Lý thuyết: Khái niệm về hệ điều hành

1. Khái niệm hệ điều hành (Operatin System)

Bạn đang đọc: Lý thuyết: Khái niệm về hệ điều hành

– Hệ điều hành là tập hợp các chương trình được tổ chức thành một hệ thống với nhiệm vụ:

+ Đảm bảo tương tác giữa người dùng với máy tính.

+ Cung cấp các phương tiện và dịch vụ để điều phối thực hiện chương trình.

+ Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của máy, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.

– Hệ điều hành là cầu nối giữa thiết bị với người dùng và giữa thiết bị với các chương trình thực hiện trên máy.

– Hệ điều hành cùng với các thiết bị kĩ thuật (máy tính và các thiết bị ngoại vi) tạo thành một hệ thống.

– Một số hệ điều hành phổ biến hiện nay đó là MS-DOS, Windows 98, Windows 2000, Win XR, …

2. Chức năng và các thành phần của hệ điều hành

a) Chức năng của hệ điều hành

– Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống, có thể thông qua hệ thống lệnh hoặc bảng chọn được điều khiển bởi chuột và bàn phím.

– Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó;

– Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy cập thông tin;

– Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để có thể khai thác chúng một cách thuận tiện và hiệu quả;

– Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ thống (làm việc với đĩa, truy cập mạng…).

b) Các thành phần của hệ điều hành

Để đảm bảo những chức năng trên, hệ điều hành cần có các chương trình tương ứng để:

– Cung cấp môi trường giao tiếp giữa người dùng và hệ thống: thông qua hệ thống câu lệnh được nhập từ bàn phím hoặc thông qua các đề xuất của hộ thống (bảng chọn, cửa sổ, biểu tượng đồ hoạ…) được điều khiển bằng bàn phím hoặc chuột.

– Quản lí tài nguyên, bao gồm phân phối và thu hồi tài nguyên.

– Tổ chức thông tin trên bộ nhớ ngoài nhằm lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông tin cho các chương trình khác xử lí (được gọi chung là hệ thống quản lí tệp),

Đa số các hệ điều hành phổ biến hiện nay có một số tiện ích liên quan đến mạng máy tính đó là các dịch vụ kết nối và làm việc với Internet, trao đổi thư tín điện tử…

3. Phân loại hệ điều hành

Hệ điều hành có ba loại chính sau:

a) Đơn nhiệm một người dùng

– Các chương trình phải được thực hiện lần lượt.

– Mỗi lần làm việc chỉ có một người được đăng kí vào hệ thống.

– Hệ điều hành loại này đơn giản và không đòi hỏi máy tính phải có bộ xử lí mạnh.

– Ví dụ: MS-DOS là một hệ điều hành đơn nhiệm một người dùng.

b) Đa nhiệm một người dùng

– Chỉ cho phép một người được đăng kí vào hệ thống nhưng có thể kích hoạt cho hệ thống thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

– Hệ điều hành loại này khá phức tạp và đòi hỏi máy phải có bộ xử lí đủ mạnh.

– Ví dụ: Windows 95 là hệ điều hành đa nhiệm một người dùng.

c) Đa nhiệm nhiều người dùng

– Cho phép nhiều người được đăng kí vào hệ thống, có thể thực hiện đồng thời nhiều chương trình.

– Hệ điều hành loại này rất phức tạp, đòi hỏi máy phải có bộ xử lí mạnh, bộ nhớ trong lớn và thiết bị ngoại vi phong phú.

– Ví dụ: Window’s XP là một hệ điều hành đa nhiệm nhiều người dùng.

Loigiaihay.com

>>>>>Xem thêm: What Does The Word Gung-Ho Really Mean? : Code Switch : NPR

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *