Lư hương là gì? Cách bày lư hương trên bàn thờ đúng cách?

Ngoài bát hương, mâm bồng, ngai chén, lọ hoa, đôi hạc…. thì lư hương sứ, gốm là vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, lư hương là gì luôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra, đặc biệt đối với những ai mới bắt đầu tìm hiểu về văn hóa thờ cúng của người Việt. Hãy cùng Xưởng Gốm Bát Tràng tìm hiểu chi tiết hơn về lư hương qua bài viết dưới đây.

Lư hương hay còn gọi là đỉnh thờ là vật phẩm thờ cúng dùng để đốt trầm hương, thường được trưng bày tại bàn thờ gia tiên, đình, đền, miếu…. Bên cạnh đó, tùy theo cách gọi của mỗi vùng miền sẽ có những định nghĩa riêng về vật phẩm này. Người miền Nam thường gọi chiếc đỉnh thờ là lư hương. Còn người miền Bắc nhận định lư hương có 2 loại: lư để đốt trầm lư hương xông trầm lư hương cắm nhang.

Xưa kia, chỉ có những thủ phủ vua chúa, quan lại, thương nhân giàu có, nhà phú hộ, địa chủ mới có lư hương bàn thờ để trưng trong nhà. Do vậy, vật phẩm mang ý biểu tượng cho sự vương giả, giàu sang, phú quý, có của ăn của để.

Lư hương (đỉnh thờ) được cấu tạo bởi 5 bộ phận:

Phần đế lư hương: Có mặt hình tròn với đường kính vừa đủ để chân trụ vững chắc trên đó. Bề mặt được trang trí bởi những họa tiết hoa văn khác nhau.

Chân đỉnh lư hương: Cấu tạo 3 chân gắn liền với bụng đỉnh tạo thể vững chắc khi trụ trên đế.

Thân đỉnh lư hương: Thiết kế hình bầu dục cân đối, bụng phình to ra, xung quanh bề mặt được chạm khắc hình ảnh Rồng hoặc đôi Song Long Chầu Nguyệt.

Nắp đỉnh lư hương: Có hình giống chiếc bát úp ngược, bên trên là hình ảnh nghê đứng uy nghiêm, vững chãi trên nắp đỉnh.

Tai mây: Hai chiếc tai mây được thiết kế đối xứng hai bên thân đỉnh.

Mỗi loại lư hương sẽ có những công dụng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng của gia chủ.

  • Lư hương đốt trầm: được dùng để đốt trầm hương giúp thanh lọc không khí. Sản phẩm có kích thước nhỏ và được đặt ở trên bàn thờ gia tiên. Lư hương xông trầm có thiết kế 3 chân trụ vững chắc, phần thân lớn, có hai tay mây và ở nắp có hình tượng Nghê đứng oai nghiêm.
  • Lư hương cắm nhang: thường thấy ở các đình, chùa, miếu, đền… có tác dụng y như một bát hương lớn. Sản phẩm thường không có nắp đậy và được thiết kế theo hình dáng đa dạng.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về, lễ rằm, mùng 1 hay những dịp đặc biệt, con cháu lại “dâng hương, dâng hoa” lên bàn thờ gia tiên để thể hiện lòng thành kính, ngưỡng vọng đến gia tiên. Việc đốt trầm hương trong lư hương nhang không chỉ có tác dụng thanh lọc không khí, giúp không gian thờ cúng thêm thanh tịnh mà đây còn là cách thể hiện tấm lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Theo quan niệm của người xưa, khói trầm còn có tác dụng hóa giải hung khí, tăng cường cát khí, tốt cho sự thăng tiến, công danh, tài lộc.

Lư hương trong văn hóa thờ cúng Việt

Bên cạnh đó, hình tượng con nghê đứng oai nghiêm trên nắp đỉnh còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Theo điển tích xưa, nghê là một trong những con vật giúp xua đuổi tà ma, bảo vệ nhà cửa, ngăn chặn quỷ dữ phá hoại làng xóm cực tốt. Do vậy, để lư hương bàn thờ như vật thiêng phù hộ độ trì cho gia chủ. Từ đó, những lời nguyện ước của con cháu về một cuộc sống bình an, gặp nhiều may mắn, tài lộc sẽ được ông bà tổ tiên nghe thấy và phù hộ độ trì.

Đối với miếu, đền, đình, chùa, hình ảnh chiếc lư hương được cắm đầy nhang với khói bay nghi ngút còn là nét đẹp văn hóa độc đáo thể hiện sự thanh cao, thoát tục, một nơi an yên mà ai cũng muốn đến.

Bàn thờ được xem là “trái tim” của một ngôi nhà, do vậy những món đồ thờ cần được sắp xếp ở vị trí chuẩn xác để vật phẩm phát huy hết linh lực. Lư hương thường được đặt ở chính giữa bàn thờ, phía sau bát hương. Đi kèm cùng vật phẩm là đôi Hạc Ngự Long Quy tạo nên bộ Tam Sự mang ý nghĩa tâm linh cao quý. Đặt lư hương đúng phong thủy sẽ đem đến nhiều điều tốt đẹp cho gia chủ, hỗ trợ đường công danh, tấn tài tấn lộc, vượng vận an khang.

Vị trí của lư hương trong không gian thờ

Cácmẫu lư hương hiện nay được chế tạo bởi nhiều chất liệu khác nhau như lư hương đồng, lư hương đá, lư hương gỗ,… Tuy nhiên, các vật phẩm bằng gốm sứ vẫn được ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn cả bởi vẻ đẹp tinh xảo, độ bền cao.

Từ xa xưa, ông bà ta đã sử dụng những món đồ gốm sứ làm vật phẩm thờ cúng như một nét đẹp văn hóa không thể thiếu. Cha truyền con nối, truyền thống đó vẫn được giữ gìn cho đến ngày nay. Trong đó, những mẫu lư hương gốm sứ được vẽ hoa văn tinh xảo, sang quý và rất dễ vệ sinh lau chùi.

Do vậy, rất thuận tiện trong việc thờ cúng hương hỏa, với những ưu điểm vượt trội lư hương gốm sứ Bát Tràng đang là vật phẩm được ưa chuộng nhất.

Những ưu điểm vượt trội của lư hương sứ Bát Tràng:

Thiết kế đẹp, sang trọng: Lư hương gốm sứ Bát Tràng được chế tác thủ công 100% với sự đa dạng về mẫu mã, màu men độc đáo với vẻ đẹp mang đậm dấu ấn thời gian. Vật phẩm toát lên vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, là sự lựa chọn của nhiều gia chủ.

Hoạt tiết hoa văn sắc nét: Hoa văn trên chiếc lư hương gốm sứ Bát Tràng được người nghệ nhân trau chuốt tỉ mỉ đến từng milimet. Họa tiết Rồng, Nghê được thể hiện một cách tài tình, khéo léo toát lên sự uy nghiêm của linh vật.

Độ bền cao: Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng không chỉ được đánh giá cao về thiết kế thẩm mỹ mà còn có chất lượng vượt trội. Do quá trình chế tác được kiểm định nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn làng nghề cho cốt gốm dày dặn, đảm bảo độ bền vượt trội.

Giá thành hợp lý: Các nghệ nhân Bát Tràng luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đem các sản phẩm gốm sứ đến tay khách hàng nhiều hơn. Với mức giá thành phù hợp với túi tiền của người Việt, lư hương gốm sứ luôn được yêu thích và lựa chọn nhiều hơn cả.

Họa tiết sắc nét của lư hương gốm sứ

+ Lư hương men lam

Men lam là dòng men xuất hiện đầu tiên trong lịch sử gốm sứ Bát Tràng, từ thế kỷ XIV. Lư hương men lam được nung ở nhiệt độ 1350 độ C tạo nên cốt gốm dày dặn và cầm chắc tay. Sản phẩm mang vẻ đẹp đậm dấu ấn thời gian với ước men trong, có độ sâu, độ bóng hoàn hảo và đều màu tạo nên điểm nhấn cho tuyệt tác.

+ Lư hương trầm men rạn

Sản phẩm là sự lựa chọn hoàn hảo cho những gia chủ yêu thích sự hoài cổ. Những đường vân rạn kết nối đều như tơ hiện lên một cách thanh thoát khiến người xem khó có thể rời mắt khỏi vẻ đẹp nghệ thuật ấy. Men rạn là dòng men “Cổ – Quý – Hiếm” thất truyền từ thế kỷ XVI nhưng được người nghệ nhân giỏi Bát Tràng phục chế thành công. Sản phẩm được đem đi nung ở nhiệt độ 1260 độ C theo quy trình kiểm định nghiêm ngặt của làng nghề cho chất lượng vượt trội.

+ Lư hương vẽ vàng 24k

Khoác lên mình lớp vẽ vàng sang quý, chiếclư hương bàn thờ gốm sứ là lựa chọn thể hiện sự đẳng cấp của gia chủ. Sản phẩm được nung lần 1 ở nhiệt độ 1350 độ C trong vòng 12 giờ. Sau đó tiếp tục được đem đi nung ở nhiệt độ 800 độ C để vàng bám chặt trên bề mặt sứ. Có như vậy mới tạo nên được một tuyệt tác hoàn mỹ nhất.

Lư hương, bộ đỉnh thờ cúng giá bao nhiêu? Mua ở đâu là tốt đang là câu hỏi của nhiều gia chủ. Xưởng Gốm Bát Tràng tự hào là trung cung cấp gốm sứ lớn nhất Hà Nội. Các sản phẩm đồ thờ gốm sứ của chúng tôi được chế tác thủ công mỹ nghệ bởi bàn tay người nghệ nhân giỏi làng nghề Bát Tràng. Mỗi sản phẩmlư hương cũng như đồ thờ khác không chỉ tinh xảo về hình thức mà còn có chất lượng vượt trội.

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng được tạo thành từ đất sét cao lanh Đông Triều. Đây là nơi thờ Đức Thánh Trần, hòa quyện cùng mạch nước thiêng Hồng Hà. Từ đó tạo ra cốt gốm dày dặn, lớp men có độ trong, độ sâu, độ sáng bóng đẹp và hài hòa về màu sắc.

Từng họa tiết trên chiếc lư hương hội tụ tất cả các nghệ thuật tạo hình hoa văn trên gốm gồm “Vuốt – Tiện – Vẽ – Đắp nổi và Khắc chìm – Phủ men”, là một tác phẩm nghệ thuật mang giá trị cao không gì đo đếm nổi.

Lư hương gốm sứ hiện nay đang là lựa chọn số 1 cho không gian phòng thờ của gia đình. Lựa mua sản phẩm này ở đâu, đơn vị nào uy tín và có tâm nhất thị trường đang là trăn trở của nhiều người. Để được tư vấn chi tiết về mẫu lư hương phù hợp với không gian, kích thước bàn thờ, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 093 139 1369.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *