Ngôn ngữ học hiện đang là ngành nhận được sự quan tâm của các thí sinh do nhu cầu tuyển dụng nhiều của các doanh nghiệp, công ty và cơ quan quản lý Nhà nước. Ngành ngôn ngữ học đào tạo những Cử nhân ngôn ngữ có đủ khả năng phân tích, nghiên cứu chuyên nghiêp trong cuộc sống và trong công việc.
Bạn đang đọc: Khái quát chung về ngành Ngôn ngữ học
1. Ngành ngôn ngữ học là gì?
- Ngành ngôn ngữ học (tiếng Anh là Linguistics) là ngành đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy niềm đam mê nghiên cứu của sinh viên về ngôn ngữ học (ngôn ngữ ký hiệu, ngôn ngữ học đường, ngôn ngữ y học, ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp), về văn hoá các dân tộc ở Việt nam, góp phần thúc đẩy giao lưu giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
- Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, kiến thức về ngôn ngữ học; để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và trong công tác quản lí nhà nước về ngôn ngữ học. Giúp trau dồi kiến thức lý thuyết, kĩ năng phân tích, khả năng ứng dụng liên quan đến ngôn ngữ loài người.
- Ngoài việc được đào tạo về lý thuyết Ngôn ngữ học, sinh viên còn được học thêm các kĩ năng bổ trợ như: giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin. Từ đó, giúp sinh viên có thể tiếp cận nhanh chóng với công việc sau khi ra trường. Ngành học này còn rèn luyện cho sinh viên về khả năng nghiên cứu, giảng dạy, đào tạo, quản lí về ngành ngôn ngữ học; giúp người học có thể trau dồi thêm kiến thức ở bậc Thạc sỹ, Tiến sỹ.
2. Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ học
Để biết được ngành này học những gì, các bạn tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành Ngôn ngữ học trong bảng dưới đây.
I.
Khối kiến thức chung (Không tính các học phần từ số 9 đến số 11)
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tin học cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 1
Tiếng Anh cơ sở 1
Tiếng Nga cơ sở 1
Tiếng Pháp cơ sở 1
Tiếng Trung cơ sở 1
Tiếng Việt cơ sở 1
Ngoại ngữ cơ sở 2
Tiếng Anh cơ sở 2
Tiếng Nga cơ sở 2
Tiếng Pháp cơ sở 2
Tiếng Trung cơ sở 2
Tiếng Việt cơ sở 2
Ngoại ngữ cơ sở 3
Tiếng Anh cơ sở 3
Tiếng Nga cơ sở 3
Tiếng Pháp cơ sở 3
Tiếng Trung cơ sở 3
Tiếng Việt cơ sở 3
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng – an ninh
Kĩ năng bổ trợ
II.
Khối kiến thức theo lĩnh vực
II.2
Các học phần bắt buộc
Các phương pháp nghiên cứu khoa học
II.2 Các học phần tự chọn
Thống kê cho Khoa học xã hội
Thực hành văn bản tiếng Việt
III.
Khối kiến thức theo khối ngành III.1
Các học phần bắt buộc
Hán Nôm cơ sở
III.2
Các học phần tự chọn
Báo chí truyền thông đại cương
IV
Khối kiến thức theo nhóm ngành
IV.1
Các học phần bắt buộc
Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học
IV.2
Các học phần tự chọn
Ngữ nghĩa học
Nhập môn ngôn ngữ học tri nhận
Nhập môn ngữ pháp chức năng
V.
Khối kiến thức ngành
V.1
Các học phần bắt buộc
Ngữ âm học và Từ vựng học tiếng Việt
Ngữ dụng học
Lịch sử tiếng Việt
Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam
Ngôn ngữ và thực hành báo chí
V.2
Các học phần tự chọn(Sinh viên chọn 1 trong 2 hướng chuyên ngành sau)
V.2.1
Hướng chuyên ngành Ngôn ngữ học
Nhập môn phân tích diễn ngôn
Ngôn ngữ, truyền thông và tiếp thị
Ngôn ngữ và công việc biên tập, xuất bản
Phương pháp dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ
Phương pháp điền dã ngôn ngữ học
Giáo dục ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam và vấn đề phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Ngôn ngữ và văn hóa các DTTS ở Việt Nam và Đông Nam Á
Ngôn ngữ văn học và sự phát triển của tiếng Việt trong thế kỷ 20
Giáo dục ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ
V.2.2
Hướng chuyên ngành Việt ngữ học cho người nước ngoài
Tiếng Việt và phong tục Việt Nam
Tiếng Việt ngành kinh tế, thương mại
Tiếng Việt trong tục ngữ, ca dao
Tiếng Việt và lễ hội ở Việt Nam
Tiếng Việt với lịch sử và văn hóa Việt Nam
Tiếng Việt và văn học Việt Nam
Tiếng Việt trên các phương tiện nghe nhìn
Tiếng Việt trong pháp luật
V.3 Thực tập và Khóa luận tốt nghiệp/Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp
Thực tập
Khóa luận
Học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp
Các vấn đề lý luận ngôn ngữ học
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Các khối thi vào ngành Ngôn ngữ học
– Mã ngành: 7229020
– Các tổ hợp môn xét tuyển:
- C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
- D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
- D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)
- D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)
- D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)
- D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)
- D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
- D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)
- D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)
- D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)
- D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
- D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học – Cao đẳng
4. Điểm chuẩn của ngành Ngôn ngữ học
Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ học năm 2018 của các trường đại học dao động trong khoảng 13 – 22, tùy thuộc vào từng tổ hợp môn xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
Tìm hiểu thêm: Cấu trúc Wonder if trong tiếng Anh và cách dùng – Step Up English
>>>>>Xem thêm: Phần mềm HTKK là gì?
5. Các trường đào tạo ngành Ngôn ngữ học
Để theo học ngành Ngôn ngữ học, các bạn có thể đăng ký xét tuyển vào các trường đại học sau:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Khoa học – Đại học Huế
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM
6. Cơ hội việc làm của ngành Ngôn ngữ học
Sinh viên ngành Ngôn ngữ học sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm và có đủ năng lực, kỹ năng để đảm nhận những công việc thuộc các lĩnh vực sau:
- Lĩnh vực báo chí, truyền thông: Làm biên tập báo, tạp chí, biên tập website, viết tin bài cho cơ quan báo chí. Xây dựng kịch bản truyền hình, kịch bản phim ngắn, viết nội dung tài liệu, dẫn chương trình trong lĩnh vực truyền thông, truyền hình.
- Lĩnh vực nghiên cứu : Tiến hành nghiên cứu về ngôn ngữ học, nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành tại các trung tâm, Viện nghiên cứu, Sở nghiên cứu hay các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng.
- Lĩnh vực quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng như quản trị, quản lý, soạn thảo văn bản, quản lý hệ thống văn bản.
- Lĩnh vực dịch thuật: Sinh viên ngành ngôn ngữ học đang làm việc tại các nhà xuất bản, biên tập sách, báo, tạp chí, công tác xuất bản, công tác biên phiên dịch, biên soạn dịch thuật từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo.
- Lĩnh vực sáng tác: Các sinh viên ra trường có thể sáng tác ca từ nhạc, phê bình nghệ thuật tham gia hoạt động nghệ thuật.
- Lĩnh vực lưu trữ: Các sinh viên ra trường có thể làm việc tại trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu, quản lý tại thư viện, trường học, trung tâm xử lý thông tin về ngôn ngữ học.
- Lĩnh vực đào tạo: Tham gia giảng dạy ngành ngôn ngữ học tại trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp, trường nghề, trung tâm dạy nghề. Hay làm giáo viên bộ môn Ngữ văn tại các trường THPT, THCS trên địa bàn cả nước.
- Nhân viên Marketing: Tại các doanh nghiệp, công ty về quảng cáo, tiếp thị, quan hệ công chúng, ngoại giao, đối ngoại.
- Lĩnh vực quản lý nhà nước về chính sách ngôn ngữ, dân tộc, văn hoá xã hội, quản lý ngôn ngữ, bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.
7. Mức lương của ngành Ngôn ngữ học
Hiện chưa có thống kê cụ thể về mức lương của ngành Ngôn ngữ học, tuy nhiên, với các vị trí việc làm đa dạng thì mức lương của ngành này cũng có sự khác nhau tùy thuộc vào công việc, năng lực và kinh nghiệm của mỗi người.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Ngôn ngữ học
Để học tập và thành công trong ngành Ngôn ngữ học đòi hỏi bạn cần có những tố chất sau:
- Có kiến thức chuyên môn sâu, rộng;
- Có tính chăm chỉ, say mê tìm tòi và nghiên cứu;
- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề nhanh chóng;
- Kĩ năng phân tích và tổng hợp thông tin tốt;
- Có tính kiên nhẫn, cẩn thận trong công việc;
- Có kĩ năng diễn đạt, thuyết trình tốt;
- Khả năng trong sáng tạo;
- Hiểu biết về mọi lĩnh vực trong cuộc sống và xã hội.
Những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Ngôn ngữ học, từ đó có cơ sở để bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích và năng lực bản thân.