định những mục tiêu tổng thể cho tổ chức.

Kế hoạch tác nghiệp là các kế hoạch chi tiết, cụ thể hoá cho các kế hoạch chiến lược, trình bày chi tiết tổ chức cần phải làm như thế nào để đạt được những mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch chiến lược; thường được xây dựng theo tháng, quý, năm. Kế hoạch tác nghiệp nhằm mục đích bảo đảm cho mọi người trong tổ chức đều hiểu về các mục tiêu của tổ chức và xác định rõ ràng trách nhiệm của họ trong việc thực hiện mục tiêu chung đó và các hoạt động cần được tiến hành ra sao để đạt được những kết quả dự định trước.

Kế hoạch bao gồm nhiều yếu tố

Kế hoạch tác nghiệp được chia làm hai nhóm:

1) nhóm các kế hoạch xây dựng được sử dụng 1 lần, đây là những kế hoạch cho những hoạt động không lặp lại; bao gồm: Chương trình, dự án, ngân quỹ;

2) nhóm các kế hoạch được xây dựng để sử dụng nhiều lần, dành cho những hoạt động thường xuyên lặp lại; bao gồm: chính sách, thủ tục, quy tắc.

Lập kế hoạch công việc trong năm hiệu quả

Ngoài ra khi dựa vào thời gian thực hiện có thể chia kế hoạch thành ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong đó, Kế hoạch dài hạn là kế hoạch cho thời kỳ từ 5 năm trở lên nhằm xác định các lĩnh vực hoạt động của tổ chức,xác định các mục tiêu,chính sách giải pháp dài hạn về tài chính , đầu tư , nghiên cứu phát triển…

Kế hoạch trung hạn là kế hoạch cho thời kỳ từ 1 đến 5 năm nhằm phác thảo các chính sách , chương tình trung hạn để thực hiện các mục tiêu được hoạch định trong chiến lược của tổ chức. Kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch cho thời kỳ dưới 1 năm , là sự cụ thể hoá nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dựa vào mục tiêu chiến lược , kế hoạch , kết quả nghiên cứu thị trường,…

Lập kế hoạch giúp đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra

Song song với kế hoạch là việc lập kế hoạch, đây là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là lập kế hoạch , tổ chức , lãnh đạo và kiểm tra. Đồng thời đây là chức năng rất quan trọng đối với mỗi nhà quản lý bởi vì nó gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.

Hiện nay có nhiều quan điểm và khái niệm về chức năng của lập kế hoạch; tuy nhiên chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, quyết định cách tốt nhất để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Ngoài ra, lập kế hoạch phải thỏa mãn 2 câu hỏi: xác định mục tiêu cần phải đạt được là cái gì? và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó như thế nào?

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về kế hoạch là gì, các loại kế hoạch và việc lập kế hoạch trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *