Kinh tế vi mô là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế vi mô hay kinh tế tầm nhỏ (tiếng Anh là Microeconomics), là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế như người tiêu dùng, nhà sản xuất và cách các chủ thể này tương tác với nhau.

Bạn đang đọc: Kinh tế vi mô là gì? Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Hiểu một cách đơn giản nhất, bản chất của kinh tế vi mô là nghiên cứu hành vi của từng cá nhân, doanh nghiệp như người tiêu dùng, người sản xuất, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp… và sự tương tác giữa họ trên các thị trường cụ thể.

Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của nhiều chủ thể kinh tế khác nhau

Ví dụ:

  • Kinh tế vi mô nghiên cứu mối quan hệ giữa cung cầu hàng hoá và sự tương tác của chúng trong việc hình thành nên giá cả thị trường.
  • Nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu dùng như người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ như thế nào khi ngân sách bị hạn chế.
  • Nghiên cứu số lượng hàng hóa mà hộ gia đình đã mua và số giờ lao động mà họ đã cung cấp.
  • Nghiên cứu hành vi của doanh nghiệp như các quyết định về lựa chọn yếu tố đầu vào, số lượng lao động mà doanh nghiệp thuê và hàng hóa mà doanh nghiệp bán….
  • Nghiên cứu các mô hình thị trường như thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền hay thị trường cạnh tranh không hoàn hảo…

Đối tượng và nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô

Là một phân ngành kinh tế tầm nhỏ, kinh tế vi mô có đối tượng và nội dung nghiên cứu cụ thể.

Đối tượng của kinh tế vi mô

Kinh tế vi mô sẽ cung cấp các kiến thức cho nhà quản lý doanh nghiệp để họ giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau:

  • Sản xuất cái gì?
  • Sản xuất bằng cách nào?
  • Sản xuất cho ai?

Như vậy, đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô là:

  • Nghiên cứu các vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế
  • Nghiên cứu tính quy luật và xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô, những “khuyết tật” của nền kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ.

Nội dung nghiên cứu của kinh tế vi mô

Trong kinh tế vi mô, nội dung nghiên cứu được tập trung chủ yếu vào vấn đề quan trọng là: Những vấn đề kinh tế cơ bản về thị trường, sản xuất và chi phí, lợi nhuận và quyết định cung cấp thị trường các yếu tố đầu vào, hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ.

Kinh tế vi mô nghiên cứu cả cung – cầu hàng hóa trên thị trường

Để nghiên cứu các vấn đề trên, kinh tế vi mô tập trung nghiên cứu các nội dung chủ yếu gồm:

  • Kinh tế vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô, lựa chọn kinh tế tối ưu, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, quy luật chi phí cơ hội tăng dần và hiệu quả kinh tế.
  • Cung cầu hàng hóa trên thị trường: Nghiên cứu cung và cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu, cơ chế hình thành giá và sự thay đổi của giá do cung cầu thay đổi và các hình thức điều tiết giá.
  • Nghiên cứu tác động của các nhân tố tới lượng cầu và lượng cung về mặt lượng thông qua xem xét các loại hệ số co dãn và ý nghĩa của các loại co dãn đó.
  • Nghiên cứu các vấn đề về tiêu dùng như quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng.
  • Sản xuất – Chi phí – Lợi nhuận: Nghiên cứu các quy luật trong sản xuất, chi phí và lợi nhuận.
  • Nghiên cứu các mô hình về thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn. Kinh tế vi mô sẽ nghiên cứu, xem xét thông qua việc xác định mức sản lượng, giá bán nhằm tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  • Nghiên cứu các vấn đề về cung cầu lao động đối với doanh nghiệp trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
  • Nghiên cứu những thất bại của kinh tế thị trường thông qua việc nghiên cứu khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ

Phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô là hai khái niệm rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Rất nhiều người có sự nhầm lẫn về chúng. Vậy phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào? Hai khái niệm này giống và khác nhau ở điểm nào? Cùng theo dõi bảng sau để nắm rõ.

Tiêu chí phân biệt Kinh tế vi mô Kinh tế vĩ mô Giống nhau Cả hai đều là những bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Khác nhau Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế. Nghiên cứu tổng thể nền kinh tế bao gồm cả quốc gia và quốc tế. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố thuộc về kinh tế cá thể như: Cung cầu hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp, sản xuất, chi phí, lợi nhuận… Các yếu tố kinh tế tổng thể như: đầu tư vốn, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân… Mục tiêu Có vai trò trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất khác như đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, doanh nghiệp… trong nền kinh tế. Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo… Các yếu tố tác động

– Cung – Cầu

– Giá cả của hàng hóa và dịch vụ

– Giá của các yếu tố sản xuất

– Mức tiêu thụ

– Phúc lợi kinh tế

– Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

– Thu nhập quốc gia

– Mức giá chung

– Phân phối việc làm, tỷ lệ thất nghiệp

– Tiền tệ

– Vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ

Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau. Theo đó:

  • Kết quả kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào hành vi của kinh tế vi mô, đồng nghĩa với việc kinh tế quốc dân phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp, của tế bào kinh tế trong sự tác động ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô, của nền kinh tế.
  • Kinh tế vĩ mô sẽ tạo hành lang, môi trường và tạo điều kiện cho kinh tế vi mô phát triển

Có thể thấy, kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Theo đó, nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế. Ngược lại, hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.

Các khái niệm trong kinh tế vi mô cần nắm

ATC kinh tế vi mô là gì?

ATC là ký tự viết tắt của khái niệm chi phí bình quân (tiếng Anh là average total cost). Chi phí bình quân là chi phí tính trên mỗi đơn vị sản lượng, trong đó bao gồm tất cả các chi phí đầu vào của sản xuất. Tổng chi phí bình quân (ATC) được tính bằng công thức:

ATC = TC/Q

Trong đó:

  • Q là sản lượng
  • TC là tổng chi phí của tất cả các loại đầu vào được sử dụng để sản xuất ra sản lượng.

Ngoài ra, tổng chi phí bình quân (ATC) có thể được tính bằng cách lấy chi phí cố định bình quân (AFC) cộng với chi phí biến đổi bình quân (AVC): ATC = AFC + AVC

Trong kinh tế vi mô, tổng chi phí bình quân khi được kết hợp với giá sẽ xác định lợi nhuận hoặc lỗ trên mỗi đơn vị mà một công ty tối đa hóa lợi nhuận nhận được từ sản xuất ngắn hạn. Theo đó:

  • Nếu giá cao hơn chi phí bình quân thì công ty sẽ nhận được lợi nhuận trên mỗi đơn vị.
  • Nếu giá thấp hơn chi phí bình quân, công ty phải chịu lỗ trên mỗi đơn vị.
  • Nếu giá bằng tổng chi phí bình quân, thì công ty chỉ hòa vốn, không nhận được lợi nhuận cũng không phát sinh một khoản lỗ trên mỗi đơn vị.

Kinh tế vi mô TVC là gì?

TVC trong kinh tế vi mô là ký tự viết tắt của khái niệm tổng chi phí biến đổi (TVC), đây là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp chi ra để mua các yếu tố sản xuất biến đổi trong mỗi đơn vị thời gian, gồm chi phí mua nguyên vật liệu, tiền trả lương cho công nhân…

Kinh tế vi mô độc quyền là gì?

Kinh tế vi mô độc quyền là kinh tế vi mô xét ở hai yếu tố độc quyền bán và độc quyền mua. Theo đó:

Độc quyền bán (tiếng anh là Monopoly hay Monopolist), là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm, không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính cạnh tranh.

Ví dụ: Hãng Microsoft độc quyền trên toàn thế giới với hệ điều hành Windows.

Hãng độc quyền có vị trí đặc biệt trên thị trường. Nếu nhà độc quyền quyết định nâng giá bán sản phẩm, hãng sẽ không phải lo về việc các đối thủ cạnh tranh sẽ đặt giá thấp hơn để chiếm thị phần lớn hơn, làm thiệt hại tới mình. Hãng độc quyền quyết định và kiểm soát mức giá, sản lượng cung ứng.

Tìm hiểu thêm: Postfix Là Gì – Ứng DụNg Stack

Trong kinh tế vi mô có độc quyền mua và độc quyền bán

Thị trường độc quyền bán được nhận diện qua 4 đặc trưng sau:

  • Chỉ có một hãng duy nhất cung ứng toàn bộ sản phẩm trên thị trường.
  • Sản phẩm hàng hóa trên thị trường độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi. Nhà độc quyền sẽ không lo ngại về việc người tiêu dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế khi nhà độc quyền định giá cao hơn.
  • Thị trường độc quyền bán thuần túy có rào cản lớn về việc gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường. Theo đó, rào cản gia nhập khiến cho hãng độc quyền bán là nhà sản xuất và cung ứng duy nhất trên thị trường. Nếu không có rào cản rút lui khỏi thị trường thì sẽ không có bất kỳ sản phẩm nào mà nhà độc quyền đó đã cung cấp cho thị trường.
  • Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống về phía phải, tuân theo luật cầu.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến độc quyền bán là hàng rào gia nhập. Theo đó, doanh nghiệp độc quyền tiếp tục là người bán duy nhất trên thị trường vì các doanh nghiệp khác không thể gia nhập thị trường và cạnh tranh với nó.

Độc quyền mua (tiếng Anh là Monopsony) là một điều kiện thị trường mà trong đó chỉ có một người mua. Trong kinh tế vi mô độc quyền, một người mua duy nhất thống trị thị trường độc quyền mua trong khi một người bán duy nhất kiểm soát thị trường độc quyền.

Trong một thị trường độc quyền mua, bên nắm quyền lực kiểm soát là một người mua. Người mua này có thể sử dụng lợi thế quy mô của mình để có được giá thấp, vì có nhiều người bán tranh giành được kinh doanh với họ.

Tình trạng độc quyền mua có thể xảy ra phổ biến trong thị trường lao động khi một chủ lao động duy nhất có lợi thế hơn lực lượng lao động. Khi điều này xảy ra, các nhà bán buôn (trong trường hợp này là các nhân viên tiềm năng) đồng ý với mức lương thấp hơn do các yếu tố từ sự kiểm soát công ty mua hàng.

Kinh tế vi mô sản xuất là gì?

Kinh tế vi mô sản xuất hay sản xuất trong kinh tế vi mô là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào?, sản xuất cho ai?, giá thành sản xuất? làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra sản phẩm?

Trong kinh tế vi mô, tùy theo sản phẩm, yếu tố sản xuất sẽ được khai thác và nghiên cứu theo 3 khu vực chủ yếu:

  • Khu vực một của nền kinh tế: Nông – Lâm – Ngư nghiệp
  • Khu vực 2 của nền kinh tế: Công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ, Xây dựng
  • Khu vực 3 của nền kinh tế: dịch vụ

AC trong kinh tế vi mô là gì?

AC trong kinh tế vi mô là ký tự viết tắt của khái niệm chi phí trung bình (tiếng Anh là average cost) là tổng chi phí tính trung bình cho mỗi đơn vị sản phẩm tương ứng ở mỗi mức sản lượng. AC được xác định bằng 2 cách:

  • Hoặc lấy tổng chi phí chia cho sản lượng tương ứng: ACi=TCi/Qi
  • Hoặc lấy chi phí cố định trung bình cộng với chi phí biến đổi trung bình tương ứng ở mức sản lượng đó: AC. = AFC. + AVC

Giá trần là gì?

Giá trần (tiếng Anh là Price ceiling) trong kinh tế vi mô là mức giá tối đa mà nhà nước buộc những người bán phải chấp hành. Hiểu đơn giản là là mức giá cao nhất có thể bán trên thị trường nhưng nhỏ hơn giá cân bằng thị trường.

Thông thường, chính sách giá trần được áp dụng cho một số thị trường như: thị trường nhà ở, thị trường vốn, thị trường xăng dầu…

Ví dụ: Liên bộ Công thương – Tài chính công bố mức giá xăng E5 RON 92 có mức trần mới là 11.956 đồng/lít; xăng RON95-III là 12.560 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S có mức trần là 11.259 đồng/lít; dầu hỏa là 9.141 đồng/lít và dầu mazut 180CST 3.5S có mức trần là 9.453 đồng/kg. Doanh nghiệp không được bán vượt quá mức giá trần, nếu bán vượt quá sẽ bị xử phạt.

Mục tiêu khi thiết lập mức giá trần của nhà nước là kiểm soát giá để bảo vệ lợi ích của những người tiêu dùng. Khi nhà nước thiết lập giá trần nghĩa là trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Theo đó, khi mức giá cân bằng trên thị trường được xem là quá cao, nhà nước đưa ra mức giá trần thấp hơn với hi vọng những người tiêu dùng có khả năng mua được hàng hoá với giá thấp. Điều này cũng giúp những người có thu nhập thấp vẫn có khả năng tiếp cận được các loại hàng hoá quan trọng.

>>>>>Xem thêm: TỔNG HỢP CÁC THÀNH NGỮ VỚI – Trung Tâm Luyện Thi IELTS – RES

Giá trần do nhà nước đưa ra để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Hình minh họa. Nguồn: frameimage)

Giá sàn là gì?

Giá sàn (tiếng Anh là Price Floor) trong kinh tế vi mô là mức giá tối thiểu mà nhà nước quy định. Lúc này, người mua không thể trả giá với mức giá thấp hơn giá sàn. Hiểu đơn giản, giá sàn là mức giá thấp nhất mà người mua có thể mua trên thị trường nhưng cao hơn giá cân bằng thị trường.

Ví dụ: Nhà nước đưa ra mức giá sàn cho mặt hàng lúa gạo là 15.000 VNĐ/kg. Lúc này người mua không thể trả giá cho mặt hàng lúa gạo thấp hơn mức giá này.

Chính phủ quy định giá sàn cho một loại hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của người sản xuất, cung ứng hàng hóa. Khi chính phủ quy định giá sàn thì trên thị trường sẽ xảy ra tình trạng dư thừa hàng hoá.

DWL trong kinh tế vi mô là gì?

DWL trong kinh tế vi mô là ký tự viết tắt của khái niệm tổn thất tải trọng (tiếng Anh là deadweight – loss). Đây là khái niệm thường được dùng để chỉ phần thặng dư mà người tiêu dùng mất đi, nhưng người sản xuất, chính phủ hoặc ai đó không được hưởng.

Hiện tượng tổn thất tải trọng xuất hiện khi thị trường cạnh tranh bị độc quyền hóa hoặc khi chính phủ áp dụng các chính sách can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh tế (ví dụ như chính sách thương mại).

Có thể thấy, tìm hiểu và nghiên cứu kinh tế vi mô sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về các chủ thể kinh tế như người tiêu dùng, nhà sản xuất và cách các chủ thể này tương tác với nhau. Từ đó làm nền tảng cho việc nghiên cứu nền kinh tế ở mức độ tổng quát và chuyên sâu hơn nhằm đưa ra những chiến lược và định hướng phát triển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *