Linh kiện điện tử là gì? Phân loại và ứng dụng phổ biến đời sống

Có mặt trong hầu hết hệ thống điện gia đình hoặc xí nghiệp sản xuất kinh doanh nhưng không phải ai cũng biết rõ khái niệm “Linh kiện điện tử là gì?”

  • Thiết bị điện tử là gì? Chúng cần thiết thế nào trong cuộc sống?
  • Việc làm sửa chữa điện tử: Muốn theo nghề thì phải ghi nhớ những gì?

Linh kiện điện tử là gì?

Các linh kiện điện tử là các phần tử rời rạc cơ bản có những tính năng xác định được dùng cho ghép nối thành mạch điện hay thiết bị điện tử.

Hiện nay trong bất kì hệ thống máy móc nào tại các xí nghiệp hay thậm chí trong hệ thống điện hộ gia đình ta cũng thấy sự có mặt của các linh kiện điện tử này. Linh kiện điện tử là yếu tố không thể thiếu trong các mạch điện hiện nay.

Phân loại linh kiện điện tử

Có rất nhiều tiêu chí khác nhau giúp ta có thể phân loại linh kiện điện tử, phổ biến nhất trong đó là phương thức phân loại dựa vào tác động tới tín hiệu điện, bỏ qua tác động đến dòng nguồn nuôi DC nếu không cần thiết như công suất lớn, tỏa nhiệt, gây nhiễu,…

Có thể chia thành 3 loại cơ bản như sau:

Linh kiện điện cơ

Có tác động điện liên kết với cơ học như thạch anh, công tắc:

  • Cầu chì, bảo vệ
  • Chuyển mạch, công tắc
  • Đầu nối
  • Phần tử gốm áp điện

Linh kiện bị động (thụ động)

Đây là loại linh kiện có 2 đầu kết nối (2-terminal component). Dù chúng cũng có thể làm tăng điện áp hoặc dòng điện bởi một máy biến áp hoặc mạch cộng hưởng nhưng lại không có khả năng phát năng lượng vào trong các mạch mà chúng được kết nối. Thậm chí chúng cũng không thể dựa vào một nguồn năng lượng trừ khi có nguồn sẵn khi kết nối với các mạch (AC).

  • Antenna
  • Transducer, cảm biến
  • Networks
  • Memristor
  • Cảm ứng từ điện
  • Tụ điện
  • Điện trở

Linh kiện chủ động

Loại linh kiện này dựa vào một nguồn năng lượng và thường có khả năng đưa điện vào một mạch điện.

  • Nguồn điện
  • Đèn điện tử chân không: đèn vi sóng, đèn quang điện, đèn nhân quang điện,…
  • Quang điện tử, hiển thị: Neon, CRT, màn hình plasma,…
  • Linh kiện bán dẫn: mạch tích hợp, Transistor, Diode (Điốt chỉnh lưu, điốt schottky, điốt Zener, điốt TVS, varicap, LED, laser, photodiode, DIAC,…)…

Một số linh kiện điện tử cơ bản được ứng dụng phổ biến

Điện trở

Điện trở là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm kết nối, chức năng dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện chạy trong mạch, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.

Điện trở công suất giúp tiêu tán một lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt năng trong các hệ thống phân phối điện, trong các bộ điều khiển động cơ. Các điện trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.

Tụ điện

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

Đèn LED

Đèn LED viết tắt từ cụm tiếng Anh Light-Emitting-Diode, là thiết bị chiếu sáng mang công nghệ LED. Các đi ốt phát quang này được chứa trong con chip bán dẫn, các điện tử trong chíp sẽ hoạt động khi có nguồn điện chạy qua lấp đầy chỗ trống sinh ra các bức xạ ánh sáng.

Transitor

Transistor hay tranzito là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, thường được sử dụng như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Transistor nằm trong khối đơn vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện tử hiện đại khác.

Cuộn cảm

Cuộn cảm là một loại linh kiện điện tử thụ động tạo từ một dây dẫn điện với vài vòng quấn, sinh ra từ trường khi có dòng điện chạy qua.

IC

Vi mạch, hay vi mạch tích hợp, hay mạch tích hợp là tập các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn và linh kiện điện tử thụ động được kết nối với nhau, để thực hiện được một chức năng xác định.

Với khái niệm “Linh kiện điện tử là gì?” cũng như các cách phân loại, ứng dụng phổ biến của nó, chúng ta có thể khẳng định vai trò không thể thiếu của linh kiện điện tử trong đời sống thường ngày.

► Xem ngay những thông tin tổng quan về nghề điện tử

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *