[note11]Ngày nay, khi xã hội ngày càng hiện đại, chúng ta dễ dàng bắt gặp rất nhiều tòa nhà cao tầng, các công trình nhà cửa được xây dựng. Tuy nhiên, các công trình này sẽ không được xây dựng một cách tùy tiện mà phải tuân thủ quy định về lộ giới để tránh vi phạm và bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Vậy lộ giới là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về khái niệm quan trọng này.[/note11]
Lộ giới và những khái niệm liên quan
Lộ giới là gì?
Lộ giới là chỉ điểm cuối chiều rộng của con đường tính từ tim đường sang hai bên ( vì còn khoảng lưu không từ mép đường đến điểm chỉ lộ giới ). Thường người ta cắm các cọc Lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng những công trình kiên cố trông phạm vi của các mốc lộ giới. Lộ giới có tên tiếng anh là World Highway còn được gọi với cái tên “chỉ giới đường đỏ”.
Bạn đang đọc: Lộ giới là gì? Cách xác định lộ giới mới nhất [Update 1h]
Chia sẻ hình ảnh lộ giới
Chỉ giới đèn đỏ được hiểu như thế nào? Khái niệm về cụm từ “chỉ giới đường đỏ” được hiểu là đường ranh giới được xác định trên bản đồ thể hiện quy hoạch và trên thực địa, khái niệm này dung để phân định ranh giới giữa phần đất được cho phép xây dựng công trình và phần đất được dành cho công trình về đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác dự theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng hiện hành.
Lộ giới và Chỉ giới đường đỏ
Thông thường, người ta sẽ cắm các cọc lộ giới 2 bên đường để cảnh báo người dân không được xây dựng những công trình kiên cố trong phạm vi của các mốc lộ giới theo quy định về lộ giới xây dựng tại điều 3 Luật Xây dựng 2014.
Những ngôi nhà được xây dựng trước khi công bố đường lộ giới được bồi thường 50%. Tuy nhiên nếu bán nhà trước thời điểm công bố lộ giới phần đất đó sẽ được bồi thường 100%.
Chiều rộng lộ giới là gì?
Chiều rộng lộ giới là khoảng cách từ tâm đến điểm cuối cùng của đường lộ giới. Khi xây dựng, chiều cao tối đa của công trình cũng được quy định phụ thuộc vào lộ giới. Chiều cao tối thiểu được quy hoạch để đồng bộ với khu dân cư. Ở đô thị, lộ giới được xác định là phần đất dành làm đường giao thông đô thị bao gồm toàn bộ lòng đường, lề đường, vỉa hè.
Chỉ giới xây dựng
Chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép thi công nhà, công trình trên đất đó. Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ, nếu công trình được phép thi công sát chỉ giới đường đỏ (ranh giới lô đất) hoặc lùi vào so với chỉ giới đường đỏ nếu công trình phải thi công lùi vào so với chỉ giới đường đỏ (do yêu cầu của quy hoạch).
Tìm hiểu thêm: Những Cách Thể Hiện Tiếc Nuối Trong Tiếng Anh Hay Nhất Bạn Nên Biết
Biểu đồ thể hiện chỉ giới xây dựng
Khi xây dựng công trình, không có bộ phận nào được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ nhưng sẽ có trường hợp được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng như sau:
-
Bậc thềm nhà.
-
Bậu cửa.
-
Mái đua.
-
Móng nhà.
-
Ban công không quá 1,4m….
Khoảng lùi công trình là gì?
Khoảng lùi là khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng. Khoảng lùi của công trình so với lộ giới hay chỉ giới xây dựng của công trình tùy thuộc việc tổ chức qui hoạch không gian kiến trúc.
Bảng xác định về khoảng lùi công trình
Cách xác định khoảng lùi công trình như sau:
Tuyến đường lộ giới dưới 19 mét:
-
Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 19m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
-
Trường hợp 2: Công trình cao từ 19-22m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
-
Trường hợp 3: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 4m.
-
Trường hợp 4: Công trình cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 19 đến 22 mét:
-
Trường hợp 1: Công trình xây dựng cao dưới 22m thì sẽ không phải cách mốc lộ giới.
-
Trường hợp 2: Công trình cao từ 22-25m thì phải cách mốc lộ giới 3m.
-
Trường hợp 3: Công trình cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Tuyến đường lộ giới từ 22 mét trở lên:
-
Trường hợp 1: Công trình thấp hơn 25m sẽ không phải cách mốc lộ giới.
-
Trường hợp 2: Công trinh cao từ 28m trở lên phải cách mốc lộ giới 6m.
Trong thực tế sẽ có những trường hợp lộ giới của tuyến đường hoặc chiều cao công trình lệch so với quy chuẩn trên. Khi đó, cơ quan chức năng sẽ xem xét và phụ thuộc vào diện tích của mảnh đất đăng ký xây dựng công trình để giải quyết.
Các quy chuẩn pháp luật về lộ giới
Hiểu được lộ giới là gì giúp bạn biết được rằng các quy chuẩn của lộ giới cần tuân thủ theo quy định của pháp luật.
- Ở nơi tập trung dân, thị trấn, huyện, xã: cứ 100m cắm 1 cột mốc giới lộ.
- Đương qua khu vực ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 500 mét đến 1000 mét.
- Ở nơi có địa hình hiểm chở chỉ cắm ở một số điểm sao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý được hành lang an toàn đường bộ.
Các cột mốc giới chỉ giúp tạo ra một hành lang cảnh báo người dân không được xây dựng công trình kiên cố nằm trong phạm vi các mốc giới chỉ. Nhờ đó giúp việc mua bán hay cấp quyền sử dụng đất sẽ diễn ra rõ ràng không vướng mắc quy định quy hoạch hay đền bù, tranh chấp, kiện tụng.
Nếu xây dựng bất động sản trên lộ giới thì biện pháp xử phạt như thế nào?
Nếu người dân cố tình xây nhà trên đất thuộc lộ giới thì sẽ như thế nào? Nếu bản vẽ xây dựng hoặc hiện trạng xây dựng vi phạm lộ giới đường thì cơ quan Nhà Nước sẽ không cấp giấy phép xây dựng cho những bản vẽ vi phạm lộ giới, nếu cố tình vi phạm, sẽ bị phạt và yêu cầu phả bỏ công trình trong phần lộ giới, cuối cùng là cưỡng chế phá dỡ. Mức phạt tối đa khi vi phạm lộ giới là 60 triệu đồng và được quy định cụ thể tại Khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017. Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị buộc phải phá dỡ công trình vi phạm, bị cưỡng chế phá dỡ, đồng thời nếu sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị xử phạt với mức từ 50.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng theo Khoản 8 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2017.
Cách xác định lộ giới của một lô đất
>>>>>Xem thêm: Top 5 nền tảng Thương Mại Điện Tử hàng đầu cho doanh nghiệp
Biểu đồ mô tả cách xác định lộ giới
-
Bước 1: Nhìn tổng quan khu đất chuẩn bị xây dựng, xác định các cột mốc lộ giới hay các biển báo liên quan đến lộ giới mà nhà nước cắm ở hai bên đường.
-
Bước 2: Từ vị trí của cột mốc lộ giới xác định lộ giới của tuyến đường tính từ tim đường sang hai bên.
-
Bước 3: Từ lộ giới đó chúng ta đi xác định khoảng lùi phù hợp với tuyến đường xây dựng và quy hoạch của cơ quan nhà nước.
-
Bước 4: Sau khi đã xác định được khoảng lùi của công trình ta sẽ được chỉ giới xây dựng, phần đất trong chỉ giới xây dựng sẽ là phần diện tích xây dựng công trình hợp pháp.
Lộ giới là khái niệm rất quan trọng cần chú ý đến khi tiến hành xây dựng bất cứ công trình nào. Bằng việc nắm rõ quy tắc lộ giới, việc mua bán hay cấp quyền sở hữu đất sẽ diễn ra một cách rõ ràng, không vướng mắc vào các quy định liên quan đến quy hoạch hay đền bù, dẫn đến tranh chấp kiện tụng không đáng có.