Lỗ dự kiến
Khái niệm
Lỗ dự kiến trong tiếng Anh là Haircut.
Lỗ dự kiến là phần trăm chênh lệch giữa giá trị của một tài sản so với số tiền mà người cho vay nhận ra giá trị đó là tài sản thế chấp. Có một sự khác biệt giữa các giá trị này bởi vì giá thị trường thay đổi theo thời gian, mà người cho vay cần phải đáp ứng.
Ví dụ: nếu một người cần khoản vay 10.000 USD và muốn sử dụng danh mục đầu tư 10.000 USD của họ làm tài sản thế chấp, ngân hàng có thể đánh giá danh mục đầu tư 10.000 USD chỉ có giá trị 5.000 USD trong tài sản thế chấp. Việc giảm 5.000 USD hoặc 50% giá trị tài sản, cho mục đích thế chấp, được gọi là lỗ dự kiến.
Đặc điểm của Lỗ dự kiến
Lỗ dự kiến đề cập đến giá trị thấp hơn thị trường của một tài sản đang được sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay. Lỗ dự kiến được biểu thị bằng tỉ lệ phần trăm đánh dấu giữa hai giá trị. Khi chúng được sử dụng làm tài sản thế chấp, tài sản thường bị mất giá, vì các bên cho vay được yêu cầu bổ sung giá trị tài sản trong trường hợp giá trị thị trường giảm.
Khi tài sản thế chấp được cam kết, mức độ lỗ dự kiến được xác định bởi mức độ rủi ro liên quan đến người cho vay. Những rủi ro này bao gồm bất kì biến số nào có thể ảnh hưởng đến giá trị của tài sản thế chấp trong trường hợp người cho vay phải bán tài sản bảo đảm do bên vay không thể thah toán được cho khoản vay. Các biến số có thể ảnh hưởng đến số tiền lỗ dự kiến bao gồm giá cả, biến động, chất lượng tín dụng của tổ chức phát hành tài sản (nếu có) và rủi ro thanh khoản của tài sản thế chấp.
Yếu tố quyết định Lỗ dự kiến
Nhìn chung, dự đoán giá và rủi ro liên quan thấp hơn dẫn đến lỗ dự kiến, vì người cho vay có mức độ chắc chắn cao rằng toàn bộ số tiền của khoản vay có thể được bảo hiểm nếu phải thanh lí tài sản thế chấp. Ví dụ, tín phiếu Kho bạc thường được sử dụng làm tài sản thế chấp cho các thỏa thuận vay qua đêm giữa các cơ quan chứng khoán chính phủ, được gọi là thỏa thuận mua lại (repos). Trong các thoả thuận này, lỗ dự kiến là không đáng kể do mức độ chắc chắn cao về giá trị, chất lượng tín dụng và tính thanh khoản của chứng khoán.
Chứng khoán có tính đặc trưng là biến động và không chắc chắn về giá có lỗ dự kiến lớn hơn khi được sử dụng làm tài sản thế chấp. Ví dụ, một nhà đầu tư tìm cách vay tiền từ một nhà môi giới bằng cách đăng kí vốn chủ sở hữu vào tài khoản kí quĩ làm tài sản thế chấp chỉ có thể vay 50% giá trị của tài khoản do thiếu khả năng dự đoán về giá. Như vậy tỉ lệ lỗ dự kiến là 50%.
Mặc dù tỉ lệ lỗ dự kiến 50% là tiêu chuẩn cho các tài khoản kí quĩ, lỗ dự kiến dựa trên rủi ro có thể tăng lên nếu chứng khoán kí gửi gây ra rủi ro thanh khoản hoặc biến động. Ví dụ, lỗ dự kiến trong danh mục đầu tư của các quĩ giao dịch trao đổi đòn bẩy (ETFs), có tính biến động cao, có thể lên tới 90%. Các cổ phiếu Penny, gây ra rủi ro về giá, biến động và thanh khoản tiềm năng, thường không thể được sử dụng làm tài sản thế chấp trong tài khoản kí quĩ.
(Theo Investopedia)