Khả năng cảm thụ bản thể (hay cảm giác bản thể) được coi là một giác quan bên trong của cơ thể. Khả năng cảm thụ bản thể bản chất là một cơ quan thụ cảm trong hệ cảm giác, có vai trò rất quan trọng trong việc nhận và dẫn truyền tín hiệu từ cơ quan xúc giác. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về vai trò và cách kích thích khả năng cảm thụ bản thể của con phát triển.
Cảm giác bản thể là gì?
Khả năng cảm thụ bản thể (cảm giác bản thể) là ý thức và hiểu biết của cá nhân về hành động, sự di chuyển, thay đổi trong thăng bằng, vị trí và trọng lượng cơ thể của chính mình.
Khi chúng ta nghĩ về các cảm giác hay giác quan, chúng ta thường nghĩ đến 5 giác quan cơ bản: xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác. Tuy nhiên, có 2 loại giác quan quan trọng khác mà đôi khi chúng ta không chú ý tới.
Trong khi 5 giác quan cơ bản trên là các giác quan bên ngoài, thì cảm thụ bản thể và hệ thống tiền đình là các giác quan bên trong; thay vì xử lý thông tin từ bên ngoài cơ thể, chúng xử lý thông tin bên trong cơ thể chúng ta.
Cảm thụ bản thể là giác quan bên trong của cơ thể
Cảm thụ bản thể sử dụng thông tin chính từ da, các cơ và khớp để giúp ta hiểu các bộ phận trong cơ thể phối hợp với nhau như thế nào, chức năng và cách vận hành của các cơ quan.
Hãy cùng nhìn nhận rõ hơn những vai trò này, và sau đó chúng ta sẽ khám phá xem cảm thụ bản thể của trẻ phát triển như thế nào.
Vai trò của cảm thụ bản thể
Cảm giác bản thể sẽ giúp chúng ta:
– Phối hợp chuyển động
Khi bạn gãi khuỷu tay hay dùng muỗng để ăn, cảm thụ bản thể giúp bạn biết được vị trí của khuỷu tay mà không cần nhìn, có thể cho muỗng vào miệng mà không bị đâm vào mặt, hay đi bộ mà không bị vấp ngã.
Cảm thụ bản thể thậm chí còn giúp chúng ta biết cách sử dụng xương hàm và lưỡi để ăn, hay cách gõ chữ mà không cần nhìn xuống bàn phím.
– Sử dụng các lực khác nhau cho các hoạt động khác nhau
Cảm thụ bản thể giúp chúng ta biết sử dụng một lực vừa đủ cho tất cả các công việc hàng ngày, như cầm một chiếc cốc thủy tinh nặng mà không làm rơi, cầm chiếc cốc giấy mà không làm nát, ném bóng một lực vừa đủ để bóng vào rổ, và viết bút chì mà không làm gãy đầu…
Cảm thụ bản thể và sự phát triển của trẻ
Sự phát triển cảm thụ bản thể được phát triển bởi những chuyển động hay hoạt động với xúc giác của bé khi bé tương tác với thế giới xung quanh.
Cảm thụ bản thể được bắt đầu với sự chuyển động đầu tiên của bé từ trong bụng bé: khi tay bé áp vào tử cung mẹ, cảm xúc bản thể và các thụ thể xúc giác của bé được kích hoạt và bé học về các bộ phận cơ thể mình.
Khi bé được sinh ra, các chuyển động của bé giúp bé hình thành một bản đồ về cơ thể mình. Ở mọi lúc, từ việc bé được massage, tập nằm sấp(tuumy time) đến việc bé tự sờ vào mặt, bé đang tiếp tục bổ sung thông tin vào bản đồ cơ thể đó, về vị trí các bộ phận trên cơ thể và chức năng của từng phần.
Vì bé rất thích nằm sấp, hãy dùng tư thế này để phác họa về cảm thụ bản thể: nếu dùng lực ở bụng và eo, bé học được cách nâng và xoay đầu để có thể nhìn xung quanh.
Bé học cách đặt tay chân mình và dùng lực xuống sàn để thực hiện một “bài chống đẩy nhỏ”, lật người và thậm chí là lăn tròn trên sàn. Thấy hứng thú bởi những đồ vật xung quanh, bé học cách vươn tay để chạm vào chúng, điều khiển bàn tay để nắm hay siết lực tay đủ mạnh để có thể cầm được các đồ vật đó lên.
Khi bé luyện tập sử dụng cơ thể với những cách phức tạp hơn để di chuyển hay thực hiện các hành động khác, bé đang tiếp tục học về cảm thụ bản thể.
Đôi lúc, trẻ gặp khó khăn khi tiếp nhận và xử lý cảm xúc bản thể. Trẻ có thể liên tục vấp ngã, va vào các vật, các bộ phận cơ thể phối hợp không linh hoạt với nhau.
Khi đó, bé có thể thích chơi những trò chơi mạnh bạo, thích các hoạt động thể chất mạnh hay sử dụng nhiều lực khi làm việc gì đó.
Rất khó để có thể phát hiện ra những rối loạn về cảm xúc bản thể ở tuổi tập đi, vì khi đó trẻ thường rất năng động hay không phối hợp với cha mẹ.
Nếu mẹ có những câu hỏi về việc phát triển các giác quan của con, hãy tìm đến lời khuyên từ bác sĩ nhi khoa hãy nhà vật lý trị liệu nhi khoa.
Hỗ trợ việc phát triển cảm thụ bản thể ở trẻ
Chìa khóa của việc nuôi dưỡng cảm xúc bản thể là cho bé thật nhiều cơ hội để sử dụng cơ thể và tương tác với môi trường xung quanh, không bị giới hạn bởi các thiết bị cho trẻ.
Hai lĩnh vực phát triển khác rất cần thiết cho việc di chuyển và hoàn thành các việc khác là hệ thống tiền đình và lập kế hoạch vận động. Hãy đón đọc bài viết của POH về hai cấu tạo não của trẻ để tìm hiểu thêm:
- Não của trẻ: thùy trán
- Não của trẻ: thùy đỉnh
- Não của trẻ: thùy thái dương
- Não của trẻ: thùy chẩm
- Não của trẻ: Vùng sâu bên trong não bộ
- Não của trẻ: thân não
Nguồn: BabySparks