Khám trong: Điều mọi bà bầu nên biết khi đi sinh

Dù thao tác khám trong (khám âm đạo) đơn giản nhưng lại khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi cũng như ngượng ngùng. Nhưng khám trong là thao tác thường phải dùng khi mẹ bầu chuyển dạ hay trường hợp mẹ bầu quá ngày dự sinh.

Bạn đang đọc: Khám trong: Điều mọi bà bầu nên biết khi đi sinh

1. Sự cần thiết của khám trong

Khám trong nhằm thăm dò độ mở của tử cung.

Khi sản phụ xuất hiện các cơn co, rỉ ối, vỡ ối hoặc quá ngày dự sinh việc khám âm đạo là cần thiết để bác sĩ có thể theo dõi tiến trình sinh nở của mẹ. Những trường hợp khác không cần thực hiện thủ thuật này. Mẹ bầu cũng nên lưu ý chỉ nhập viện khi thai nhi có dấu hiệu bất thường, chuyển dạ hay quá ngày dự sinh quá lâu nhé. Nhập viện sớm hơn bệnh viện sẽ không tiếp nhận.

2. Khám trong làm tăng nguy cơ viêm nhiễm

Dù đeo găng tay vô trùng để tiến hành khám trong nhưng thao tác này cũng làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Ngoài ra khả năng khám trong gây ra vỡ ối cũng khá cao. Chính vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì không nên thăm khám trong.

3. Khám trong không thể dự đoán ngày dự sinh

Nhiều bà bầu tin rằng khám trong có thể giúp dự đoán ngày sinh. Nhưng thực tế việc này không thể dự sinh được.

Ngay cả khi tử cung đã mở thì bác sĩ khi khám trong cũng khó dự đoán được chính xác thời gian em bé sẽ chào đời.

Mẹ có thể mất 1 giở để cổ tử cung mở 3-5cm, nhưng mất khoảng 10-12 giờ để cổ tử cung mở 7cm. Một số mẹ bầu mở tử cung rất nhanh, một số lại mất nhiều thời gian hơn.

Tìm hiểu thêm: Dòng tiền thuần là gì? 3 cách căn bản tính dòng tiền thuần

Nếu không cần thiết không nên khám trong.

4. Khám trong có thể gây gián đoạn cho quá trình sinh nở

Một tác động mong muốn của khám trong là nó có thể gây ra gián đoạn quá trình sinh nở của mẹ bầu. Hormone oxytocin gây ra các cơn co tử cung và làm mờ tử cung sẽ xuất hiện khi mẹ bầu chuyển dạ. Lúc này mẹ bầu cần tập trung sinh nở trong không gian riêng tư, yên lặng và thoải mái. Sự can thiệp của khám trong có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy bối rối, ngượng ngùng và có thể cảm thấy đau. Do đó, nếu không cần thiết, mẹ bầu không nên khám trong để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh nở tự nhiên.

5. Chỉ thực hiện khám trong khi có sự đồng ý của sản phụ

Tuy khám trong là một thao tác cần thiết nhưng bác sĩ cũng sẽ hỏi ý kiến sản phụ trước khi thực hiện thăm khám. Bác sĩ sẽ giải thích lý do cần thiết phải thực hiện việc khám này, quyết định sẽ tùy ở mẹ bầu.

Trong quá trình khám bác sĩ sẽ dừng lại khi sản phụ yêu cầu và sẽ thực hiện thăm khám trong phòng kín. Mẹ bầu cũng có thể yêu cầu người nhà vào cùng khi thăm khám trong nhé.

>>>>>Xem thêm: Sau Often Là Gì – Cách Sử Dụng Trạng Từ Tần Suất Trong Tiếng Anh

Bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ với sản phụ trước khi khám trong.

6. Khám âm đạo trong khi sinh nở không có tác dụng khuyến khích sản phụ

Việc khám âm đạo không dễ chịu gì cho lắm và cũng không có tác dụng khuyến khích sản phụ. Chỉ nên thực hiện việc thăm khám này khi việc chuyển dạ của mẹ bầu có những bất thường hay kéo dài quá lâu. Bù lại, tốt nhất nên khích lệ và động viên mẹ bầu cố gắng tập trung vào các cơn co và nhịp thở để việc chuyển dạ xảy ra một cách tự nhiên.

7. Khám âm đạo có thể khiến sản phụ có cảm giác mình bị xâm phạm

Khám âm đạo có thể khiến cho sản phụ cảm giác mình bị xâm phạm, đặc biệt với những người có ám ảnh trong quá khứ. Việc này cũng gây ra ức chế khi bác sĩ khám là nam. Và vì vậy, một lần nữa, mặc dù khám trong là cần thiết khi có các bất thường, nhưng nếu không cần kíp thì không nên sử dụng phương pháp này.

sentayho.com.vn (Tổng hợp)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *