Kinh nghiệm làm việc là gì? Kinh nghiệm bao nhiêu mới đủ?

Việc làm Sinh viên mới tốt nghiệp – Thực tập

Bạn đang đọc: Kinh nghiệm làm việc là gì? Kinh nghiệm bao nhiêu mới đủ?

1. Kinh nghiệm làm việc là gì? Bạn nghĩ mình có bao nhiêu kinh nghiệm?

Có người nói kinh nghiệm là những gì đã qua, đã xuất hiện trong cuộc sống và đã được chúng ta thực hiện – một cách hiểu rất ngắn gọn.

Một bài báo lại định nghĩa kinh nghiệm là những thứ chúng ta có được khi chúng ta không có cái chúng ta muốn có – nó chỉ đúng một phần

Và theo triết học, kinh nghiệm là một tập hợp những tri thức có tính chất cảm tính được thu nhận và thông qua hoạt động thức tiễn của con người – thật trừu tượng và khó hiểu

Đó chỉ là một số các định nghĩa chung về kinh nghiệm. Bạn có nghĩ kinh nghiệm như một cái sẹo bám theo con người ta suốt cuộc đời không? Vết sẹo “kinh nghiệm” xuất hiện có thể là khi chúng ta vấp ngã ở một nơi nhưng khi quay lại nơi đó ta lại đi qua một cách dễ dàng, trơn chu đó là vì chúng ta biết rút ra bài học từ thất bại. Một biến cố của cuộc đời đều đem lại cho ta một bài học nhất định. Bài học đó chính là kinh nghiệm được đúc rút kinh nghiệm từ công việc hay biến cố của bản thân thậm chí được học hỏi từ người khác. Việc tiếp thu hay không tiếp thu những kinh nghiệm đó tùy vào nhận thức của mỗi người.

Người ta nói “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” đó là câu thành ngữ được ông cha ta truyền lại cho các thế hệ về cách đúc rút kinh nghiệm từ bao thuở. Và cho đến ngày nay quá trình tích lũy kinh nghiệm được thế hệ chúng ta áp dụng rất tốt từ những bài học thời xưa, hay từ những hoạt động/ biến cố thực tế trong cuộc sống ở mọi lĩnh vực. Đặc biệt trong công việc kinh nghiệm trở thành tiêu chí đánh giá ứng viên khi họ tham gia ứng tuyển một vị trí công việc. Vậy kinh nghiệm làm việc là gì? Trong kinh nghiệm làm việc bao gồm những yếu tố nào để nhà tuyển dụng dễ đánh giá được năng lực ứng viên?

Kinh nghiệm làm việc được hiểu là những hoạt động trước đây bạn đã từng làm liên quan tới vị trí tuyển dụng bạn đang ứng tuyển. Khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc tức là bạn đang được hỏi trước đây bạn đã từng làm công việc này chưa? Những công việc nào trước đây bạn làm cho bạn kỹ năng thực hiện công việc mà không bỡ ngỡ và nhanh chóng tiếp thu công việc mới. Tuy nhiên thực tế hiện nay thật buồn khi có nhiều bạn lầm tưởng kinh nghiệm làm việc mà các nhà tuyển dụng đặt ra chỉ là thời gian làm việc 1 năm, 2 năm,… ở vị trí tương đương ở vị trí công việc mà bạn ứng tuyển. Chính bởi vậy mà các bạn sinh viên mới ra trường không đủ tự tin để đi xin việc trong môi trường làm việc chuyên nghiệp mà lại tìm tới nhiều công việc khác nhau để lấy kinh nghiệm với thu nhập không đủ chi tiêu cho cuộc sống. Cách hiểu chưa trọn vẹn này tác động tới tâm lý nhiều bạn sinh viên mới ra trường khiến họ khá e dè, không tự tin ứng tuyển bỏ qua cơ hội có được việc làm tốt. Còn bạn thì sao? Bạn có đang vướng phải cách hiểu này mà để lỡ mất bao công việc không? Hay bạn đang suy nghĩ về số lượng kinh nghiệm tích lũy trong thời gian trước đây có đủ để thuyết phục nhà tuyển dụng trong công ty, tập đoàn lớn?

Bạn đang phân vân về số lượng kinh nghiệm của bản thân? Hãy gạt ngay mối quan quan tâm này bởi nếu đòi hỏi kinh nghiệm nhà tuyển dụng sẽ không có con số cụ thể dành cho bạn và kinh nghiệm bao nhiêu cũng không đủ với họ. Bạn là người sở hữu kinh nghiệm có thể đảm nhận tốt công việc tới 60% nhưng ứng viên khác lại đáp ứng được hẳn 70%. Vậy là bạn đã thua trong cuộc đua số lượng kinh nghiệm. Nhưng biết đâu bạn lại thắng ở tiêu chí khác giúp bạn vượt qua vòng sơ tuyển mà không phải ứng viên kia. Từ đây một mối quan tâm nữa lại dấy lên “Liệu kinh nghiệm có còn được ưu tiên hàng đầu trong đánh giá của nhà tuyển dụng?” Hãy tiếp tục cùng sentayho.com.vn hội nghị bàn tròn trong mục tiếp theo đây.

Việc làm Hóa học – Sinh học

2. Kinh nghiệm làm việc trong kỷ nguyên thế hệ số có còn được ưu tiên

Bạn có biết thế giới hiện nay đã bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên thế hệ số, của công nghệ kết nối con người tới gần hơn với thế giới ảo? Chúng ta đang chứng kiến những thay đổi tưởng như chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng này đã hiện hữu trên toàn thế giới, con người có thế “mắt thấy tai nghe”. Tác động của nó đến mọi lĩnh vực trong đó hoạt động kinh tế được hưởng đa phần lợi ích từ cuộc cách mạng này. Sự ra đời của máy móc hiện đại, công nghệ mới hữu ích trong sản xuất, điều khiến các hoạt động từ xa,… tạo ra năng suất cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo theo đúng mong muốn của nhà sản xuất. Thế nhưng kể cả khi máy móc được thay thế bởi sức lao động của con người thì nguồn nhân lực vẫn là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới thành bại của doanh nghiệp. Vậy nên các nhà tuyển dụng luôn muốn chiêu mộ người tài về đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp bằng việc đặt ra những yêu cầu tuyển dụng khắt khe với ứng viên. Và liệu trong tiêu chí chọn người tài ở thời thế hệ số này kinh nghiệm có còn dẫn đầu trong những tiêu chí quan trọng nhất hay không? Câu trả lời sẽ để bạn tự cảm nhận nhưng sentayho.com.vn sẽ cho bạn cơ sở để cảm nhận.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 tạo ra môi trường làm việc mà máy tính, tự động hóa và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới, kết nối con người đến với thế giới ảo gần hơn, hiệu quả hơn. Bản chất của cách mạng công nghệ 4.0 tác động tới thế giới dựa trên nền tảng công nghệ số, tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm: Công nghệ sinh học, kỹ thuật số và Vật lý. Mặt hạn chế của công nghệ 4.0 ảnh hưởng tới lao động hiện nay là các loại máy móc, robot được kết nối với hệ thống máy tính và được điều khiển bởi các thuật toán mà không cần tới sự can thiệp của con người từ đó làm thay đổi cách hoạt động, giao tiếp, sản xuất và tác động mạnh mẽ đến thị trường lao động khi công việc của con người đang dần bị thay thế bằng máy móc, công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Vậy nên để bắt kịp với xu thế, với những thay đổi chóng mặt của xã hội, người lao động cần phải chủ động thay đổi nếu không muốn bị thay thế và một số kinh nghiệm làm việc sẽ không còn phù hợp với hoạt động công việc hiện tại.

Ngày nay điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên là người có khả năng thích ứng với môi trường làm việc đa văn hóa, xây dựng mối quan hệ bền vững trong doanh nghiệp, có khả năng phân tích chính xác các vấn đề nhằm phát triển, đánh giá tính khả thi của phương án, dự án hoặc lên giải pháp hạn chế rủi ro xảy ra trong quá trình thực thi. Trong tiêu chí này có thể thấy, nhà tuyển dụng không còn đặt nặng kinh nghiệm làm việc mà quan tâm nhiều hơn tới khả năng thích nghi nhanh với công việc. Từ đó cơ hội sẽ không dành cho riêng ai mà cho tất cả mọi người lao động nhất là cho sinh viên mới ra trường – đối tượng tưởng như không có cơ hội làm việc trong môi trường chuyên nghiệp khi còn hạn chế về kinh nghiệm làm việc chuyên môn.

Cùng với đó khi đất nước đang đẩy mạng chủ trương hội nhập quốc tế nếu chỉ với kinh nghiệm làm việc trong nước sẽ không thể thuyết phục được các chuyên gia quản lý nhân sự mà người lao động cần phải có kỹ năng làm việc đa văn hóa, đa quốc gia. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế cần tới bộ não tư duy có hệ thống để tăng khả năng xử lý công việc, quản lý các rủi ro tiềm tàng. Vì thế một kết luận được đưa ra là kinh nghiệm không phải là yếu tố được ưu tiên hàng đầu, không phải là tiêu chí duy nhất quyết định đến cơ hội việc làm của mọi người lao động.

Việc làm IT phần mềm

3. Đối phó với nhà tuyển dụng khi hạn chế về “kinh nghiệm làm việc”

3.1. Làm nổi bật kỹ năng – bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng tốt nhất

Khi kinh nghiệm không còn chiếm số điểm đánh giá cao nhất ứng viên có thể gạt đi sự e dè trước đây để tự tin hơn khi đi xin việc. Với tiến bộ của khoa học công nghệ, kỷ nguyên thế hệ số đã và đang từng ngày chuyển khóa toàn bộ thế giới thực của chúng ta sang thế giới số, đặt ra khó khăn cho các doanh nghiệp với mối lo sợ bị tụt hậu và mất đi lợi thế cạnh tranh nếu không thích nghi kịp thời với xu hướng của thời đại. Và khi nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp, họ cần chuẩn bị cho mình một đội ngũ nhân viên có kỹ năng thật tốt để thích nghi với công việc. Đó là những kỹ năng như:

– Kỹ năng giải quyết vấn đề phức tạp: Là kỹ năng có thể phân tích, nhìn nhận sâu mọi khía cạnh trong vấn đề và đưa ra đánh giá vấn đề để có thể giải quyết được những khó khăn đang gặp phải bởi khi công việc sử dụng chủ yếu tới thiết bị hiện đại như hiện nay sẽ có hàng loạt những vấn đề về công nghệ, dữ liệu,…

– Kỹ năng tư duy phản biện: Với việc số hóa len lỏi đến từng ngóc ngách trong doanh nghiệp, họ luôn sẵn sàng đưa ra mức đãi ngộ tốt để chiêu mộ những cá nhân có tư duy phản biện tốt để sử dụng hiệu quả công nghệ.

– Kỹ năng sáng tạo: Sáng tạo là tạo ra sản phẩm có tính mới lạ đáp ứng nhu cầu của con người hay sáng tạo trong công việc chính là cách nhân viên xử lý, ứng dụng công nghệ mới để phát triển doanh nghiệp vì thế trong thế kỷ 21 – thời gian sinh ra của công nghệ số, ngôi vương thuộc về nền kinh tế tri thức kỹ năng sáng tạo đặc biệt được đề cao.

– Kỹ năng làm việc nhóm: Trong xã hội hiện đại hầu như mọi công việc muốn có kết quả tố đều cần phải được thực hiện theo nhóm. Khi triển khai công việc theo hình thức này công việc sẽ được duy trì với năng suất cao, tạo ra lợi nhuận cho công ty bởi điểm mạnh của các cá nhân sẽ bù trừ cho điểm yếu của các cá nhân trong nhóm khi thực hiện công việc.

– Kỹ năng quản lý: Kể cả khi máy móc lên ngôi thì con người vẫn không thể thiếu để duy trì hoạt động vận hành của máy móc, hay khi những tài năng ưu tú làm việc cần một cá nhân có khả năng quản lý tốt để khai thác tối đa nguồn lực phục vụ phát triển doanh nghiệp. Đây chính là một trong những kỹ năng dành cho những ai tham vọng thăng tiến trong công việc.

Những kỹ năng trên chỉ là một trong nhiều kỹ năng người lao động cần rèn luyện để bổ trợ cho phần kinh nghiệm còn thiếu sót đồng thời cũng để hỗ trợ cho công việc trong tương lai. Người lao động hãy xem xét kiến thức chuyên môn để tìm cho mình những kỹ năng phát triển công việc phù hợp nhất cùng một số kỹ năng được gợi ý thêm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng đánh giá, quyết định, kỹ năng xã hội,…

3.2. Khả năng ngoại ngữ – lợi thế không thể bỏ qua

Bạn đánh giá như thế nào về tầm quan trọng của ngoại ngữ hiện nay? Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang từng ngày được phát triển theo chiều hướng hội nhập, mở rộng quy mô ra ngoài thế giới, mọi hoạt động của doanh nghiệp với đối tác nước ngoài cần được trao đổi qua ngôn ngữ nói hoặc viết thông qua ngôn ngữ giao tiếp chung trên toàn thế giới là tiếng Anh. Theo số liệu khảo sát cho thấy có tới 60 trên tổng số 196 quốc gia xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức. Khả năng tiếng Anh giờ đây không còn chỉ là điểm cộng trong bộ hồ sơ xin việc mà là điều kiện bắt buộc trong bối cảnh hội nhập.

Lợi thế này đặc biệt tạo cơ hội cho những bạn sinh viên mới ra trường chưa có cơ hội tiếp cận với công việc thực tế những với kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, cơ hội nghề nghiệp sẽ không bỏ qua một nhân tố tiềm năng như bạn. Sở dĩ khẳng định vật bởi ngày nay chủ trương hội nhập cho phép doanh nghiệp tiếp thu mặt tích cực, hệ thống các doanh nghiệp trong nước ngày một Tây hóa hơn, các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh được sử dụng phổ biến hơn trong công việc yêu cầu nhân viên phải có kiến thức tiếng Anh để làm việc hiệu quả.

Ngoài ra để có cơ hội thăng tiến trong công việc người nhân viên phải có kiến thức sâu rộng, lĩnh hội kiến thức không chỉ trong nước mà phải tích cực tiếp thu cái hay cái mới của nước ngoài. Một thực tế mà dân ta phải thừa nhận rằng Việt Nam là quốc gia chưa phải là một trong những nước đầu tiên sáng tạo ra cái mới bởi nhiều hạn chế mà hiện nay các công nghệ, tri thức ở Việt Nam luôn được chuyển giao từ các nước phát triển trên thế giới. Do đó để mở rộng kiến thức đóng góp cho quá trình phát triển của doanh nghiệp góp phần xây dựng đất nước, tiếng Anh là ngôn ngữ cần được trau luyện ngay từ hôm nay.

4. Tìm việc làm dù có hay không có kinh nghiệm trên sentayho.com.vn

Dù bạn có hay không có kinh nghiệm thì trong bối cảnh kinh tế phát triển thời nay không thiếu công việc dành cho bạn. Quan trọng là bạn có tìm được thông tin tuyển dụng công việc phù hợp với chuyên môn và kỹ năng của bản thân hay không? Công nghệ phát triển tạo cơ hội cho lĩnh vực thương mại điện tử phát triển và đứng trước nhu cầu tìm việc làm và tuyển dụng lao động cao như hiện nay có quá nhiều website cung cấp dịch vụ tìm việc làm trực tuyến với đa dạng thông tin tuyển dụng cho ứng viên lựa chọn. Thế nhưng tìm việc ở đâu mới uy tín thì vẫn còn nằm trong thắc mắc của nhiều người tìm việc.

Bạn đã biết tới website sentayho.com.vn chưa? Đây là một trong những website cung cấp dịch vụ tìm việc làm uy tín với nguồn thông tin tuyển dụng chất lượng nhất trên thị trường hiện nay. Tại đây ứng viên sẽ được cung cấp rất nhiều thông tin tuyển dụng đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động trên khắp mọi miền tổ quốc ở mọi ngành nghề, mọi vị trí công việc. Chẳng hạn nếu bạn ở Thanh Hóa và đang muốn tìm việc làm kế toán tại đây hãy tham khảo một số thông tin việc làm kế toán tại Thanh Hóa trên sentayho.com.vn để có cơ hội làm việc đúng chuyên môn mà lại gần nhà. Ngoài ra sentayho.com.vn còn tích hợp trên website tính năng chọn, tạo và tải CV xin việc hoàn toàn miễn phí hỗ trợ ứng viên chuẩn bị hành trang xin việc làm đầy đủ nhất.

Quá những vấn đề bàn luận về kinh nghiệm làm việc là gì trong nội dung bài viết trên, giờ đây bạn còn e ngại với yêu cầu kinh nghiệm làm việc 1 năm, 2 năm,… ở vị trí tương đương nữa không? Đừng đánh mất cơ hội việc làm của mình với quan điểm muốn có công việc tốt, nhất định phải có kinh nghiệm làm việc. Rất nhiều thông tin tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm trên sentayho.com.vn đang chờ các bạn “apply” hồ sơ xin việc, hãy tận dụng nó để phát huy tài năng của bản thân nhé!

>>>>>Xem thêm: Hàm trùng phương có 3 cực trị khi nào? Hàm trùng phương là gì?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *