Ký hiệu loại đất, mã loại đất theo mục đích sử dụng đất mới nhất

Ký hiệu này là loại đất gì? Ký hiệu từng loại đất trên sổ đỏ có ý nghĩa ra sao? Bản đồ địa chính được lập và quản lý bởi cơ quan quản lý Nhà nước. Có tác dụng là thống kê, kiểm kê các diện tích đất đai trên từng địa phương trên cả nước. Nó là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý đất đai, giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định mục đích sử dụng đất của từng thửa đất.

Bạn đang đọc: Ký hiệu loại đất, mã loại đất theo mục đích sử dụng đất mới nhất

Trên bản đồ địa chính, nhiều người thấy có các ký hiệu kiểu: LUC, LUK, LUN, LNC, ONT, OĐT…mà không hiểu ý nghĩa của các ký hiệu đó. Các ký hiệu trên chính là các mã loại đất, ký hiệu loại đất. Dựa vào mã đó, cơ quan quản lý Nhà nước có thể xác định thửa đất đó có mục đích sử dụng đất là gì.

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến miễn phí qua điện thoại: 1900.6568

1. Bảng mã ký hiệu các loại đất mới nhất

Ký hiệu các loại đất theo mục đích sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 và được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 01 TT 55/2013/TT-BTNMT như sau:

Về cơ bản theo quy định thì Đất hiện tại được chia ra làm 03 loại: Đất nông nghiệp (Đất sử dụng cho các mục đích sản xuất nông nghiệp), Đất phi nông nghiệp (Đất sử dụng cho các mục đích không phải nông nghiệp), Đất chưa đưa vào sử dụng. Và các loại đất ấy được chia cụ thể theo bảng mã sau đây:

STT

Mục đích sử dụng đất ghi trên BĐĐC

Mục đích sử dụng đất

I

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

I.1

Đất sản xuất nông nghiệp

I.1.1

Đất trồng cây hàng năm

I.1.1.1

Đất trồng lúa

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

Đất trồng lúa nước còn lại

LUK

Đất trồng lúa nương

LUN

I.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

COC

I.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

Đất bằng trồng cây hàng năm khác

BHK

Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác

NHK

I.1.2

Đất trồng cây lâu năm

I.1.2.1

Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

LNC

I.1.2.2

Đất trồng cây ăn quả lâu năm

LNQ

I.1.2.3

Đất trồng cây lâu năm khác

LNK

I.2

Đất lâm nghiệp

I.2.1

Đất rừng sản xuất

I.2.1.1

Đất có rừng tự nhiên sản xuất

RSN

I.2.1.2

Đất có rừng trồng sản xuất

RST

I.2.1.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất

RSK

I.2.1.4

Đất trồng rừng sản xuất

RSM

I.2.2

Đất rừng phòng hộ

I.2.2.1

Đất có rừng tự nhiên phòng hộ

RPN

I.2.2.2

Đất có rừng trồng phòng hộ

RPT

I.2.2.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ

RPK

I.2.2.4

Đất trồng rừng phòng hộ

RPM

I.2.3

Đất rừng đặc dụng

I.2.3.1

Đất có rừng tự nhiên đặc dụng

RDN

I.2.3.2

Đất có rừng trồng đặc dụng

RDT

I.2.3.3

Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng

RDK

I.2.3.4

Đất trồng rừng đặc dụng

RDM

I.3

Đất nuôi trồng thủy sản

I.3.1

Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn

TSL

I.3.2

Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt

TSN

I.4

Đất làm muối

LMU

I.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

II

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

II.1

Đất ở

II.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

II.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

II.2

Đất chuyên dùng

II.2.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

II.2.1.1

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước

TSC

II.2.1.2

Đất trụ sở khác

TSK

II.2.1.3

Đất quốc phòng

CQP

II.2.1.4

Đất an ninh

CAN

II.2.2

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

II.2.2.1

Đất khu công nghiệp

SKK

II.2.2.2

Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh

SKC

II.2.2.3

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

II.2.2.4

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ

SKX

II.2.3

Đất có mục đích công cộng

II.2.3.1

Đất giao thông

DGT

II.2.3.2

Đất thủy lợi

DTL

II.2.3.3

Đất công trình năng lượng

DNL

II.2.3.4

Đất công trình bưu chính viễn thông

DBV

II.2.3.5

Đất cơ sở văn hóa

DVH

II.2.3.6

Đất cơ sở y tế

DYT

II.2.3.7

Đất cơ sở giáo dục – đào tạo

DGD

II.2.3.8

Đất cơ sở thể dục – thể thao

DTT

II.2.3.9

Đất cơ sở nghiên cứu khoa học

DKH

II.2.3.10

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

DXH

II.2.3.11

Đất chợ

DCH

II.2.3.12

Đất có di tích, danh thắng

DDT

II.2.3.13

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

II.3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

II.3.1

Đất tôn giáo

TON

II.3.2

Đất tín ngưỡng

TIN

II.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

II.5

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

II.5.1

Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối

SON

II.5.2

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

II.5

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

III

Đất chưa sử dụng

III.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

III.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

III.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

IV

Đất có mặt nước ven biển

IV.1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

IV.2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

IV.3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

2. Đất rừng sản xuất ký hiệu là gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Ký hiệu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp năm 2001 RTS là loại đất gì?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Bảng 11 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT quy định về ký hiệu đất thì hiện nay không có ký hiệu loại đất là RTS, trong các văn bản khác như Thông tư 24/2014/TT-BTNMT không có quy định về ký hiệu này. Chỉ có ký hiệu là RST, không biết bạn có viết nhầm hay không? Nếu là RST là đất rừng sản xuất.

Xem thêm: Ý nghĩa của các ký hiệu màu sắc trên bản đồ, bản vẽ quy hoạch

3. CNĐ là loại đất gì?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Em có sổ đỏ chuyển nhượng đất từ 1 người khác năm 2004, trong cột mục đích sử dụng ghi 700m2 là: HLĐB, DT còn lại ghi là: CNĐ. Cho em hỏi: CNĐ là loại mục đích sử dụng đất gì? Em tra trong bảng ký hiệu mục đích sử dụng đất thì không có loại này mà em nghe nói chỗ đất của em sắp bị quy hoạch nên em lo quá mong luật sư tư vấn giúp em với. Em cảm ơn nhiều.

Luật sư tư vấn:

Ký hiệu loại đất theo mục đích sử dụng đất được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 01 Thông tư 55/2013/TT-BTNMT

Như vậy, theo quy định trên thì không có kí hiệu CNĐ như bạn đã trình bày. Do đó, bạn nên đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để hỏi rõ về loại kí hiệu này.

4. ONT là loại đất gì?

ONT là đất ở tại nông thôn thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Đất ở tại nông thôn do hộ gia đình, cá nhân sử dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu đời sống, đất ao vườn trong cùng thửa đất thuộc dân cư nông thôn.

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn mà cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định hạn mức giao cho các hộ gia đình, cá nhân làm đất ở đồng thời diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở tại nông thôn.

Xem thêm: Ký hiệu ONT, ODT, LUC, LNK, DKV, BHK, TMD, DHT là loại đất gì?

Hiện nay, Nhà nước đang có chính sách tạo điều kiện cho người dân tại nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng các khu dân cư đã có sẵn, hạn chế trường hợp mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

5. ODT là loại đất gì?

ODT là đất ở tại đô thị thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Đất ở tại đô thị dùng để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng phục vụ cho nhu cầu đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư đô thị phù hợp với quy hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bố trí đất ở tại đô thị phải đảm bảo phù hợp đất sử dụng để xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quỹ đất địa phương để xác định hạn mức giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân để tự xây nhà ở nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Đồng thời quy định về diện tích tách thửa tối thiểu đối với đất ở.

Trong trường hợp muốn chuyển đổi đất ở tại đô thị sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh thì cần đáp ứng điều kiện như sau: phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị do cơ quan có thẩm quyền ban hành đồng thời chú ý đến yếu tố môi trường, trật tự, an toàn.

6. LUC là loại đất gì?

LUC là ký hiệu của đất chuyên trồng lúa nước thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất trồng lúa là đất có điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Vậy đất chuyên trồng lúa nước khác gì so với đất trồng lúa khác?

Xem thêm: Xác định loại đất để làm gì? Các căn cứ để xác định loại đất?

Theo quy định pháp luật hiện nay, có định nghĩa đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong một năm.

Đất trồng lúa khác gồm hai loại: đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

Điều kiện thiên nhiên ưu đãi cộng với đảm bảo lương thực cho người dân nên nhà nước rất quan tâm đến việc canh tác, phát triển cây lúa nước. Hàng năm, Nhà nước sẽ trích từ ngân sách để hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương bao gồm: chi phí đầu tư và chi phí thường xuyên. Ngoài ra, Nhà nước còn có mức hỗ trợ như sau:

– Đối với đất chuyên trồng lúa nước Nhà nước sẽ hộ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm;

– Đất chuyên trồng lúa nước cải tạo từ đất trồng lúa nước một vụ hoặc đất trồng cây khác theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa, Nhà nước hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha/năm.

Các địa phương sẽ sử dụng các khoản tiền thu và chi phí hỗ trợ để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa phù hợp với điều kiện địa phương với các nội dung như: lập quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính, cải tạo, nâng cao chất lượng của các vùng đất chuyên trồng lúa nước. Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nông nghiệp, trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi đất trồng lúa. Khai hoang, phục hóa đất chưa sử dụng thành đất chuyên trồng lúa nước. Hỗ trợ cho người nông dân về giống lúa, kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo.

Khi người dân có nhu cầu chuyển đất trồng lúa nước sang đất sử dụng mục đích phi nông nghiệp thì người có nhu cầu phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

7. LNK là loại đất gì?

LNK là đất trồng cây lâu năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Theo định nghĩa thì đất trồng cây lâu năm là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng trên một năm từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, kể cả cây có thời gian sinh trưởng như cây hàng năm nhưng cho thu hoạch trong nhiều năm như thanh long, chuối, dứa, nho,..bao gồm đất trồng cây công nghiệp lâu năm, đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác.

Đất trồng cây lâu năm khác là đất trồng cây lâu năm nhưng không phải đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây ăn quả lâu năm gồm chủ yếu là đất trồng cây lấy gỗ, lấy bóng mát, tạo cảnh quan không thuộc đất lâm nghiệp, đất vườn trồng xen lẫn nhiều loại cây lâu năm hoặc cây lâu năm xen lẫn cây hàng năm.

Theo quy định tại thông tư mới về bản đồ địa chính thì ký hiệu LNK: đất trồng cây lâu năm khác không còn được thể hiện trong bản ký hiệu đất thể hiện trên bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính.

8. DKV là loại đất gì?

DKV là ký hiệu của đất khu vui chơi, giải trí công cộng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Những khu vực thuộc đất DKV hoặc quy hoạch DKV thì nghiêm cấm hành vi xây dựng nhà ở và các công trình xây dựng. Nếu thực hiện thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

9. BHK là loại đất gì?

BHK là đất trồng cây hàng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Như đã nói ở trên, đất trồng lúa bao gồm: đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương.

Đất trồng cây hàng năm khác bao gồm: đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

10. TMD là loại đất gì?

TMD là đất thương mại, dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Theo quy định của pháp luật, đất thương mại, dịch vụ là đất được sử dụng nhằm mục đích xây dựng các cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hoặc xây dựng các công trình khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch vụ.

Hiện nay, thời hạn cho thuê đất, giao đất đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ là không quá 50 năm.

11. Căn cứ pháp luật để xác định loại đất

Tóm tắt câu hỏi:

Xin chào Luật sư. Xin Luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau: Gia đình tôi mua một mảnh đất trong khu dân cư nông thôn. Trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp từ năm 1993, mảnh đất nói trên được xác định là đất thổ cư (kí hiệu T). Tuy nhiên khi làm thủ tục sang tên thì cán bộ địa chính lại thông báo trong bản đồ 299 khu đất nói trên là đất trồng cây lâu năm và yêu cầu phải cấp lại Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất sang đất trồng cây lâu năm thì mới được làm thủ tục chuyển quyền. Vậy trường hợp này phải như thế nào thì đúng luật?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Điều 11 Luật đất đai 2013 quy định về việc căn cứ xác định loại đất như sau:

“Điều 11. Căn cứ để xác định loại đất

Việc xác định loại đất theo một trong các căn cứ sau đây:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở đã được cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại khoản 1 Điều này;

4. Đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì việc xác định loại đất thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Theo đó tại khoản 1 Điều 11 Luật đất đai 2013 quy định việc xác định loại đất căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp từ trước ngày 10 tháng 12 năm 2009. Theo thông tin bạn cung cấp thì mảnh đất mà bạn mua đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 1993 và trên đó xác định thửa đất này là đất thổ cư (ký hiệu T trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy theo Luật Đất đai 2013 thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp từ năm 1993 chính là căn cứ xác định loại đất của mảnh đất này.

Bản đồ 299 được lập ra dựa trên Chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 11 năm 1980 về “Công tác đo đạc, phân hàng và đăng ký ruộng đất trong cả nước” Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các ngành, các cấp tiến hành công tác đo đạc, lập bản đồ phân loại đất, phân hạng đất canh tác và đăng ký, thống kê tình hình sử dụng ruộng đất trong cả nước. Vì vậy, có thể thấy sự sai khác về loại đất này giữa hai loại giấy tờ này đã có từ khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1993.

Có thể thấy rằng hồ sơ địa chính bao gồm những loại giấy tờ giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý toàn bộ đất đai thuộc phạm vi quản lý, bao gồm cả đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các loại đất khác. Những nội dung quản lý đối với đất là rất rộng, trong đó có những thông tin quan trọng về kích thước, hình thể, vị trí- góc, cạnh, mặt tiếp giáp của thửa đất như bạn có nêu. Do đó, trong mối quan hệ với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì hồ sơ địa chính mang tính chất là “hồ sơ gốc”, tình trạng của thửa đất luôn phải được quản lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính cho dù người sử dụng chưa thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Bởi vậy, về nguyên tắc nội dung của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bao gồm diện tích, hình thể, phân loại của thửa đất cần được xác định một cách chính xác và phù hợp với những nội dung đã được ghi nhận trong hồ sơ địa chính. Do đó khi nội dung trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự khác biệt với hồ sơ địa chính thì phải áp dụng theo hồ sơ địa chính.

Theo đó, khi có sự sai lệch giữa hồ sơ địa chính với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà cụ thể trong trường hợp của gia đình bạn ở đây là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp sai mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước phải đính chính hoặc thu hồi giấy chứng đã cấp theo điểm d khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 về đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp quy định như sau:

“d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.”

Tìm hiểu thêm: Chủ thể của chứng thư số là gì? So sánh chứng thư số và chữ ký số

>>>>>Xem thêm: Mã EAN là gì, công dụng của mã EAN trong hoạt động sản xuất kinh doanh?

Luật sư tư vấn pháp luật về mã ký hiệu đất, xác định loại đất:1900.6568

Trình tự, thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không đúng mục đích theo quy định của Điều 87 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 56 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thực hiện như sau:

+ Trường hợp cơ quan điều tra, thanh tra có văn bản kết luận giấy chứng nhận đã cấp không đúng thì cơ quan có thẩm quyền xem xét kết luận thu hồi giấy chứng nhận

+ Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phát hiện giấy chứng nhận cấp không đúng thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do và quyết định thu hồi giấy chứng nhận

+ Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thì gửi kiến nghị bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kiểm tra, xem xét quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai

+ Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi

+ Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết việc thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Sau khi được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định thì gia đình bạn có thể làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *