Kiến trúc thương hiệu là gì? Tại sao phải xây dựng kiến trúc thương hiệu? – Branding & Storytelling – UAN Forum

Kiến trúc thương hiệu , tiếng anh gọi là Brand architecture là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với đại đa số các Công ty, thương hiệu trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam phần lớn các doanh nghiệp không thực sự hiểu rõ điều này. Trong bài viết này, Vũ sẽ chia sẻ chi tiết toàn bộ kiến thức của mình về Kiến trúc thương hiệu tới mọi người, hi vọng các anh/ chị đã, đang và sẽ làm chủ doanh nghiệp hiểu rõ và ứng dụng tốt với mô hình kinh doanh của mình.

Bạn đang đọc: Kiến trúc thương hiệu là gì? Tại sao phải xây dựng kiến trúc thương hiệu? – Branding & Storytelling – UAN Forum

Mô hình các kiến trúc thương hiệu – Thiết kế bởi © Vũ Digital

Kiến trúc thương hiệu là gì?

Kiến trúc thương hiệu , là một bản nghiên cứu, mô tả, hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn về hệ thống tổ chức các thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của Tập đoàn hoặc Công ty sở hữu nhiều hơn một thương hiệu trong dài hạn.

Mô hình kiến trúc thương hiệu của Tập đoàn Himlam do Mr Quyền Vũ thực hiện vào năm 2016 – Thiết kế bởi © Vũ Digital

Tại sao phải xây dựng kiến trúc thương hiệu?

Kiến trúc thương hiệu cần được thiết lập ngay từ đầu như một quy định, hướng dẫn quan trọng để phát triển và mở rộng Công ty, nhãn hiệu hoặc phát triển nhiều sản phẩm mới.

Kiến trúc thương hiệu sẽ cung cấp lộ trình phát triển và thiết kế toàn bộ hệ thống nhận diện xuyên suốt, đồng thời tạo liên kết giữa người tiêu dùng và toàn bộ nhãn hiệu mà công ty sở hữu. Nó sẽ tạo hiệu suất tối đa bằng cách tận dụng toàn bộ nhãn hiệu con, thương hiệu công ty và thương hiệu con.

Hiểu đơn giản hơn, Kiến trúc thương hiệu giống như một bản quy hoạch tổng thể một dự án lớn, trong đó phân chia, hoạch định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng khu vực nhưng vẫn giữ được sự liên kết, hài hoà, đồng nhất hoặc hoàn toàn khác biệt giữa các phân khu. Nó cung cấp một cái nhìn bao quát cho người chủ đầu tư, người vận hành dự án trong tương lai.

Phân biệt các định nghĩa trong Kiến trúc thương hiệu:

Kiến trúc thương hiệu của tập đoàn Orizonia – Thiết kế bởi © Vũ Digital

A. Các cấp bậc trong Kiến trúc thương hiệu:

  1. Công ty : là pháp nhân sở hữu toàn bộ thương hiệu (cấp 1)
  2. Thương hiệu : là những thương hiệu chủ lực của Công ty (cấp 2)
  3. Nhãn hiệu liên kết: là những nhãn hiệu không phải chủ lực của Công ty (Cấp 3)
  4. Nhãn hiệu độc lập: Là những nhãn hiệu được Công ty sở hữu lại từ đối tác khác (cấp 4)

B. Các mô hình kiến trúc thương hiệu.

Có ba mô hình kiến trúc thương hiệu chính.

Tìm hiểu thêm: Bias là gì trong Kpop và những cụm từ liên quan đến Bias

>>>>>Xem thêm: Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU

Mô hình Holding Company – Thiết kế bởi © Vũ Digital

1. Holding Company

  • Công ty hoạt động đa ngành, được thành lập với mục đích nắm giữ quyền kiểm soát tại các công ty khác, sở hữu nhiều nhãn hiệu trải dài khắp các thị trường khác nhau.
  • Ở mô hình này, toàn bộ thương hiệu không liên quan tới nhau.

Mô hình Hybrid – Thiết kế bởi © Vũ Digital

2. Hybrid

Công ty phát triển từ một nhãn hiệu sau đó sử dụng nhãn hiệu đầu tiên này trở thành Công ty và sở hữu nhiều thương hiệu khác.

Mô hình Master brand – Thiết kế bởi © Vũ Digital

3. Master Brand

Công ty cung cấp nhiều thương hiệu khác nhau nhưng sử dụng chung một liên kết biểu tượng/ logo với toàn bộ nhãn hiệu con.

Trong bài viết này Vũ sẽ phân tích hai mô hình Holding Company và Master Brand, mô hình Asymmetrical sẽ được ứng dụng sau khi bạn hiểu rõ về hai mô hình trên.

Sử dụng mô hình nào là phù hợp với mô hình kinh doanh của tôi?

Sẽ rất khó để trả lời câu hỏi này khi chúng ta chưa nghiên cứu về chiến lược và tầm nhìn của Công ty sở hữu đã thương hiệu, nhưng Vũ sẽ phân tích những ưu và nhược điểm của từng mô hình như sau.

Ưu và nhược điểm của các mô hình kiến trúc thương hiệu – Thiết kế bởi © Vũ Digital

Holding Company , mô hình mà toàn bộ thương hiệu trong Công ty độc lập, không liên kết, thì mô hình này có:

Điểm mạnh: Tính linh hoạt, các thương hiệu không ảnh hưởng tới nhau nếu có sự cố

Điểm yếu: Thiếu sự gắn kết các thương hiệu với nhau, không thực sự tạo nên một sức mạnh tổng thể đối với người tiêu dùng.

Master brand: Mô hình này toàn bộ thương hiệu trong công ty gắn kết với nhau, tạo thành một khối thống nhất:

Điểm mạnh: Gắn kết, đồng nhất, tạo thành một khối chung và có một sức mạnh tổng thể

Điểm yếu: Không linh hoạt khi phát triển và sẽ bị liên đới mọi thương hiệu nếu có sự cố.

Tìm hiểu thêm: Bias là gì trong Kpop và những cụm từ liên quan đến Bias

>>>>>Xem thêm: Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ NƯỚC TIỂU

Kiến trúc thương hiệu phức tạp của Tập đoàn Alphabet – Thiết kế bởi © Vũ Digital

Tại thời điểm hiện tại, ngoài những mô hình cơ bản như Vũ nêu trên thì đội ngũ sáng tạo của Vũ cũng sở hữu và biết kỹ thuật kết hợp tất cả các mô hình lại với nhau để tạo nên một kiến trúc thương hiệu chuyên nghiệp hạn chế tối đa điểm yếu và phát huy các điểm mạnh cùng lúc.

Kiến trúc sáng tạo mà Vũ Digital thực hiện cho Tập đoàn sức khoẻ For – Thiết kế bởi © Vũ Digital

Việc kiến trúc rõ ràng và chuyên nghiệp ngay từ đầu sẽ giúp việc phát triển mô hình kinh doanh của bạn trong tương lai một cách chuyên nghiệp và lớn mạnh hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *